Lý do chọn đề tài

Một phần của tài liệu Giải pháp liên kết đào tạo giữa khoa công nghệ thông tin trường đại học nông lâm TP HCM và các doanh nghiệp tại TP HCM (Trang 29 - 32)

1.1. Lý luận

Trong những năm gần đây, một trong những vấn đề bức xúc của ngành giáo dục đại học ở nước ta là đào tạo chưa gắn liền với nhu cầu của xã hội, trong đó đặc biệt là nhu cầu của các doanh nghiệp. Phần lớn sinh viên tốt nghiệp khó tìm được việc làm hoặc công việc không phù hợp với chuyên môn được đào tạo. Theo thống kê mới nhất của Bộ Giáo dục và Đào tạo, 63% sinh viên tốt nghiệp khơng có việc làm, 37% được tuyển dụng khơng đáp ứng được công việc, nhiều công ty phải mất 1-2 năm đào tạo lại [2]. Các doanh nghiệp phải mất nhiều thời gian, chi phí để đào tạo lại thì mới sử dụng được. Các doanh nghiệp ln than phiền chương trình đào tạo của các đại học cịn nặng tính “sách vở” và thiếu tính thực tiễn.

Trước sự bế tắc về “đầu ra”, ngày càng nhiều đại học đã ý thức được phải “thân thiện” với doanh nghiệp, do đó đã triển khai nhiều hoạt động liên kết đào tạo với doanh nghiệp. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy các doanh nghiệp còn tỏ ra “hờ hững” với các đại học. Nhiều văn bản ghi nhớ (MOU) liên kết đào tạo giữa đại học và doanh nghiệp khơng triển khai được hoặc nếu có mới ở mức thăm dò, thực hiện một số vụ việc nhỏ lẻ.

Thực tế trên đang đặt ra câu hỏi nguyên nhân nào các đại học và doanh nghiệp chưa thân thiện được với nhau (?), phải chăng các bên chưa thấy được lợi ích của sự hợp tác (?), hay đã thấy nhưng chưa xác định được rõ nội dung và cơ chế hợp tác (?), những điều kiện nào để đảm bảo thành công gắn đào tạo với nhu cầu của doanh nghiệp (?). Chuyên đề này sẽ góp phần tìm câu trả lời trong hoạt động liên kết đào tạo giữa đại học và doanh nghiệp.

Với xu thế phát triển của giáo dục hiện đại, đào tạo lý thuyết phải được gắn liền với thực tiễn. Sự liên kết đào tạo giữa Nhà trường và doanh nghiệp là nhu cầu rất cần thiết, xuất phát từ lợi ích của hai phía. Các doanh nghiệp đóng vai trị là nhà cung cấp thơng tin, nhu cầu của thị trường lao động. Hoạt động

giáo dục trong Nhà trường đại học ln hướng đến nhu cầu xã hội, trong đó có nhu cầu của doanh nghiệp. Do vậy sự liên kết này mang tính tất yếu và tính khả thi cao, phản ánh đúng thực tế về nhu cầu và sự cần thiết của việc liên kết giữa Nhà trường và Doanh nghiệp.

Qua mỗi thời kỳ, vấn đề đào tạo kết hợp với thực tiễn, đào tạo theo nhu cầu xã hội đã được Đảng, Nhà nước quan tâm.

Điều 3 Luật Giáo dục 2005 khẳng định nguyên lý giáo dục: “Hoạt động

giáo dục phải được thực hiện theo nguyên lý học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lý luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội”.

Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 – 2020 định hướng: “Thực

hiện liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp, cơ sở sử dụng lao động, cơ sở đào tạo và nhà nước để phát triển nguồn nhân lực theo nhu cầu xã hội”. [3]

