7. Cấu trúc của đề tài
2.3. Một số yêu cầu khi sử dụng tư liệu, hiện vật tại trong dạy học lịch sử
2.3.1. Công tác chuẩn bị của giáo viên phải chu đáo, cụ thể
Hiệu quả khi cho học sinh tham quan hay học tập tại bảo tàng phụ thuộc không nhỏ vào công tác chuẩn bị, tổ chức của giáo viên. Giáo viên phải xây dựng kế hoạch cụ thể, có mục đích u cầu rõ ràng cho từng cơng việc, từng bước tiến hành. Thêm vào đó, giáo viên phải tính đến những điều kiện cụ thể liên quan đến việc tổ chức cho học sinh tham quan học tập tại bảo tàng cho phù hợp với mục đích đề ra lại ít tốn kém và có hiệu quả. Nếu nhà trường hay Đoàn Đội tổ chức cho học sinh tham quan bảo tàng thì yêu cầu và nội dung sẽ mang tính tổng hợp nhằm giáo dục cho học sinh tinh thần sáng tạo trong lao động, lịng tự hào tự tơn dân tơc, tinh thần u nước, giữ gìn những tinh hoa văn hóa
của dân tộc, giữ gìn và bảo vệ những thành quả ơng cha ta đã xây dựng. Đây cũng là dịp để học sinh mở mang kiến thức lịch sử, kết hợp với vui chơi giải trí lành mạnh tạo nên hứng thú học tập cho học sinh. Khi tổ chức cho học sinh tham quan hay học tập lịch sử tại bảo tàng, ngồi u cầu của bài giáo viên phải tính đến mục đích giáo dục phù hợp với yêu cầu giáo dục tư tưởng chung.Còn nếu khai thác các tư liệu ở bảo tàng phục vụ cho bài giảng ở trường thì giáo viên phải biết chọn lựa và sử dụng hợp lý các tư liệu, hiện vật
Việc tuân thủ các yêu cầu sư phạm là yêu cầu không thể thiếu trong việc tổ chức tham quan và học tập tại bảo tàng.
2.3.2. Phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh THCS
Đối với học sinh THCS nhất là đối tượng học sinh lớp 6, do trình độ nhận thức của các em có hạn, chưa đạt đến bước phát triển cao về khả năng tư duy độc lập như học sinh lớp 9 hay học sinh cấp 3, vì vậy việc tham quan học tập tại bảo tàng khơng đi sâu tìm hiểu bản chất của tư liệu, hiện vật, hình ảnh trưng bày. Mục đích chủ yếu là làm cho các em nẵm vững kiến thức cơ bản qua việc được tìm hiểu, giới thiệu về hình thức bên ngồi của các tư liệu, hiện vật. Việc hướng dẫn cho học sinh THCS đặc biệt là học sinh lớp 6 tham quan học tập tại bảo tàng nhằm tạo cho học sinh hứng thú học tập cũng như giúp cho học sinh vui chơi giải trí lành mạnh, giúp học sinh nhớ lâu hơn kiến thức cơ bản.
Nếu tổ chức cho học sinh học tập môn lịch sử tại bảo tàng thì cần phải hướng dẫn cho học sinh chuẩn bị tiếp theo kiến thức mới. Nhưng nếu chỉ tổ chức cho học sinh tham quan là chủ yếu thì sau đó phải tiến hành củng cố, bổ sung những kiến thức đã học. Mục đích u cầu dạy học lịch sử nội khóa tại bảo tàng về cơ bản giống như học một bài học lịch sử trên lớp, nhưng phức tạp và khó khăn hơn nhiều địi hỏi giáo viên và học sinh phải có sự chuẩn bị kĩ càng về nhiều mặt,…
2.3.3. Phát huy được năng lực nhận thức độc lập sáng tạo của học sinh dù đó là bài học ngoại khóa đó là bài học ngoại khóa
Cơng việc này có vai trị quan trọng giúp học sinh hiểu sâu nắm chắc kiến thức lịch sử đã học. Bảo tàng là nơi học sinh có điều kiện học tập thuận lợi để phát huy cao độ tư duy độc lập trong việc quan sát các hiện vật. Để kích thích à phát triển khả năng tư duy của học sinh, giáo viên cần đưa ra câu hỏi có tính chất bài tập nhận thức và hướng dẫn các em sử dụng tư liệu, hiện vật hình ảnh trưng bày trong bảo tàng để làm sáng tỏ vấn đề. Khi các em đã chủ động nhận thức kiến thức thì các em mới hiểu sâu nắm chắc được lịch sử và có hứng thú với bộ mơn, cịn nếu học sinh nhận thức một cách chủ động thì kiến thức các em thu được khơng sâu sắc và chóng bị quên. Do đó khi sử dụng các tư liệu của bảo tàng vào dạy học lịch sử giáo viên phải chú ý phát huy năng lực nhận thức chủ động, sáng tạo của học sinh. Việc tư duy tích cực học tập của học sinh ở bảo tàng thể hiện ở việc quan sát các hiện vật có liên quan đến mục đích và nội dung bài học, ở việc nhận xét và rút ra các suy luận có liên quan đến bài học.
Đảm bảo được sự kết hợp việc học tập cá nhân với nhóm trong lớp. Học sinh vừa là đối tượng vừa là chủ thể của quá trình dạy học. Dưới sự tổ chức chỉ đạo hướng dẫn của giáo viên, các em tự khám phá, chiếm lĩnh tri thức. Bài học lịch sử tại bảo tàng càng đòi hỏi học sinh phải trực tiếp quan sát các tư liệu, hiện vật, thảo luận, tìm tịi để giải quyết nhiệm vụ học tập, giải quyết những vấn đề đặt ra theo suy nghĩ riêng của mình như vậy mới nhớ lâu, nhớ sâu và phát huy khả năng độc lập, tư duy sáng tạo của bản thân.
Các tư liệu, hiện vật tại bảo tàng chứa đựng nguồn thơng tin rất phong phú, nhưng những chú thích của bảo tàng cho những tư liệu, hiện vật rất ít và sơ lược. Điều đó sẽ kích thích học sinh tị mò, khám phá. Giáo viên, cán bộ bảo tàng hay bạn học sẽ hộ trợ cho các em thực hiện công việc này. Bảo tàng là môi trường rất tốt để xây dựng các nhóm học tập, khi tiến hành các hoạt động giao tiếp giữa giao viên và học sinh, giữa học sinh với nhau để giúp nhau nắm kiến
thức, mỗi nhóm học tập chỉ nên tổ chức từ 3-7 học sinh. Các tài liệu hiện vật của bảo tàng không chỉ là những phương tiện trực quan mà còn tạo ra nhiều “vấn đề” cho học sinh cùng giải quyết. Việc học tập theo nhóm tại bảo tàng sẽ tăng hiệu quả hơn, nhất là lúc giải quyết những vấn đề khó đồng thời khắc phục tình trạng ỷ nại của học sinh và giáo viên. Qua hoạt động nhóm các em sẽ có ý thức tổ chức, tinh thần tương trợ, có điều kiện để phát triển cá tính và phát triển mỗi quan hệ trong nhóm.