8. Dự kiến cấu trúc của đề tài
1.3 Một số mơ hình liên kết đào tạo
1.3.1 Một số mơ hình đào tạo trên Thế giới
Sự liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp đã được áp dụng khá phổ biến trên thế giới điển hình là mơ hình đào tạo truyền thống, đào tạo tại nơi làm việc của Úc; đào tạo theo mơ hình nhà trường, đào tạo luân phiên của Pháp; mơ hình đào tạo kép của Đức; mơ hình đào tạo theo nhu cầu thị trường của Nhật, Anh.
a. Mơ hình đào tạo truyền thống
Là một phương pháp quan trọng để con người thu nhận các kiến thức và kỹ năng có liên quan đến cơng việc vì nó được lập kế hoạch, tổ chức và hướng dẫn ngay tại nơi làm việc của nhân viên, cầm tay chỉ việc. Phương pháp này thích hợp để phát triển các kỹ năng thành thạo đồng nhất với nghề nghiệp của người học, đặc biệt cơng việc đó liên quan mật thiết với việc học và địi hỏi các thiết bị, tiện nghi cho riêng mình.
On-the-job training (OJT) là một hình thức đào tạo thực hiện một tình huống làm việc thơng thường, đơi khi được gọi là hướng dẫn trực tiếp, là một trong những hình thức sớm nhất của đào tạo. Nó là hình thức huấn luyện một - một diễn ra ở nơi làm việc, nơi mà một chuyên gia dạy cho người học kinh nghiệm thực tế thực hiện một công việc.[35]
Mơ hình này cho thấy sự khác biệt tốt nhất có thể được cơng nhận ngay lập tức tại nơi làm việc. Theo kết quả khảo sát người học tại nơi làm việc của viện đặc quyền về nhân sự và phát triển về việc đào tạo dựa trên công việc chỉ ra:
- Đào tạo tại nơi làm việc là một phương pháp học tập phổ biến nhất. - Hơn nửa số người trả lời phỏng vấn cho rằng đó là phương pháp tốt nhất.
- Hơn 16% cho rằng “học từ đồng nghiệp và mọi người cùng làm việc với bạn” là phương pháp tốt nhất.
- Người học thích hoạt động hơn là học tập thụ động.
- Hầu như mọi người cảm thấy đào tạo tại nơi làm việc và học tập từ các đồng nghiệp là phương pháp thu hút nhất.
Mơ hình này có một số ưu điểm như sau:
- Đào tạo có thể được phân chia theo thời gian thích hợp.
- Người học việc có nhiều cơ hội thực hành ngay lập tức và được phản hồi ngay kết quả làm việc của mình. Người học việc cảm thấy tự tin khi làm đúng các yêu cầu được hướng dẫn, giám sát trong q trình tiến hành cơng việc và qua sự tiến bộ trong q trình học sẽ khuyến khích họ làm việc với kết quả cao hơn
- Đào tạo người lao động trong chính mơi trường làm việc của họ, với trang thiết bị tương tự cùng với người hướng dẫn giúp họ thu thập các kinh nghiệm thực tế và các tiêu chuẩn của chính cơng việc đó.
- Nhà quản lý hay các nhà giám sát có thể đánh giá sự cải tiến và tiến bộ qua các thời kỳ và điều này giúp họ dễ dàng nhận ra các vấn đề đang xảy ra và cách giải quyết nhanh nhất.
Bên cạnh những ưu điểm thì mơ hình này cũng có một số nhược điểm như sau:
- Người đào tạo có một kỹ năng chun mơn bẩm sinh về giảng dạy, tức là việc đào tạo sẽ không đạt tiêu chuẩn nếu người đào tạo khơng có hoặc có khả năng truyền đạt kém.
- Người đào tạo có thể khơng có đủ thời gian để dạy cho người học một cách đầy đủ điều đó nghĩa là đào tạo chỉ ở mức tiêu chuẩn thấp và việc học tập có thể chỉ đạt được một nửa.
b. Mơ hình đào tạo trường học “Alternation” của Pháp
Mơ hình này do Viện đào tạo luân phiên về xây dựng và cơng trình cơng cộng đề xuất.
