Cơ sở lý luận về tiêu chuẩn năng lực nghề

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá mức độ đáp ứng năng lực nghề của lực lượng hậu cần kỹ thuật công an tỉnh kiên giang so với yêu cầu của ngành công an (Trang 45 - 49)

12. KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU

1.3. Cơ sở lý luận về tiêu chuẩn năng lực nghề

1.3.1. NLN nghiệp

Trên thực tế năng lực được hiểu nhiều nghĩa khác nhau, năng lực được hiểu như sự thành thạo, khả năng thực hiện của cá nhân đối với một công việc, năng lực bao gồm các kiến thức, kỹ năng cũng như quan điểm, thái độ mà cá nhân đó có thể hành động thành cơng trong một tình huống mới. Năng lực là khả năng sẵn sàng để giải quyết mọi tình huống xảy ra [17]

Cấu trúc của năng lực là sự kết hợp các thành phần như: Năng lực cá thể, năng lực chuyên môn, năng lực xã hội, năng lực phương pháp. Theo nguồn lý luận dạy học hiện đại - Benrnd Meier - Nguyễn Văn Cường các thành phần năng lực [10]

Năng lực chuyên môn Năng lực cá thể Năng lực phương pháp Năng lực xã hội

- Năng lực chuyên môn (Professioal competency): Khả năng thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn cũng như khả năng đánh giá kết quả chuyên môn môn độc lập, có phương pháp chính xác về mặt chun mơn, cũng như khả năng nhận thức và tâm lý vận động độc lập.

- Năng lực phương pháp (Methodical competency): Thực hiện hành động độc lập có kế hoạch, định hướng mục đích trong việc giải quyết các vấn đề và nhiệm vụ. Năng lực phương pháp là trung tâm của phương pháp nhận thức là những khả năng tiếp nhận, xử lý, đánh giá, truyền thụ và trình bài tri thức.

- Năng lực xã hội (Social competency: Là đạt được mục đích trong những tình huống giao tiếp ứng xử xã hội cũng như trong những nhiệm vụ khác nhau, trong sự phối hợp chặt chẽ với những thành viên khác.

- Năng lực cá thể (Individual competency): Khả năng xác định, đánh giá được những cơ hội phát triển cũng như giới hạn của cá nhân, phát triển năng khiếu, xây dựng và phát triển năng khiếu cá nhân, những quan điểm, những chuẩn mực đạo đức và động cơ chi phối các thái độ và hành vi ứng xử.

Năng lực được hiểu nhiều khía cạnh khác nhau nhưng mối liên hệ của năng lực là bao gồm những vấn đề cụ thể khi thực hiện một cơng việc nhất định nào đó, giả sử cơng việc đó đã thực hiện hồn thành nhưng đem lại hiệu quả khơng cao thì năng lực thực hiện cơng việc đó là chưa cao, nếu cơng việc thực hiện hồn thành tốt thì đánh giá năng lực làm việc tốt.

Như vậy năng lực được đánh giá theo nhiều kết quả khác nhau, thành quả thực hiện cơng việc đó như thế nào thì năng lực nó sẽ đi kèm với kết quả.

Năng lực chuyên môn bao gồm những cơng việc hết sức cụ thể, địi hỏi chúng ta cần có những khả năng sẵn sàng để giải quyết cơng tác chun mơn của mình, từ chun mơn trong lực lượng Hậu cần công an là một công việc chuyên sâu nhất định, nhằm đảm bảo phục vụ tốt cho nhu cầu công tác chiến đấu, năng lực chuyên môn trong công an

nhân dân là khả năng sẵn sàng đáp ứng cho nhu cầu công tác chiến đấu đối với lĩnh vực cơng tác của mình.

Những năng lực này tách rời nhau nhưng có mói quan hệ chặt chẽ với nhau, tạo ra một chuỗi năng lực đáp ứng cho nhu cầu trong cuộc sống.