“GDĐH Việt Nam đang ở một thời điểm đòi hỏi phải thay đổi mạnh mẽ và sẽ không thể thực hiện được vai trò thúc đẩy phát triển kinh tế và xã hội, nếu vẫn tiếp tục tồn tại như một tháp ngà và bị cô lập, tách rời với thế giới việc làm và với các doanh nghiệp. Các trường ĐH VN đang đứng trước nhu cầu khẩn thiết phải thay đổi chương trình đào tạo, phương pháp giảng dạy theo hướng gắn kết với thực tiễn và đáp ứng nhu cầu của người tuyển dụng. Đề án Đổi mới GDĐH Việt Nam giai đoạn 2006-2020 ban hành theo Nghị quyết 14/2005/NQ-CP của Chính phủ cũng nêu rõ mục tiêu trước năm 2020 cần đạt được“70-80% tổng số SV theo học các chương trình nghề nghiệp- ứng dụng”. Theo Quy hoạch Tổng thể hệ thống GDĐH, đại bộ phận SV sẽ theo học tại các trường thuộc tầng thứ hai và thứ ba của hệ thống GDĐH phân tầng, tức là sẽ được đào tạo trong các trường đại học thiên về ứng dụng”.[14]

Quan hệ hợp tác giữa các trường đại học và doanh nghiệp (University- Business Cooperation – gọi tắt là UBC) là yếu tố cốt lõi trong việc xây dựng

một hệ thống giáo dục đại học gắn liền với yêu cầu thực tiễn của thế giới việc làm và đáp ứng tốt hơn nhu cầu của xã hội. [13]

Một nghiên cứu gần đây ở châu Âu về sự hợp tác giữa các trường đại học và doanh nghiệp thực hiện trên 3.000 trường đại học năm 2011 cho thấy rằng mối quan hệ này mang lại nhiều lợi ích trực tiếp cho xã hội, cho các doanh nghiệp, trường đại học, giảng viên, nhà nghiên cứu, và sinh viên, trong nhiều vấn đề liên quan đến giảng dạy, nghiên cứu và chuyển giao kiến thức. Do đó UBC đóng một vai trị rất quan trọng trong việc tạo ra một xã hội dựa trên tri thức. Tuy nhiên, ở Việt Nam, những quan sát ban đầu cho thấy việc hợp tác giữa trường đại học và doanh nghiệp còn nhiều hạn chế. Thông tin về hiện trạng, về nguyên nhân gây ra những hạn chế ấy, cũng như tác động của UBC đối với xã hội và các đối tượng liên quan là vấn đề chưa được nghiên cứu đầy đủ.[13]

Từ những quan điểm của Đảng và Nhà nước để thấy rằng, một trong những yêu cầu để đảm bảo giữa đào tạo và sử dụng hiệu quả chính là liên kết đào tạo giữa Nhà trường và Doanh nghiệp để nguồn nhân lực thực sự đáp ứng với tiến trình phát triển sản xuất kinh doanh. Vì vậy, việc xây dựng mối quan hệ Nhà Trường và Doanh nghiệp đang được đặt trong thời kỳ đẩy mạnh Cơng nghiệp hóa – Hiện đại hóa hiện nay, nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao trong quá trình phát triển.

1.2. Thực tiễn

Đại học Nông Lâm là trường đại học đào tạo đa ngành, nhiệm vụ của Khoa CNTT là phát triển để trở thành một Khoa đào tạo đứng đầu về Công nghệ thơng tin, với tầm nhìn sứ mệnh là đào tạo ra đội ngũ Kỹ sư lành nghề, nắm vững lý thuyết gắn liền với kiến thức thực tiễn, hiện nay khoa Công nghệ thông tin chưa tổ chức liên kết đào tạo với các doanh nghiệp.

Xuất phát từ lý luận và nhu cầu thực tế cùng với mục tiêu và tầm nhìn của Khoa Công nghệ thông tin thuộc trường Đại học Nông Lâm Tp.HCM:

“Trở thành Khoa đào tạo CNTT hàng đầu của Quốc gia và châu lục, có khả năng đào tạo đáp ứng yêu cầu của Doanh nghiệp, có khả năng hội nhập…”, người nghiên cứu nhận thấy việc nghiên cứu đề tài “Giải pháp liên kết đào

tạo giữa Khoa Công Nghệ Thông Tin Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM và các doanh nghiệp tại TP.HCM” là hết sức cần thiết trong giai đoạn hiện nay

nhằm mục tiêu tìm ra giải pháp liên kết đào tạo thành công giữa Khoa Công nghệ thông tin Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM và các Doanh nghiệp tại TP.HCM.

Một phần của tài liệu Giải pháp liên kết đào tạo giữa khoa công nghệ thông tin trường đại học nông lâm TP HCM và các doanh nghiệp tại TP HCM (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(193 trang)