Yếu tố khách quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đề xuất biện pháp rèn luyện đạo đức nghề nghiệp cho thanh tra viên cơ quan thanh tra tỉnh kiên giang (Trang 64 - 71)

9. Cấu trúc của luận văn

1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác rèn luyện đạo đức nghề nghiệp cho

1.5.2. Yếu tố khách quan

- Sự tác động của sự nghiệp đổi mới đất nước và của nền kinh tế thị trường

Sau Đại hội Đảng lần thứ VI, Việt Nam thực hiện đổi mới tồn diện nền kinh tế, xã hội và chính trị. Chuyển đồi từ nền kinh tế tập trung, quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế thị trường có định hướng XHCN. Sự biến đổi nhanh chóng, phức tạp trên tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội, đặc biệt là trong lĩnh vực chính trị và cơng vụ vừa là nguồn lực nhưng cũng là sự tác động nhiều chiều, dẫn tới sự bỡ ngỡ, lúng túng trong xây dựng và thực hiện các chuẩn mực đạo đức trong thực thi công vụ của thanh tra viên.

Cơ chế thị trường khuyến khích các cá nhân phấn đấu, khẳng định và tạo lập cơ chế đãi ngộ xứng đáng với sự cống hiến. Tuy nhiên những mặt trái của nền kinh tế thị trường dễ làm cho con người sa ngã, bị biến chất đạo đức bất kỳ lúc nào, trong đó có bộ phận khơng nhỏ thanh tra viên. Trước kia trong nền kinh tế tập trung, bao cấp đề cao quá mức đời sống tinh thần, xem nhẹ vật chất (mà thực sự cũng khơng có đủ điều kiện cho một đời sống vật chất đầy đủ), nên khi chuyển sang cơ chế thị trường, sự coi trọng vật chất quá đà trở thành sùng bái sau một thời gian dài bị kìm nén, và điều hết sức quan trọng là trong một thời gian dài Việt Nam chưa xây dựng một nền tảng đạo đức cho xã hội, khi bước vào cơ chế thị trường khắc nghiệt, nhiều giá trị trước đây chúng ta tưởng sẽ bền vững nhưng khi va chạm với thực tế thì vỡ tan hoặc bộc lộ những yếu ớt, bất lực.

Một bộ phận xã hội trong đó có số ít thanh tra viên cho rằng cho rằng, trong điều kiện nền kinh tế thị trường cạnh tranh khốc liệt hiện nay mà cịn nói đến lý tưởng, niềm tin... thì thật xa vời và thiếu thực tế. Từ đó, họ chuyển sang lối sống thực dụng một cách triệt để, để bộc lộ những khía cạnh thấp hèn, vụ lợi, thậm chí là tàn nhẫn mà không hay.

- Hệ thống các quy định pháp luật về thanh tra và đạo đức nghề nghiệp của thanh tra viên

Đánh giá chung về hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động thanh tra có thể thấy rằng các quy định pháp luật về thanh tra được quy định tản mạn trong nhiều văn bản khác nhau, nhìn chung chưa hồn chỉnh và đồng bộ, nhiều quy định chồng chéo, trùng lặp hoặc còn thiếu những quy định cần thiết, thậm chí có những quy định đã lỗi thời, không phù hợp với thực tiễn cuộc sống nhưng chậm được sửa đổi, bổ sung.

Vấn đề đạo đức trong thực thi công vụ của thanh tra viên chưa được thể chế cụ thể vào văn bản quy phạm pháp luật mà chỉ được quy định rải rác ở nhiều văn bản quy phạm pháp luật như Luật cán bộ, cơng chức năm 2008, Luật phịng chống tham nhũng, Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí... Bộ quy tắc ứng xử của thanh tra viên hiện nay được thực hiện theo Quyết định số 1860/2007/QĐ-TTCP- TCCB[50] nên chưa thể hiện được những chuẩn mực về đạo đức đặc trưng của thanh tra viên cơ quan thanh tra cấp tỉnh. Đặc biệt Quyết định số 1860/2007/QĐ- TTCP-TCCB được ban hành năm 2007, hiện nay có nhiều quy định khơng cịn phù hợp với thực tiễn.

- Sự chỉ đạo của các cơ quan cấp trên về rèn luyện đạo đức nghề nghiệp thanh tra

Sự chỉ đạo, lãnh đạo Thanh tra Chính phủ, UBND tỉnh về chuẩn mực đạo đức trong thực thi công vụ của thanh tra viên bộc lộ sự bất cập, hạn chế. Phương thức lãnh đạo còn chậm được đổi mới trước những biến đổi nhanh chóng, đa dạng, phức tạp của đời sống xã hội trong nền kinh tế thị trường. Trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo về đạo đức trong thực thi cơng vụ cịn chưa lường hết tính phức tạp và những tác động của mặt trái kinh tế thị trường đối với chuẩn mực đạo đức của thanh tra viên cơ quan thanh tra cấp tỉnh. Chậm chỉ đạo xây dựng và ban hành hoặc sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật để tạo động lực tăng cường thực hiện chuẩn mực đạo đức trong thực thi cơng vụ của thanh tra viên.