1.3.2. Xây dựng năng lực nghề Hậu cần - Kỹ thuật Cơng an nhân dân

Việc hình thành và phát triển NLN dựa trên cơ sở lý luận, điều kiện và môi trường khác nhau, khả năng thực hiện một cách hiệu quả và gắn liền với trách nhiệm, giải quyết các nhiệm vụ, những vấn đề trong những tình huống thai đổi thuộc các lĩnh vực nghề nghiệp, đồng thời dựa trên cơ sở hiểu biết, kỹ năng, kỹ xảo và dựa vào những kinh nghiệm thực tiễn nhằm thực hiện một cách có hiệu quả, để làm được điều đó chúng ta cần phải có một cơ sở khoa học về nhận thức, mà điều đó xảy khi chúng ta trải qua một q trình nhận thức, trong đó được đề cập đến việc học tập, trong quá trình đào tạo nghề: Đối tượng là những học sinh, sinh viên đã được đào tạo ở các trường trung cấp, cao đẳng, đại học trong và kể cả những người đang làm việc thì việc bồi dưỡng và nâng cao NLN là một vấn đề hết sức quan trọng, tuy nhiên cần phải lựa chọn các phương pháp đào tạo phù hợp với từng vị trí cơng việc, trú trọng đến mặt tâm lý lứa tuổi, lượng kiến thức kể cả những kinh nghiệm mà họ đã có. Bên cạnh đó, việc đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực nghiệp vụ thì cần phải cụ thể, phù hợp với chức năng nhiệm vụ của ngành, đào tạo phục vụ có hiệu quả.

Lý thuyết hình thành NLN có nhiều lý thuyết đã được các nhà khoa học phát hiện ra và vận dụng trong thực tiễn theo nhiều khía cạnh khác nhau. Tuy nhiên việc lựa chọn lý thuyết và vận dụng vào trong lĩnh vực HC - KT là vấn đề hết sức cần thiết, tạo sự chuyển biến tích cực hơn về NLN ở lĩnh vực này. Trên thực tế NLN HC - KT là dựa vào tính thực tế và nhu cầu của xã hội, qua nhiều năm CT và tự rút ra và phát huy những điểm mạnh và khắc phục những điểm yếu, năng lực chuyên môn dựa trên một công việc cụ thể và trải qua quá trình làm việc để đánh giá kết quả của q trình đó.

Bên cạnh đó mơi trường thực tế làm việc nó gắn liền với yêu cầu, nhiệm vụ đòi hỏi con người phải có kiến thức và kinh nghiệm nhằm mục đích phục vụ cho công việc chun mơn, để có được kiến thức và kinh nghiệm thì chúng ta phải trải qua quá trình

học tập và tự nhận thức, quá trình học tập và nhận thức là quá trình lâu dài và được điều chỉnh sau cho nó phù hợp với yêu cầu của nhiệm vụ.

1.3.3. Hình thành tiêu chuẩn năng lực nghề Hậu cần - Kỹ thuật Bộ Công an * Cơ sở hình thành: * Cơ sở hình thành:

Đất nước ta đã qua những năm tháng chiến tranh, từ những công cụ thô sơ cho đến những công cụ hiện đại làm thất bại mọi âm mưu xăm lược của các thế lực thù địch, dần trở thành một dân tộc tự do chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, ngày nay đất nước chúng ta đang ổn định về chính trị, phát triển về kinh tế, văn hóa xã hội, đời sống người dân được nâng lên. Một đất nước có nhiều tài nguyên thiên nhiên đa dạng và có vị trí quan trọng trong giao thương trao đổi hàng hóa với các nước trên thế giới.

