Sử dụng tư liệu, hiện vật tại bảo tàng Hùng Vương trong dạy học

Một phần của tài liệu Sử dụng tư liệu hiện vật tại bảo tàng hùng vương trong dạy học lịch sử việt nam (chương 2 lớp 6 nhà nước văn lang âu lạc) cho học sinh THCS thành phố việt trì, tỉnh phú thọ (Trang 78 - 84)

7. Cấu trúc của đề tài

2.4. Hình thức, biện pháp sử dụng tư liệu, hiện vật tại bảo tàng Hùng Vương

2.4.2. Sử dụng tư liệu, hiện vật tại bảo tàng Hùng Vương trong dạy học

khóa

Cùng với bài học nội khóa, bài học ngoại khóa là hoạt động cần thiết và quan trọng trong dạy học lịch sử. Hoạt động ngoại khóa sẽ góp phần quan trọng trong việc phát triển tồn diện, cũng như hình thành và phát triển năng lực của người học, đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thơng mới. Có nhiều hình thức hoạt động ngoại khóa trong dạy học lịch sử: đọc sách, trao đổi thảo luận, dạ hội lịch sử, tham quan, tổ chức triển lãm,… nhưng đối với đối tượng là HS THCS thành phố Việt Trì, tơi đi sâu vào khai thác ba hình thức sau:

2.4.2.1. Giáo viên đưa học sinh đi tham quan:

Tham quan là hình thức đã được sử dụng ở nhiều trường và đạt được hiệu quả cao. Hoạt động này có thể tổ chức vào đầu năm học, cuối học kì hoặc các ngày lễ lớn của dân tộc: 22/12, 30/4, 7/5, 10/3, … Việc đưa HS đi tham quan đòi hỏi người giáo viên phải nắm được quy định của buổi tham quan. Nếu giáo viên có ý định đưa HS đi tham quan thì ngay từ đầu năm học giáo viên phải đề xuất với nhà trường kế hoạch tham quan bảo tàng. Tiếp đó giáo viên liên hệ với bảo tàng trước, trình bày rõ ràng mục đích, yêu cầu của buổi tham quan để cùng có kế hoạch phối hợp tạo điều kiện cho buổi tham quan bảo tàng đạt kết quả cao. Đồng thời giáo viên cần nói rõ đặc điểm về đối tượng học sinh để người hướng dẫn có thể nắm bắt được đặc điểm, trình độ nhận thức, ý thức, tâm sinh lý học sinh. Giáo viên nên tham quan trước các tư liệu, hiện vật của

bảo tàng để từ đó xác định rõ những tư liệu, hiện vật cần tập chung tìm hiểu phù hợp với mục đích, yêu cầu của buổi tham quan.

Để buổi tham quan lịch sử đạt kết quả cao, giáo viên phải phổ biến rõ cho học sinh mục đích, yêu cầu của buổi tham quan và những quy định của bảo tàng. Đây là một trong những yếu tố đưa đến sự thành công của hoạt động tham quan. Bởi vậy nếu tổ chức khơng chặt chẽ giáo viên khó quản lý được học sinh, học sinh sẽ biến buổi tham quan thành một buổi đi chơi và không đạt được mục đích, yêu cầu đặt ra. Việc tham quan bảo tàng Hùng Vương thuộc khu di tích đền Hùng sẽ giúp các em thấy được tiến trình của lịch sử dân tộc thời kì nhà nước Văn Lang – Âu Lạc, từ đó thấy được cơng lao của các vua Hùng đối với xây dựng đất nước. Từ đó giáo dục các em lịng biết ơn, lịng thành kính đối với các vua Hùng, những người đã có cơng xây dựng và bảo vệ đất nước, lịng tự hào, tự tôn dân tộc và thấy được trách nhiệm của bản thân trong việc giữ gìn, xây dựng và bảo vệ tổ quốc, bảo vệ những thành quả ông cha ta gây dựng nên. Kết thúc buổi tham quan các phòng trưng bày các tư liệu, hiện vật giáo viên có thể liên hệ với bảo tàng cho các em xem phim tư liệu để củng cố kiến thức đã thu thập được từ buổi tham quan.

Sau khi tham quan giáo viên có thể cho học sinh viết báo cáo thu hoạch, kết quả tham quan của học sinh được đánh giá thông qua báo cáo thu hoạch.