Ngồi ra cịn do cơng tác quản lí thanh tra viên chưa tốt, chậm được đổi mới. Công tác quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ thanh tra viên chưa được coi trọng đúng mức, chưa thực hiện một cách đồng bộ và khoa học. Do đó khơng chủ động được nguồn kế thừa, thiếu nguồn bổ sung, làm cho lực lượng thanh tra viên đôi khi bị thiếu hụt.

Công tác kiểm tra, đánh giá về công tác cán bộ, công tác quy hoạch đào tạo đội ngũ thanh tra viên của các cấp ủy, của lãnh đạo Thanh tra tỉnh, các phịng chun mơn nghiệp vụ chưa thường xuyên, chưa có biện pháp khắc phục những yếu kém một cách có hiệu quả. Nhiều nơi còn vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc tập trung dân chủ trong công tác cán bộ. Việc xử lý những sai phạm, tiêu cực ở đội ngũ thanh tra viên còn chưa kịp thời và nghiêm minh, dẫn đến có vụ việc kéo dài làm cho tình hình phức tạp thêm.

- Chế độ đãi ngộ đối với thanh tra viên

Hiện nay chế độ lương và phụ cấp của cán bộ, công chức ngành thanh tra được thực hiện theo Thông tư liên tịch số 46/2012/TTL-BTC-TTCP[34], quy định chế độ bồi dưỡng đối với cán bộ, công chức làm công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; Thông tư liên tịch số 04/2009/TTLT- BNV-BTC ngày 24/12/2009[33], hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên nghề đối với cán bộ, công chức đã được xếp lương theo các ngạch hoặc chức danh chuyên ngành tịa án, kiểm sát, kiểm tốn, thanh tra, thi hành án dân sự và kiểm lâm theo hướng mở rộng đối tượng công chức trong ngành thanh tra cùng các văn bản khác nhưng cịn nhiều bất cập như về thời gian tính phụ cấp thâm niên nghề thanh tra, về đối tượng hưởng phụ cấp, về chế độ bồi dưỡng đối với thanh tra viên làm những công việc đặc thù. Những bất cập từ chế độ lương và phụ cấp dẫn đến thanh tra viên không thể “chuyên tâm” thực hiện nhiệm vụ cũng như thực hiện đúng các chuẩn mực đạo đức trong thực thi công vụ.

Đặc biệt hiện nay vấn đề tiền lương, tiền thưởng hay phụ cấp, môi trường làm việc đều được so sánh với khu vực tư nhân và sự chênh lệch giữa hai khu vực này cũng làm cho tư duy về giá trị công vụ, công chức thay đổi dẫn đến “chảy máu chất xám” từ khu vực nhà nước sang khu vực tư nhân.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 1 đã tổng quan tình hình nghiên cứu vấn đề trên thế giới và trong nước, đồng thời làm rõ các khái niệm cơ bản của đề tài: đạo đức, đạo đức nghề nghiệp, thanh tra và thanh tra viên, đạo đức nghề nghiệp thanh tra, rèn luyện đạo đức nghề nghiệp, rèn luyện đạo đức nghề nghiệp cho thanh tra viên, cơ quan thanh tra cấp tỉnh, rèn luyện đạo đức nghề nghiệp cho thanh tra viên cơ quan thanh tra cấp tỉnh.

Chương 1 cũng phân tích những vấn đề lí luận chung về đạo đức nghề nghiệp thanh tra và rèn luyện đạo đức nghề nghiệp cho thanh tra viên. Dựa trên các quy định của pháp luật, đã xác định những chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp đối với thanh tra viên. Đánh giá đạo đức nghề nghiệp của thanh tra viên là đánh giá việc thực hiện các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp, qua các tiêu chí cụ thể về mặt ý thức đạo đức nghề nghiệp, hành vi đạo đức nghề nghiệp và các quan hệ đạo đức nghề nghiệp.

Quá trình rèn luyện đạo đức nghề nghiệp cho thanh tra viên của các cơ quan thanh tra nói chung và cơ quan thanh tra cấp tỉnh nói riêng là q trình có tính hệ thống, bao gồm các thành tố: mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức và kết quả rèn luyện.

Quá trình rèn luyện đạo đức nghề nghiệp cho thanh tra viên chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khách quan và chủ quan bên trong và bên ngồi cơ quan thanh tra.

Các vấn đề lí luận được phân tích trong chương 1 là cơ sở lí luận để nghiên cứu, khảo sát, đánh giá thực trạng đạo đức nghề nghiệp và công tác rèn luyện đạo đức nghề nghiệp cho thanh tra viên cơ quan Thanh tra tỉnh Kiên Giang ở chương tiếp theo.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC RÈN LUYỆN ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CHO THANH TRA VIÊN CƠ QUAN

THANH TRA TỈNH KIÊN GIANG

2.1. Giới thiệu cơ quan thanh tra tỉnh Kiên Giang

Cơ quan thanh tra tỉnh Kiên Giang có chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức như sau [52]:

 Ngày thành lập: 10/9/1976.

