9. Cấu trúc của luận văn
3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các biện pháp
3.4.2. Mức độ cần thiết của các biện pháp
Kết quả khảo sát đối với 30 thanh tra viên và cán bộ quản lí về mức độ cần thiết của các biện pháp rèn luyện đạo đức nghề nghiệp cho thanh tra viên cơ quan Thanh tra tỉnh Kiên Giang được trình bày trong Bảng 3.1:
Bảng 3.1: Mức độ cần thiết của các biện pháp rèn luyện ĐĐNN cho thanh tra viên cơ quan Thanh tra tỉnh Kiên Giang
TT
Các biện pháp rèn luyện đạo đức nghề nghiệp cho thanh tra viên
Mức độ cần thiết
ĐTB ĐLC XH
1 Chú trọng bồi dưỡng nhận thức cho thanh tra viên về tầm
quan trọng của công tác rèn luyện ĐĐNN thanh tra 3,87 0,43 1
2
Tăng cường sinh hoạt các nội dung liên quan đến rèn luyện hành vi ĐĐNN cho thanh tra viên (những việc thanh tra viên được làm và khơng được làm; việc thực hành phịng chống tham nhũng, tiết kiệm, chống lãng phí)
3,70 0,46 2
3
Tăng cường sinh hoạt các nội dung liên quan đến rèn luyện cách ứng xử cho thanh tra viên (với cấp trên, đồng nghiệp, đối tượng thanh tra, cơ quan thông tin, báo chí, cá nhân, tổ chức nước ngồi, nhân dân nơi cư trú và ứng xử nơi công cộng)
3,57 0,67 3
4
Sử dụng phối hợp các phương pháp rèn luyện ĐĐNN cho thanh tra viên (giảng giải, nêu gương, đàm thoại, luyện tập, khen thưởng, xử phạt)
3,37 0,80 5
5
Thực hiện phối hợp các hình thức rèn luyện ĐĐNN cho thanh tra viên (Tổ chức học tập, sinh hoạt, thảo luận về ĐĐNN; Tổ chức rèn luyện ĐĐNN thông qua thực tiễn các hoạt động thanh tra; Xây dựng cơ quan thanh tra thành môi trường lành mạnh để rèn luyện ĐĐNN; Ban hành những nội quy, quy chế trong cơ quan cũng như trong thực thi công vụ; Tổ chức phát động các phong trào thi đua), trong đó tăng cường thực hiện hình thức Tổ chức học tập, sinh hoạt, thảo luận thường xuyên trong thanh tra viên về ĐĐNN thanh tra
3,47 0,62 4
Số liệu từ Bảng 3.1 cho thấy cán bộ quản lí và thanh tra viên được khảo sát đều cho rằng các biện pháp rèn luyện đạo đức nghề nghiệp cho thanh tra viên cơ quan Thanh tra tỉnh Kiên Giang được đề xuất đều “Rất cần thiết”, cụ thể như sau:
- Biện pháp “Chú trọng bồi dưỡng nhận thức cho thanh tra viên về tầm quan trọng của công tác rèn luyện đạo đức nghề nghiệp thanh tra” được đánh giá với Điểm trung bình 3,87 và xếp hạng 1. Đều này thể hiện được tầm quan trọng của công tác rèn luyện đạo đức nghề nghiệp thanh tra, phù hợp với kết quả khảo sát về thực trạng nhận thức của thanh tra viên và cán bộ quản lí đã trình bày ở Chương 2.
- Biện pháp “Tăng cường sinh hoạt các nội dung liên quan đến rèn luyện hành vi đạo đức nghề nghiệp cho thanh tra viên (những việc thanh tra viên được làm và không được làm; việc thực hành phòng chống tham nhũng, tiết kiệm, chống lãng phí)” được đánh giá với Điểm trung bình 3,70 và xếp hạng 2.
- Biện pháp “Tăng cường sinh hoạt các nội dung liên quan đến rèn luyện cách ứng xử cho thanh tra viên” được đánh giá với Điểm trung bình 3,57, xếp hạng 3.
- Biện pháp “Thực hiện phối hợp các hình thức rèn luyện đạo đức nghề nghiệp cho thanh tra viên” được đánh giá với Điểm trung bình 3,47, xếp hạng 4.
- Biện pháp “Sử dụng phối hợp các phương pháp rèn luyện đạo đức nghề nghiệp cho thanh tra viên” được đánh giá với Điểm trung bình 3,37, xếp hạng 5.