.Kết quả thực nghiệm sư phạm

Một phần của tài liệu Sử dụng tư liệu hiện vật tại bảo tàng hùng vương trong dạy học lịch sử việt nam (chương 2 lớp 6 nhà nước văn lang âu lạc) cho học sinh THCS thành phố việt trì, tỉnh phú thọ (Trang 103)

Tên trường Lớp Số HS Điểm Phổ thông CLC Hùng Vương 6A TN 32 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 0 0 0 1 3 5 7 10 6 0 6D ĐC 32 0 0 0 4 6 6 7 6 3 0 Bảng 3.2. Kết quả tính phần trăm Lớp Số HS Kết quả thực nghiệm

Giỏi Khá Trung bình Yếu

SL % SL % SL % SL %

6A

TN 32 6 18.75 17 53.125 8 25 1 3.125

6D

ĐC 32 3 9.375 13 40.625 12 37.5 4 12.5 Để so sánh độ chính xác chênh lệch giữa kết quả kiểm tra của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng, tơi tính giá trị (t) cho điểm số hai lớp theo công thức: t = Tổng số điểm : Số HS

Bảng 3.3. So sánh kết quả kiểm tra giữa lớp thực nghiệm và lớp đối chứng Lớp Tổng số điểm Tổng số HS Điểm trung bình Độ chênh lệch Thực nghiệm 232 32 7.25 0.85 Đối chứng 206 32 6.4

Kết quả thực nghiệm cho thấy sự chênh lệch giữa lớp thực nghiệm và lớp đối chứng như sau:

Điểm giỏi ở lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng là 9.375% Điểm khá ở lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng là 12.5%

Điểm trung bình ở lớp thực nghiệm thấp hơn lớp đối chứng là 12.5% Điểm yếu – kém ở lớp thực nghiệm thấp hơn lớp đối chứng là 9.375% Chất lượng dạy học ở lớp thực nghiệm luôn cao hơn lớp đối chứng, điều đó chứng tỏ học sinh ở lớp thực nghiệm đã nắm vững kiến thức hơn lớp đối chứng. Điểm chênh lệch trung bình giữa hai lớp là 0.85 điểm, điều này một lần nữa khẳng định giả thuyết đưa ra là đúng.

Đây là kết quả hoàn toàn trùng khớp với thực tiễn dạy học. Ở lớp thực nghiệm, giáo viên đã hướng dẫn, tổ chức cho HS lĩnh hội kiến thức thông qua việc vận dụng phương pháp tạo biểu tượng, thuyết trình, miêu tả, tường thuật về sự kiện, thời gian, không gian, hiện vật lịch sử giúp cho HS có thể tư duy trong độc lập nhận thức. Do vậy không khí học tập tại đây rất sơi nổi, các em tích cực làm việc, hăng hái phát biểu xây dựng bài nên tiếp thu nhanh và sâu sắc kiến thức. Ngược lại với lớp thực nghiệm là lớp đối chứng, học sinh ngoan ngoãn chăm chỉ nghe giảng, nhưng các em chỉ ghi chép, tham gia xây dựng bài một cách chiếu lệ, khơng khí lớp học trầm, các em khơng có nhiều hứng thú trong giờ học, dẫn đến hiệu quả bài học không được cao.

Như vậy vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học có sử dụng tư liệu, hiện vật nhằm phát huy tính tích cực chủ động trong nhận thức của HS trong giờ học lịch sử ở trường phổ thông là rất cần thiết.

Kết quả thực nghiệm chứng tỏ rằng vận dụng các phương pháp dạy học sử dụng tư liệu, hiện vật trong DHLS sẽ góp phần nâng cao hiệu quả bài học lịch sử, giúp học sinh hiểu sâu và nhớ lâu hơn kiến thức, tạo cho học sinh hứng thú học tập bộ mơn lịch sử và từ đó tạo nên hiệu quả của bài học lịch sử.