Bên cạnh đó cần trú trọng hơn nữa trong việc đảm bảo tình hình an ninh trật tự trong nước, ngăn chặn và phát hiện kịp thời mọi đối tượng lợi dụng cơ hội phạm tội và chống phá Đảng và Nhà nước, các thế lực thù địch họ muốn kìm hảm sự phát triển và đẩy lùi nền kinh tế gây bất ổn về chính trị. Trước tình hình đó Đảng và Nhà nước giao nhiệm vụ cho LL CA đảm bảo tình hình trật tự trong nước, bảo vệ Đảng, Nhà nước và quyền lợi hợp pháp của nhân dân, đảm bảo an ninh trật tự an toàn xã hội, phát hiện và ngăn chặn mọi loại tội phạm đảm bảo an ninh quốc gia. Vì vậy việc lựa chọn nghề đào tạo phải đạt những tiêu chuẩn nhất định nhằm phục vụ cho đất Nước. Trong đó CT HC - KT từng bước được nâng lên, đảm bảo CT tuyển dụng, đào tạo nghề cho đội ngũ cán bộ, đảm bảo cơ sơ vật chất, trang thiết bị VTKT và phương tiện nghiệp vụ hiện đại nhằm đáp ứng nhu cầu phục vụ CT chiến đấu lâu dài và hiệu quả.

HC - KT BCA là đơn vị trực tiếp tham mưu, đề xuất các giải pháp đào tạo nghề, đào tạo đội ngủ cán bộ chuyên sâu và đảm bảo sản xuất và trang bị cho CA an các đơn vị, địa phương, thống nhất từ trung ương đến địa phương trong CT điều động CBCS và trang bị đáp ứng cho nhu cầu phục vụ CT và chiến đấu trong mọi tình huống.

* Xây dựng tiêu chuẩn năng lực nghề:

Việc xây dựng và ban hành tiêu chuẩn NLN HC - KT BCA là công việc hết sức quan trọng và to lớn nhằm đảm bảo thế hậu phương và đảm bảo các điều kiện phục vụ cho nhu cầu CT chiến đấu bảo về trật tự an toàn xã hội.

Tăng cường CT đào tạo nghề cho đội ngũ CBCS và sau khi đào tạo thì có đủ kỹ năng nghề phục vụ cho CT chiến đấu.

CBCS sau khi được đào tạo định hướng cho việc phấn đấu nâng cao trình độ về kiến thức và kỹ năng của mình thơng qua việc được đào tạo và tích lũy những kinh nghiệm trong quá trình làm việc, phục vụ lâu dài trong CT HC - KT CAND.

Việc đơn vị sử dụng nhân sự cần bố trí cơng việc phù hợp nhằm phát huy khả năng tay nghề đã được đào tạo, đem lại hiệu quả trong CT.

Trường Đại học Hậu cần - kỹ thuật và các cơ sở đào tạo xây dựng chương trình, mục tiêu, kế hoạch tiếp cận và đào tạo nghề phù hợp với nhu cầu, đáp ứng điều kiện và phù hợp với tình hình xã hội hiện nay.

* Nguyên tắc xây dựng tiêu chuẩn năng lực nghề:

Bộ trưởng BCA ban hành tiêu chuẩn kỹ năng nghề.

Tiêu chuẩn kỹ năng nghề HC - KT được xây dựng theo bậc học của từng ngành, nghề khác nhau.

Tiêu chuẩn kỹ năng nghề HC - KT được xây dựng dựa trên nhu cầu thực tế, đảm bảo cho CT phục vụ sản xuất và chiến đấu trong toàn LL CAND.

Tiêu chuẩn kỹ năng nghề HC - KT xây dựng đáp ứng nhu cầu sử dụng CBCS, đáp ứng về số lượng cũng như trình độ CMNV, năng lực trong quá trình CT và thành thạo trong việc sử dụng các loại trang thiết bị VTKT…

Tiêu chuẩn kỹ năng nghề HC - KT được xây dựng dựa trên Luật Công an nhân dân, Thông tư, Nghị định, Quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của Phịng HC - KT thuộc Cơng an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

1.4. Tiêu chuẩn nghề Hậu cần - Kỹ thuật Bộ Công an

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá mức độ đáp ứng năng lực nghề của lực lượng hậu cần kỹ thuật công an tỉnh kiên giang so với yêu cầu của ngành công an (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(199 trang)