Đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức nghề nghiệp cho thanhtra viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đề xuất biện pháp rèn luyện đạo đức nghề nghiệp cho thanh tra viên cơ quan thanh tra tỉnh kiên giang (Trang 62 - 63)

9. Cấu trúc của luận văn

1.4. Các vấn đề lí luận về rèn luyện đạo đức nghề nghiệp cho thanhtra viên

1.4.5. Đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức nghề nghiệp cho thanhtra viên

Đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức nghề nghiệp là q trình tiến hành có hệ thống bao gồm sự mơ tả định tính hay định lượng những kết quả rèn luyện đạo đức nghề nghiệp của thanh tra viên và so sánh với mục tiêu rèn luyện đã xác định.

Như vậy, đánh giá phải căn cứ vào mục tiêu rèn luyện, làm cơ sở cho những chủ trương, biện pháp và hành động cho quá trình rèn luyện tiếp theo. Cũng có thể nói rằng đánh giá là q trình thu thập, phân tích và giải thích thơng tin một cách hệ thống nhằm xác định mức độ đạt đến của mục tiêu rèn luyện đã đặt ra. Đánh giá có thể là đánh giá định lượng (dựa vào các con số) hoặc định tính (dựa vào các ý kiến và giá trị). Đánh giá kết quả rèn luyện cho phép xác định mục tiêu rèn luyện đặt ra có phù hợp hay khơng và xác định mức độ đạt được của mục tiêu rèn luyện và tiến trình thực hiện mục tiêu đó.

Đánh giá khơng có mục đích tự thân, đánh giá kết quả rèn luyện thực hiện cho nhiều mục đích khác nhau, cụ thể: đánh giá nhằm dự đoán, đánh giá nhằm kiểm tra, đánh giá nhằm chẩn đốn và đánh giá để thúc đẩy, kích thích.

Khi thực hiện việc đánh giá cần phải đảm bảo các nguyên tắc sau: - Tính khách quan: đảm bảo chính xác, cơng bằng trong đánh giá.

- Tính phân hóa: đảm bảo tính tồn diện và phát triển, đồng thời phải chú ý đến đặc điểm của từng đối tượng.

- Tính rõ ràng: đánh giá phải rõ ràng, vừa định lượng vừa định tính.

Đánh giá gồm một số hình thức cơ bản như: đánh giá sơ bộ, đánh giá tổng kết, đánh giá thường xuyên, đánh giá định kỳ…

Quy trình thực hiện đánh giá có liên quan đến đối tượng, khách thể, mục đích, nhiệm vụ, điều kiện, phương pháp và xử lý kết quả. Có nhiều quy trình đánh giá khác nhau, nhưng quy trình chung về đánh giá thường thơng qua các bước sau:

- Xác định mục đích, u cầu, nội dung, đối tượng và hình thức đánh giá. - Xây dựng chuẩn đánh giá.

- Xác định đối tượng, phạm vi đánh giá.

- Sử dụng phương pháp và phương tiện để thu thập thơng tin. - Tiến hành đánh giá.

- Phân tích kết quả, nhận xét, kết luận.

Trong phạm vi nghiên cứu, đề tài này sẽ chỉ tập trung khảo sát về nội dung,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đề xuất biện pháp rèn luyện đạo đức nghề nghiệp cho thanh tra viên cơ quan thanh tra tỉnh kiên giang (Trang 62 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)