Tiểu kết chương 3

Như vậy chương 3 đã đi sâu vào cụ thể hóa việc vận dụng các phương pháp sử dụng tư liệu, hiện vật tại bảo tàng Hùng Vương trong dạy học lịch sử ở trường THCS. Vận dụng qua dạy học lịch sử Việt Nam chương 2 lớp 6: Thời đại dựng nước Văn Lang – Âu Lạc cụ thể là bài 10: Những chuyển biến trong đời sống kinh tế, tôi đã tiến hành thiết kế giáo án sử dụng phương pháp tạo biểu tượng. Sau đó tiến hành thực nghiệm sư phạm trên cơ sở có mục đích, có u cầu rõ ràng. Thơng qua q trình thực nghiệm sư phạm có thể nhận thấy tính hiệu quả và tính khả thi của việc vận dụng các phương pháp sử dụng tư liệu, hiện vật trong dạy học lịch sử ở trường THCS. Từ đó khẳng định tính cần thiết phải áp dụng rộng rãi các phương pháp để sử dụng tư liệu, hiện vật tại bảo tàng lịch sử trong dạy học lịch sử để phát huy tính tích cực, chủ động, độc lập sáng tạo của học sinh THCS.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Trong dạy học lịch sử Việt Nam ở trường THCS, vấn đề khai thác và sử dụng các loại tài liệu tham khảo trong đó có sử dụng tư liệu, hiện vật tại bảo tàng là rất cần thiết. Nguồn tư hiện, hiện vật tại bảo tàng rất phong phú, đa dạng. Nếu được khai thác và sử dụng hợp lý trong dạy học lịch sử dân tộc sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ mơn. Nguồn tư liệu, hiện vật tại bảo tàng cung cấp cho HS những hiểu biết sinh động, có hệ thống đồng thời bổ sung, cụ thể hóa lịch sử dân tộc, hiểu được mối quan hệ ràng buộc gắn bó sự tác động qua lại giữa tư liệu hiện vật tại bảo tàng và lịch sử dân tôc, giúp bài giảng trở nên gần gũi, dễ hiểu dễ nhớ và có sức hấp dẫn thuyết phục. Qua đó bồi dưỡng cho HS niềm tự hào về quá khứ hào hùng của cha ơng, giáo dục cho các em tình yêu quê hương đất nước. Đồng thời giúp các em nhận thức đầy đủ hơn ý thức trách nhiệm trong việc giữ gìn giá trị truyền thống, các tư liệu hiện vật quý báu ông cha ta để lại cho đời sau.

Việc xác định vai trò, ý nghĩa của việc sử dụng tư liệu hiện vật tại bảo tàng trong dạy học lịch sử dân tộc xuất phát từ yêu cầu của giáo dục nói chung và giáo dục lịch sử nói riêng, nhằm góp phần đào tạo thế hệ trẻ thành những con người có năng lực chun mơn, có ý thức và có năng lực thích ứng với mọi hồn cảnh. Sử dụng có hiệu quả nguồn tư liệu, hiện vật tại bảo tàng trong dạy học lịch sử Việt Nam sẽ góp phần phát triển năng lực nhận thức, rèn luyện kĩ năng tư duy và kĩ năng thực hành bộ môn cho HS, đáp ứng được yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học, đặc biệt là dạy học theo hướng tích cực, chủ động.

Muốn nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử dân tộc, trước hết giáo viên phải nắm vững hệ thống cơ sở lý luận phương pháp dạy học bộ mơn, trong đó việc nâng cao nhận thức và sử dụng tư liệu hiện tại bảo tàng cùng với các loại tài liệu tham khảo khác là một cách hợp lý và có hiệu quả. Từ kết quả điều tra thực tế tình hình sử dụng tư liệu, hiện vật trong dạy học lịch sử ở các trường THCS thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ hiện nay và thực tiễn việc dạy học sử dụng tư liệu, hiện vật tại bảo tàng Hùng Vương trong dạy học lịch sử Việt Nam,