Hình 1. 1: Mơ hình đào tạo ln phiên [11, Tr 160]
Đặc điểm cơ bản của đào tạo luân phiên
- Chương trình đào tạo: Đào tạo chính quy cấp bằng nghề hoặc bồi dưỡng nâng cao tay nghề. Về đào tạo chính quy, trường hoàn toàn tuân thủ theo quy chuẩn quốc gia, không được tự do về nội dung chương trình giảng dạy. Về bồi dưỡng nâng cao trình độ, khơng bắt buộc phải cấp văn bằng, chứng chỉ nghề và doanh nghiệp tham gia vào xây dựng các chương trình đào tạo.
- Phương pháp tổ chức đào tạo: Các môn cơ bản - đại cương, các môn lý thuyết chuyên môn, thực hành cơ bản được đào tạo tại trường do giảng viên của trường thực hiện. Thực tập sản xuất được tiến hành tại doanh nghiệp với sự tham gia của cán bộ, nhân viên của doanh nghiệp.
- Tài chính: Doanh nghiệp khi sử dụng học viên đã tốt nghiệp phải nộp cho trường đào tạo nghề hoặc cho Nhà nước một khoản thuế (thuế học nghề) bằng 0,5% quỹ lương của doanh nghiệp. Trong đó, 0,2% cho trường và 0,3% cho cán bộ doanh nghiệp tham gia đào tạo nghề.
- Đánh giá kết quả đào tạo: Việc thi, kiểm tra, tốt nghiệp được thực hiện tại trường. Kiểm tra tay nghề (thi thực hành) được tiến hành tại doanh nghiệp với Hội đồng kiểm tra bao gồm giảng viên của trường và cán bộ của doanh nghiệp.[11]
Mơ hình đào tạo ln phiên của Pháp có một số ưu điểm như sau:
- Nội dung có thể phân chia thành từng khóa học giúp người học linh hoạt lựa chọn nội dung học.
- Người học được tiếp thu kiến thức rất chuyên sâu do nội dung được chia thành những phần nhỏ, kéo dài trong toàn bộ thời gian học.
- Mục tiêu và nội dung chương trình đào tạo không đổi mới kịp so với tốc độ phát triển đổi mới của đất nước, do phía cơ sở đào tạo và doanh nghiệp chưa thật sự kết hợp chặt chẽ với nhau.
- Không thể đảm bảo học sinh thực tập tại doanh nghiệp sau khi nhập học đúng tiến độ đào tạo vì doanh nghiệp phải tổ chức sắp xếp cơ cấu nhân sự liên tục, không ổn định trong khoảng thời gian dài...
- Doanh nghiệp khó có thể chấp nhận mức đóng góp từ quỹ lương của mình vào quá trình dạy nghề.
Ở nước ta có những cơng trình nghiên cứu mơ hình này để áp dụng việc kết hợp đào tạo giữa trường với doanh nghiệp nhưng cũng gặp khơng ít khó khăn. Vì giữa cơ sở đào tạo và trường chưa có mối liên kết có chăng chỉ mang tính rời rạc.
c. Mơ hình đào tạo kép “Dual system” của Đức
Mơ hình đào tạo kép là hình thức đào tạo nghề cơ bản của Đức và chủ yếu là đào tạo để phục vụ cho doanh nghiệp, là “quá trình giáo dục nghề nghiệp được tổ
chức song song tại hai địa điểm là nhà trường và doanh nghiệp trong suốt quá trình đào tạo.”[15]
Hình 1. 2: Mơ hình đào tạo kép [10, Tr 158]
Đặc điểm cơ bản của đào tạo kép
- Xây dựng mục tiêu và nội dung chương trình đào tạo: Căn cứ theo chương trình khung thống nhất của Nhà nước, khối cơ quan quản lý Nhà nước về đào tạo nghề xây dựng chương trình đào tạo lý thuyết và các hiệp hội nghề nghiệp, phòng cơng nghiệp sẽ xây dựng chương trình đào tạo thực hành có định hướng theo yêu cầu phát triển công nghệ sản xuất của các doanh nghiệp.
- Cơ sở vật chất – trang thiết bị thực hành: đào tạo được tiến hành cả ở trường và doanh nghiệp nên cơ sở vật chất trang thiết bị đào tạo gồm cả của trường và doanh nghiệp.
- Cán bộ giảng viên: gồm cả giảng viên của trường và doanh nghiệp, trong đó giảng viên của các trường sẽ giảng dạy các môn lý thuyết, giảng viên doanh nghiệp đảm nhận phần thực hành.