 Địa chỉ: số 1192, đường Nguyễn Trung Trực, phường An Bình, thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang.

 Chức năng:

Đây là cơ quan chuyên mơn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang, có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lí nhà nước về cơng tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; tiến hành thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.

Thanh tra tỉnh có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lí về tổ chức, biên chế và cơng tác của Ủy ban nhân dân tỉnh mà trực tiếp là Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh; đồng thời chịu sự chỉ đạo về công tác, hướng dẫn về tổ chức, nghiệp vụ của Thanh tra Chính phủ.

 Nhiệm vụ và quyền hạn:

Thanh tra tỉnh thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật về thanh tra, khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng.

 Cơ cấu tổ chức và biên chế:

- Lãnh đạo Thanh tra tỉnh:

+ Lãnh đạo Thanh tra tỉnh gồm Chánh Thanh tra và 03 Phó Chánh Thanh tra.

+ Chánh Thanh tra tỉnh là người đứng đầu cơ quan Thanh tra tỉnh, chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Thanh tra tỉnh.

+ Phó Chánh Thanh tra tỉnh là người giúp Chánh Thanh tra, chịu trách nhiệm trước Chánh Thanh tra và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công; khi Chánh Thanh tra tỉnh vắng mặt, một Phó Chánh Thanh tra tỉnh được Chánh Thanh tra tỉnh ủy nhiệm điều hành các hoạt động của Thanh tra tỉnh.

Hình 2.1. Cơ cấu tổ chức cơ quan Thanh tra tỉnh Kiên Giang (Nguồn: thanhtra.kiengiang.gov.vn)

- Các phịng chun mơn, nghiệp vụ thuộc cơ quan Thanh tra tỉnh:

+ Văn phịng: có chức năng tham mưu giúp Chánh Thanh tra tỉnh về cơng tác tổng hợp, hành chính, văn thư, lưu trữ, tài chính, quản trị, phục vụ đảm bảo các hoạt động của cơ quan Thanh tra tỉnh, công tác tổ chức cán bộ, thi đua khen thưởng, pháp chế, tiếp dân.

+ Phòng Thanh tra Xét khiếu tố: Giúp Chánh Thanh tra tỉnh thực hiện quản lí nhà nước về cơng tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Xác minh, kết luận, kiến nghị việc giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền Chủ tịch UBND tỉnh, của Chánh Thanh tra tỉnh; tiếp dân; thanh tra trách nhiệm việc thực hiện Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo.

+ Phòng Thanh tra Kinh tế: Giúp Chánh Thanh tra tỉnh thực hiện quản lí nhà nước về cơng tác thanh tra; trực tiếp thực hiện các cuộc thanh tra trên lĩnh vực kinh tế.

+ Phịng Thanh tra Nội chính - Văn xã: Giúp Chánh Thanh tra tỉnh thực hiện quản lí nhà nước về cơng tác thanh tra; trực tiếp thực hiện các cuộc thanh tra trên lĩnh vực nội chính - văn xã.

+ Phịng Thanh tra Phòng, chống tham nhũng: Giúp Chánh Thanh tra tỉnh quản lí nhà nước về cơng tác phịng, chống tham nhũng; thanh tra việc thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng theo quy định.

+ Phòng Giám sát, kiểm tra và xử lý sau thanh tra: Giúp Chánh Thanh tra tỉnh giám sát, kiểm tra hoạt động đoàn thanh tra của Thanh tra tỉnh; thẩm định dự thảo kết luận thanh tra do đoàn thanh tra của Thanh tra tỉnh soạn thảo; theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra của Thanh tra tỉnh và của Chủ tịch UBND tỉnh.

- Biên chế:

+ Tổng số biên chế hiện có 40 cán bộ cơng chức, lao động hợp đồng 05 người.

+ Tổng số Thanh tra viên 36 người, gồm: ngạch thanh tra viên chính 06 người, ngạch thanh tra viên 30 người.

 Thành tích khen thưởng qua các thời kỳ:

- Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhất năm 2006

- Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhì năm 2001 - Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba năm 1997 - Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng Ba

- Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen năm 1994

- Thủ tướng Chính phủ tặng Cờ thi đua các năm: 2001, 2002, 2003, 2004 - UBND tỉnh Kiên Giang tặng Cờ đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua năm 1991, 1996

- UBND tỉnh tặng Cờ thi đua, vì có thành tích thi đua xuất sắc 10 năm (từ 1990 - 2000) năm 2000

- Thanh tra Nhà nước (nay là Thanh tra Chính phủ) tặng Cờ thi đua xuất sắc các năm: 1992, 1993, 1995, 1999, 2005, 2007, 2008, 2009.

- Cụm thi đua Thanh tra các tỉnh Tây Nam Bộ bầu là đơn vị dẫn đầu các năm: 2007, 2008, 2009.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đề xuất biện pháp rèn luyện đạo đức nghề nghiệp cho thanh tra viên cơ quan thanh tra tỉnh kiên giang (Trang 64 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)