chương 2 lớp 6, thời đại dựng nước Văn Lang – Âu Lạc tại trường Phổ thông CLC Hùng Vương, tôi thấy rằng việc vận dụng linh hoạt những phương pháp dạy học sử dụng những tư liệu, hiện vật ở bảo tàng trong dạy học thực sự đem lại những hiệu quả cao, làm cho học sinh có hứng thú trong học tập bộ mơn lịch sử, giúp các em phát triển khả năng tư suy độc lập, sáng tạo trong nhận thức, từ đó nâng cao hiệu quả bài học lịch sử, góp phần nâng cao chất lượng dạy – học bộ mơn nói riêng và nâng cao chất lượng GD – ĐT nói chung. Vì vậy tơi khẳng định việc sử dụng các nguồn tư liệu này là rất cần thiết trong dạy học lịch sử dân tộc.

Để xác định nguồn tư liệu phục vụ tốt nhất cho việc dạy học lịch sử thì phải bám vào SGK, xác định hệ thống kiến thức cơ bản mà HS cần nắm được, từ đó sưu tầm tư liệu hiện vật tại bảo tàng một cách thích hợp. Như vậy phải xác định được mối quan hệ, tác động qua lại giữa tư liệu hiện vật tại bảo tàng với lịch sử dân tộc. Khi sưu tầm và lựa chọn tài liệu phải trả lời được các câu hỏi “Mục đích sử dụng?”, “sử dụng cho đơn vị kiến thức nào?”, “sử dụng cho đơn vị kiến thức nào?” , “sử dụng như thế nào?”,… Đây là cách làm một mặt thể hiện tính khoa học, mặt khác thể hiện ý thức trách nhiệm của GV trong quá trình giảng dạy.

Trong quá trình tiến hành dạy học lịch sử dân tộc, cần khắc phục việc biến giờ học lịch sử thành giờ học về các tư liệu hiện vật khảo cổ. Khi sử dụng cần xem xét đây là một nguồn nhận thức, hỗ trợ cho việc dạy học lịch sử. Trong sử dụng tư liệu, hiện vật tại bảo tàng GV có thể hướng dẫn cho HS đọc, tường thuật, miêu tả, tạo biểu tượng, thảo luận, nêu vấn đề,… nhằm tạo hứng thú học tập. Mỗi biện pháp sư phạm đều có ưu thế cũng như nhược điểm riêng, khơng có biện pháp, phương pháp dạy học nào là vạn năng. Vì vậy khi sử dụng tư liệu, hiện vật tại bảo tàng trong dạy học lịch sử dân tộc, GV phải có thời gian chuẩn bị, xác định mục đích nội dung bài học, lựa chọn nguồn tư liệu đúng đắn linh hoạt. Mặt khác để phát huy tính tích cực nhận thức của HS, GV phải tổ chức, thu hút HS vào nhiệm vụ giờ học, tự mình phát hiện, giải quyết vấn đề trong sự hợp tác, hỗ trợ của tập thể lớp dưới sự hướng dẫn của GV.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đào Duy Anh (2010) “Đất nước Việt Nam qua các đời” NXB Văn hóa thơng tin Hà Nội)

2. Nguyễn Văn Âu(2008), Một số vấn đề về địa danh Việt Nam, NXB ĐHQG Hà Nội

3. Đinh Ngọc Bảo (Chủ biên) – Nguyễn Thị Bích – Lê Thị Thu (2012), Dạy

học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng môn lịch sử 6, NXB ĐHSP

4. Báo an ninh thủ đô, số ra ngày 02/06/2014

5. Hoa Bằng (1969), Về Hùng Vương và xã hội Hùng Vương, tạp chí khảo cổ học số 2/ 1976

6. Nguyễn Đổng Chi(1972), Tính chất xã hội thời kì Hùng Vương, Hùng Vương (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