2.4.2.2. Tổ chức triển lãm, báo tường học tập

Ngoài tham quan, việc khai thác sử dụng tư liệu, hiện vật tại bảo tàng Hùng Vương cịn có thể tổ chức nhân ngày lễ lớn của đất nước đó là ngày Giỗ Tổ Hùng Vương ngày 10/3 âm lịch.

Để khai thác và sử dụng tư liệu, hiện vật tại bảo tàng Hùng Vương đạt kết quả cao đòi hỏi người giáo viên phải xây dựng một kế hoạch cụ thể, có mục đích rõ ràng. Giáo viên có thể giao việc cho các em sưu tầm, tìm kiếm tư liệu, hiện vật theo chủ đề ví dụ như chủ đề Nhà nước đầu tiên của dân tộc. Giáo viên tổ chức cho học sinh sưu tầm, sử dụng tư liệu, hiện vật tại bảo tàng Hùng Vương để làm báo tường, báo tay triển lãm về nhà nước Văn Lang - Âu Lạc

Hoạt động này sẽ phát huy tính tích cực,chủ động, sáng tạo của học sinh, nâng cao hiểu biết lịch sử và gây hứng thú học tập cho học sinh.

Qua hoạt động này học sinh bước đầu làm quen với công việc nghiên cứu, sưu tầm tài liệu hiện vật. Đồng thời qua đó giáo dục cho các em tính chuyên cần, thái độ nghiêm túc trong học tập.

2.4.2.3. Tổ chức hoạt động trải nghiệm

Hoạt động trải nghiệm có vai trị quan trọng trong chương trình giáo dục phổ thơng mới, hoạt động này sẽ góp phần hình thành 5 phẩm chất và 10 năng lực cốt lõi ở HS. Với thời lượng khoảng hơn 100 tiết học/ năm học, trong từng môn học GV cần coi trọng việc tổ chức, hướng dẫn các HĐTN phù hợp với đặc trưng nội dung môn học và điều kiện dạy học.

Lịch sử là một mơn học có đặc trưng là tái hiện lại q khứ lịch sử của lồi người, cùng với các mơn học khác, mơn lịch sử góp phần hình thành và phát triển năng lực chủ yếu ở HS như: Nhận thức, tư duy lịch sử, nêu và giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, giao tiếp, sử dụng CNTT,…qua đó giáo dục HS có thái độ đúng đắn trong đời sống xã hội. Để đáp ứng những mục tiêu cùng với đó để tạo hứng thú cho HS khi học tập bộ môn lịch sử, việc xây dựng các HĐTN trong môn lịch sử là điều rất cần thiết.

Hiện nay theo chương trình giáo dục mới, SGK Lịch sử sẽ được biên soạn lại trong đó chủ đề nhà nước Văn Lang – Âu Lạc là một nội dung không thể thiếu trong chương trình LSVN. Vì vậy việc thiết kế HĐTN có sử dụng tư liệu, hiện vật trong chủ đề này sẽ góp phần giúp HS tự trải nghiệm được hồn cảnh, ngun nhân hình thành nhà nước đầu tiên của dân tộc ta – Nhà nước Văn Lang, Âu Lạc cũng như bức tranh toàn cảnh về đời sống vật chất tinh thần của người Việt buổi đầu dựng nước, qua đó giúp HS hình thành những kĩ năng, phẩm chất, trau dồi kiến thức. Qua HĐTN, HS sẽ nhớ lâu và sâu sắc hơn kiến thức, từ đó góp phần tạo nên hứng thú học tập mơn Lịch sử, nâng cao hiệu quả bài học lịch sử.

HĐTN là một nhiệm vụ học tập gắn với thực tiễn mà HS cần phải vận dụng vốn kinh nghiệm có sẵn để trải nghiệm, phân tích, khái qt hóa thành kiến thức của bản thân và vận dụng vào giải quyết vấn đề thực tiễn. Trong khi đó LS là những sự việc diễn ra trong quá khứ và không lặp lại, do vậy dạy học LS cần phải thông qua sự kiện của quá khứ, nghĩa là cần tổ chức cho HS trải nghiệm tái hiện quá khứ, giúp HS biết, hiểu, từ đó vận dụng kiến thức LS vào thực tế cuộc sống.