- Tài chính: do cả phía trường và doanh nghiệp đóng góp. Tài chính của nhà trường lấy từ ngân sách Nhà nước và các khoản thu hợp lệ khác. Về phía doanh nghiệp sẽ cấp học bổng cho học sinh, đầu tư tuyển cán bộ hướng dẫn thực hành tại doanh nghiệp, đầu tư cơ sở vật chất.
- Đánh giá tốt nghiệp: Kết quả thi thực hành quyết định việc tốt nghiệp của học viên, kết quả thi lý thuyết chỉ có giá trị tham khảo. Đề thi thực hành do các phịng cơng nghiệp ra.
Người học sau khi tốt nghiệp đa số đều làm việc tại các doanh nghiệp sản xuất, mơ hình này có một số ưu điểm sau:
- Quy trình đào tạo nghề được thực hiện trong những điều kiện và trang thiết bị hiện đại, tạo điều kiện nhanh chóng thích ứng với cơng việc, kiến thức về công nghệ mới, thiết bị mới luôn được cập nhật đầy đủ.
- Đào tạo linh hoạt theo nhu cầu của xã hội và của chính doanh nghiệp vì thế khơng có lao động thừa, khơng phải đào tạo lại.
- Giảm chi phí đào tạo, tăng nhanh khả năng tiếp cận môi trường làm việc thực tế, làm động cơ thúc đẩy ý thức cũng như quá trình học tập.
- Đối với các cơng ty vừa và nhỏ khơng có khả năng đào tạo tại doanh nghiệp có thể gửi đi đào tạo tại các khóa đào tạo tổng hợp, các trung tâm đào tạo liên công ty, các trường dạy nghề hoặc các công ty khác.
Bên cạnh những ưu điểm nổi bật của mơ hình đào tạo này như trên thì mơ hình đào tạo kép của Đức cũng bộc lộ những nhược điểm: Việc chuyển đổi nghề khó khăn, học sinh khơng có điều kiện học lên cao nữa theo yêu cầu của phát triển kỹ thuật cơng nghệ trên tồn thế giới.
Nếu áp dụng mơ hình này ở nước ta lại càng gặp khó khăn nhiều hơn vì Việt Nam chưa có lịch sử phát triển cơng nghiệp, trình độ kỹ thuật cơng nghệ của các doanh nghiệp nước ta cịn thấp, cơ chế chính sách khó thực hiện được.
d. Mơ hình đào tạo thị trường
Mơ hình đào tạo nghề theo cơ chế thị trường trên cơ sở phân tích, bám sát nhu cầu doanh nghiệp. Điểm khác biệt quan trọng giữa đào tạo gắn với nhu cầu của doanh nghiệp so với phương thức đào tạo truyền thống là căn cứ vào đầu ra để lựa chọn công nghệ đào tạo và đầu vào phù hợp. Từng vị trí cơng việc trong doanh nghiệp sẽ yêu cầu phải có kiến thức gì, kỹ năng, nghiệp vụ nào và những phẩm chất nghề nghiệp cần thiết. Mặt khác, căn cứ vào chiến lược phát triển của doanh nghiệp qua các năm sẽ dự báo.
Sản phẩm đào tạo là cầu nối, gắn kết giữa nhà trường và doanh nghiệp. Do đó, cả hai bên cần phải xác định rõ gắn kết nội dung gì và cơ chế gắn kết như thế nào (?). Mơ phỏng qui trình đào tạo gắn với nhu cầu của doanh nghiệp, trong đó bao gồm ba khâu chủ yếu: (1) đầu ra; (2) công nghệ đào tạo; (3) đầu vào. Các khâu có liên hệ mật thiết với nhau, trong đó khâu đầu ra là điều kiện, mục tiêu quyết định nội dung các khâu còn lại.
Hình 1. 3: Mơ hình hệ thống đào tạo nghề gắn với nhu cầu thị trường [34]
và học liệu; đội ngũ giảng viên; cơ sở vật chất; dịch vụ đào tạo; tài chính; và quản lý. Các thành tố này phải hướng vào đáp ứng yêu cầu đầu ra và tương thích với nhau.Trong mỗi thành tố đều có sự tham gia, phối hợp giữa nhà trường và doanh nghiệp.