dựng nước, tập 2, NXB Khoa học xã hội Hà Nội

7. Nguyễn Thị Côi(2006), Con đường, biện pháp nâng cao hiệu quả bài học lịch sử ở trường phổ thông, NXB ĐHSP

8. Nguyễn Thị Cơi(2007), Giáo trình các hình thức tổ chức dạy học lịch sử ở

trường THCS, tập 2, NXB ĐHSP

9. Nguyễn Thị Cơi(2008), Hướng dẫn sử dụng kênh hình trong SGK lịch sử THCS( phần lịch sử Việt Nam), NXB Giáo dục

10. Nguyễn Thị Côi(2011), Rèn luyện kĩ năng nghiệp vụ sư phạm môn lịch sử, NXB ĐHSP

11. Nguyễn Thị Cơi( 2008), Tìm hiểu lịch sử Việt Nam hỏi đáp tập 2, NXB

ĐHSP

12. Hồ Ngọc Đại, Bài học là gì? NXB Giáo dục Hà Nội 1885

13. Bộ GD&ĐT (2009) SGK lịch sử 6, NXB Giáo Dục. 31. Nguyễn Văn

Âu(2008), Một số vấn đề về địa danh Việt Nam, NXB ĐHQG Hà Nội

14. Bảo tàng với sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, NXB Hà Nội 1998

15. Hội giáo dục lịch sử Việt Nam, Thuật ngữ khái niệm lịch sử phổ thông,

16. NG. Đalri (1978) Chuẩn bị giờ học lịch sử như thế nào? , NXB Giáo dục Hà Nội

17. Tạp chí giáo dục, số đặc biệt, kì 1 tháng 10/2017, NXB Giáo dục 18. I. Lec- ne , Dạy học nêu vấn đề, NXB Giáo dục Hà Nội 1977

19. I.F. Khar- la- mop, Phát huy tính tích cực của học sinh như thế nào? Tập II, NXB Giáo dục Hà Nội 1979

20. Các bảo tàng Quốc gia Việt Nam, NXB Văn hóa thơng tin Hà Nội 1990 21. Cơng trình nghiên cứu của bảo tàng dân tộc học Việt Nam , NXB Khoa học xã hội, Hà Nội 1990

22. Luật di sản văn hóa và văn bản hướng dẫn thi hành

23. Phan Huy Lê và Chử Văn Tần (1974),” Hùng Vương dựng nước” , tập 4, NXB Khoa học xã hội Hà Nội

24. Phan Ngọc Liên, Vài suy nghĩ về quan hệ giữa nghiên cứu lịch sử với giảng

dạy lịch sử , Tạp chí nghiên cứu lịch sử, số 2- 1986

25. Hồ Chí Minh, Bàn về Giáo dục, NXB Sự thật 1990

26. Hà Thế Ngữ- Đặng Vũ Hoạt (1987), Giáo dục học tập 1, NXB Giáo dục 27. UBND tỉnh Phú Thọ(2005) Báo cáo sơ bộ cuộc khai quật tại địa điểm khảo

cổ học Làng Cả năm 2005

28. Tâm lý học sư phạm và tâm lý học lứa tuổi, NXB ĐHQG Hà Nội 2001 29. Nguyễn Trang Phương(2010), Danh nhân đất Việt, NXB Văn học.

30. Hội đồng quốc gia (2002) Từ điển bách khoa toàn thư, NXB Từ điển bách khoa

31. Nguyễn Anh Tuấn, Trống đồng đất Tổ, Sở Văn hóa Thơng tin và Thể thao Phú Thọ(2001)

32. Nguyễn Anh Tuấn, Đi tìm dấu tích kinh đơ Văn Lang , Sở Văn hóa thơng tin Phú Thọ xuất bản (2007)

33. Nguyễn Khắc Xương(1971), “ Truyền thuyết Hùng Vương”, Vĩnh Phú 34. Việt sử học(1970),” Hùng Vương dựng nước”(4 tập), NXB Khoa học xã hội Hà Nội

35. Sở Văn hóa thơng tin tỉnh Phú Thọ (1986), Địa chí tỉnh Vĩnh Phú: Văn hóa (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

dân gian vùng đất Tổ, sở Văn hóa Thơng tin tỉnh Phú thọ

PHỤ LỤC 1

HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM TRONG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ THỜI ĐẠI DỰNG NƯỚC VĂN LANG – ÂU LẠC I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức:

Biết được hoàn cảnh, nguyên nhân ra đời và thành tựu tiêu biểu trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội của nhà nước Văn Lang – Âu Lạc.