Trong quá trình tổ chức HĐTN sử dụng những tư liệu, hiện vật của bảo tàng trong DHLS cần đảm bảo cho HS chủ động tham gia vào tất cả các khâu của quá trình hoạt động, từ thiết kế, chuẩn bị, thực hiện và đánh giá kết quả phù hợp với đặc điểm và khả năng của các em.

HĐTN trong DHLS có thể tổ chức ở nhiều địa điểm khác nhau, được thực hiện trong giờ nội khóa trên lớp hoặc ngoại khóa ngồi giờ lên lớp, trong hoặc ngoài nhà trường như: Lớp học, nhà truyền thống, bảo tàng, khu di tích LS,…HĐTN được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như: Khám phá, tọa đàm, hội thảo lịch sử, câu lạc bộ LS, trình diễn (dạ hội LS, đóng vai,…)

Tiểu kết chương 2

Đổi mới giáo dục nói chung và đổi mới dạy học lịch sử nói riêng địi hỏi phải có sự thay đổi lớn về phương pháp dạy học lịch sử bởi học tập lịch sử là những kiến thức về hiện thực đã qua khơng tái diễn. Vì vậy trong quá trình giảng dạy, việc kết hợp chặt chẽ giữa lời giảng và đồ dùng trực quan, tư liệu, hiện vật, hình ảnh là điều vơ cùng quan trọng và cần thiết, chỉ có như vậy học sinh mới nhớ lâu và sâu kiến thức. Từ đó góp phần nâng cao nhận thức và hiểu biết của các em về lịch sử dân tộc.

Thực tiễn việc dạy học lịch sử ở các trường THCS thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ cho thấy chất lượng giáo dục bộ môn chưa cao, chưa đạt được yêu cầu đặt ra, có nhiều nguyên nhân trong đó yếu tố thiếu cơ sở vật chất phục vụ cho việc đổi mới phương pháp dạy học vẫn cịn khá phổ biến. Vì vậy việc áp dụng các phương pháp dạy học sử dụng tư liệu, hiện vật tại bảo tàng trong dạy học lịch sử sẽ góp phần khắc phục được tình trạng trên, bởi lẽ những tư liệu, hiện vật tại bảo tàng đó là những tư liệu, hiện vật gốc có giá trị nhận thức, giáo dục và phát triển quý giá đối với học sinh.

Tuy nhiên để sử dụng những tư liệu, hiện vật tại bảo tàng thực sự có hiệu quả đòi hỏi người giáo viên phải nắm vững những yêu cầu, các hình thức và phương pháp tiến hành. Đồng thời cũng phải biết khéo léo, nhuần nhuyễn, linh hoạt theo điều kiện của từng trường, từng loại bài, từng đối tượng học sinh làm sao đạt được hiệu quả tốt nhất và phải tuân thủ các nguyên tắc của lý luận dạy học bộ mơn: tính trực quan, phát triển năng lực nhận thức học sinh và đáp ứng được mục đích giáo dưỡng, giáo dục và phát triển bộ mơn.

Ngồi ra để đạt được hiệu quả cao, nhà trường cũng phải tạo điều kiện tốt nhất cho học sinh và giáo viên tham quan học tập, tổ chức các HĐTN tại bảo tàng đồng thời giành nguồn kinh phí nhất định, quỹ thời gian hợp lý để tổ chức cho học sinh có điều kiện tiếp cận với những tư liệu, hiện vật bảo tàng, tăng lượng giờ học, giờ HĐTN tại bảo tàng.

Hiệu quả của việc sử dụng tư liệu, hiện vật của bảo tàng trong dạy học lịch sử phụ thuộc hoàn toàn vào năng lực của giáo viên, phương pháp tiến hành và niềm say mê tận tâm tận lực với trị, có trình độ chun mơn lịch sử cao, có vốn hiểu biết văn hóa,…

Một phần của tài liệu Sử dụng tư liệu hiện vật tại bảo tàng hùng vương trong dạy học lịch sử việt nam (chương 2 lớp 6 nhà nước văn lang âu lạc) cho học sinh THCS thành phố việt trì, tỉnh phú thọ (Trang 78 - 84)