Nội dung chương trình đào tạo: có vai trị là điều kiện tiên quyết đảm bảo thành công của đào tạo gắn với nhu cầu của doanh nghiệp. Tùy theo từng vị trí cơng việc trong doanh nghiệp sẽ thiết kế nội dung chương trình về kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ và những phẩm chất nghề nghiệp cần thiết. Các doanh nghiệp cần tham gia trực tiếp vào việc xây dựng, cải tiến chương trình đào tạo thơng qua cung cấp thông tin, phản biện nội dung chương trình.
Đội ngũ giảng viên: là thành tố then chốt trong công nghệ đào tạo và quyết định sự thành công của đào tạo gắn với nhu cầu doanh nghiệp. Căn cứ vào nội dung, yêu cầu của chương trình đào tạo, các giảng viên phải xây dựng, điều chỉnh, bổ sung những kiến thức, kỹ năng, phẩm chất nghề nghiệp mà doanh nghiệp cần chứ không phải là dựa vào những thứ có sẵn hoặc ý muốn chủ quan của giảng viên. Phương pháp dạy - học, thực tập của sinh viên cũng phải thay đổi theo hướng phục vụ người học, đảm bảo được sự linh hoạt và bám sát thực tế.
Quản lý đào tạo là thành tố cuối cùng, nhưng đóng vai trị đặc biệt quan trọng, quyết định thành công hoặc thất bại việc vận hành công nghệ đào tạo gắn với nhu cầu của doanh nghiệp. Nội dung này bao gồm các quy định có liên quan đến tất cả các nội dung của quy trình đào tạo. Đối với đào tạo theo nhu cầu của doanh nghiệp, các quy định tuyển sinh và quy mô đào tạo cần phải căn cứ yêu cầu (kiến thức năng, nghiệp vụ, phẩm chất nghề nghiệp) của từng vị trí cơng việc và nhu cầu phát triển nhân lực của doanh nghiệp hơn là dựa vào các quy định chung hoặc chỉ tiêu được phân bổ hàng năm. Quy định chất lượng giảng viên, tiền lương, đãi ngộ cũng phải căn cứ vào chất lượng công việc, mức độ đóng góp của cán bộ chứ khơng phải chỉ là dựa vào bằng cấp, thâm niên cơng tác. Về mức học phí được thu dựa trên nguyên tắc thị trường. Doanh nghiệp và nhà trường cùng trao đổi về các qui định, phương thức quản lý để thống nhất trong hợp đồng đào tạo.
Cơ sở vật chất: nhà trường gặp khó khăn rất lớn về thiếu trầm trọng giảng đường, phịng thí nghiệm và thiết bị dạy - học. Các doanh nghiệp có thể hỗ trợ giải quyết một phần khó khăn này thông qua việc hiến tặng phịng học, phịng thí nghiệm, thiết bị dạy - học và đào tạo tại doanh nghiệp (sử dụng cơ sở vật chất của doanh nghiệp). Nhờ đó, sinh viên có cơ hội làm quen với môi trường doanh nghiệp, các thiết bị, công nghệ sản xuất của doanh nghiệp.
Các dịch vụ đào tạo: gắn với nhu cầu của doanh nghiệp cũng đóng vai trị quan trọng. Các dịch vụ này bao gồm tất cả các hoạt động nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai các chương trình đào tạo, trong đó đặc biệt là các dịch vụ tư vấn nghề nghiệp, giới thiệu việc làm cho sinh viên; marketing, PR; hậu cần tổ chức các khoá đào tạo… Phần lớn các trường nghề ở nước ta nay, các hoạt động này chưa được coi trọng và còn rất hạn chế. Doanh nghiệp có nhiều lợi thế để khai thác các dịch vụ đào tạo với nhà trường.
Đối với mơ hình đào tạo theo nhu cầu doanh nghiệp là một mơ hình đào tạo đáp ứng kịp thời nhu cầu đào tạo theo đơn đặt hạng doanh nghiệp, tức nhà trường khảo sát phân tích năng lực, kinh nghiệm người học và tìm hiểu dây chuyền sản xuất, quy trình làm việc cơng ty, từ đó xây dựng chương trình đào tạo phù hợp với yêu cầu khách hàng. Người học sẽ hài lòng và đánh giá cao chất lượng đào tạo nhà trường đáp ứng nhu cầu đào tạo công ty. Các trường nghề khai thác hiệu quả mơ hình này giúp nhà trường cải thiện số lượng người học đến từ doanh nghiệp, đồng thời tăng doanh thu, uy tín cho nhà trường.