2. Về phẩm chất:

Hình thành và trau dồi truyền thống yêu nước, niềm tự hào dân tộc, tinh thần làm việc theo nhóm chăm chỉ, có trách nhiệm với nhiệm vụ được giao

Xác định được trách nhiệm của bản thân đối với quê hương đất nước thông qua việc tham gia HĐTN

3. Về năng lực:

Năng lực chung: Rèn luyện năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, năng lực ngôn ngữ,…

Năng lực chuyên biệt: Năng lực giải quyết vấn đề LS, thuyết trình và kể chuyện LS về thành tựu của cư dân Văn Lang – Âu Lạc

Bên cạnh đó rèn luyện các năng khiếu khác như hát, múa, đóng kịch,…

II. THIẾT KẾ HĐTN SỬ DỤNG TƯ LIỆU, HIỆN VẬT TRONG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ NHÀ NƯỚC VĂN LANG – ÂU LẠC TRONG GIỜ HỌC NỘI KHÓA TRÊN LỚP

1. Tên hoạt động, thời gian, hình thức hoạt động

Tên HĐTN: Thi thuyết trình Lịch sử bằng tranh ảnh, tư liệu hiện vật của Bảo tàng Hùng Vương “Tìm về cội nguồn Văn Lang – Âu Lạc”

Thời gian thực hiện: 1 tuần sau khi dạy học bài 15: Nước Âu Lạc (tiếp theo). Có thể sử dụng hoạt động này thay cho Bài 16, Ôn tập chương I và chương II.

Hình thức hoạt động: Làm việc theo nhóm, mỗi nhóm khoảng 10 - 15 HS

Nhóm 1: Thuyết trình về nhà nước Văn Lang Nhóm 2: Thuyết trình về nhà nước Âu Lạc

2. Chuẩn bị

Giáo viên: SGK, SGV, máy tính có kết nối máy chiếu, internet, tranh ảnh, tư liệu hiện vật sưu tầm được tại bảo tàng Hùng Vương có liên quan đến HĐTN

HS: Sưu tầm tranh ảnh, tư liệu hiện vật của bảo tàng Hùng Vương liên quan đến bài thuyết trình, nội dung bài thuyết trình

3. Cách tiến hành

a. Hoạt động 1: Tìm thơng tin

Tìm kiếm thơng tin (làm ở nhà) do thời gian trên lớp có hạn vì vậy các nhóm họp, phân cơng và tổ chức tìm kiếm thơng tin. Nhóm trưởng phân cơng cơng việc cho các thành viên trong nhóm:

Tìm kiếm thơng tin trong SGK: Cá nhân đọc các bài chương II (bài 10 đến bài 15) SGK Lịch sử 6

Tìm kiếm thơng tin trên mạng Internet theo các cụm từ khóa như “nước Văn Lang”, “nước Âu Lạc”, “Vua Hùng”, “An Dương Vương”, “tư liệu, hiện vật trưng bày tại bảo tàng Hùng Vương, Phú Thọ”…lưu các thơng tin tìm kiếm được vào file máy tính.

Tìm kiếm thơng tin từ bảo tàng Hùng Vương (Khu di tích Đền Hùng) qua mạng Internet hoặc hỏi phụ huynh, giáo viên hướng dẫn,…

b. Hoạt động 2: Xử lý thông tin

Hoạt động này học sinh cũng làm ở nhà. Nhóm trưởng yêu cầu các thành viên trình bày các kết quả đã tìm kiếm được, cả nhóm thống nhất lựa chọn những thơng tin tiêu biểu, chính xác nhất để thiết kế bài thuyết trình. Sau khi thống nhất những thông tin đã chọn, các thành viên phối hợp để thuyết trình

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Sử dụng tư liệu hiện vật tại bảo tàng hùng vương trong dạy học lịch sử việt nam (chương 2 lớp 6 nhà nước văn lang âu lạc) cho học sinh THCS thành phố việt trì, tỉnh phú thọ (Trang 103)