8. Dự kiến cấu trúc của đề tài
1.2.6 Liên kết đào tạo giữa nhà trường và doanh nghiệp
“Trong nền kinh tế thị trường phát triển, Việt Nam ngày càng phát triển và hội nhập sâu rộng trong khu vực và trên thế giới thì mối gắn kết giữa nhà trường và doanh nghiệp là rất quan trọng xuất phát từ yêu cầu khách quan của quy luật kinh tế, quy luật cung cầu, đảm bảo hài hịa lợi ích từ ba bên: Nhà nước – Nhà trường – Doanh nghiệp. Có thể khẳng định rằng mối gắn kết bền vững giữa nhà trường và doanh nghiệp có vị trí đặc biệt quan trọng trong việc đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm đào tạo của nhà trường, đồng thời là nguồn nhân lực chất lượng đầu vào của doanh nghiệp. Vì vậy, xây dựng và củng cố mối gắn kết bền vững giữa nhà trường và doanh nghiệp trong việc phát triển nguồn nhân lực là yêu cầu cấp bách, là nhiệm vụ bắt buộc và là đòi hỏi của xã hội. nhà trường và doanh nghiệp cần phải có những giải pháp đồng bộ và tối ưu nhằm xây dựng và phát triển mối gắn kết bền vững này”.[12]
"Liên kết đào tạo giữa nhà trường và doanh nghiệp là hình thức tổ chức đào tạo trên cơ sở hợp tác, phối hợp giữa nhà trường và doanh nghiệp trong quá trình đào tạo, được tiến hành cả ở trường và ở doanh nghiệp; trường giữ vai trò chủ đạo, Doanh nghiệp định hướng mục tiêu, hỗ trợ quá trình đào tạo, đánh giá và kiểm soát chất lượng đào tạo". [8]
Trong quá trình liên kết đào tạo giữa nhà trường và doanh nghiệp thì thì hai bên dựa vào những lợi thế của mình để cùng phối hợp cho việc đào tạo có hiệu quả nằm nâng cao chất lượng đào tạo:
- Giữ vai trị chính trong q trình tổ chức đào tạo, chủ động xây dựng kế hoạch, nội dung chương trình đào tạo, cơ sở vật chất và quá trình quản lý đào tạo.
- Doanh nghiệp góp phần định hướng mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo cho phù hợp với thực tiễn, đề ra các tiêu chuẩn về kiến thức, kỹ năng, thái độ của lao động kỹ thuật. Bên cạnh đó, doanh nghiệp có thể tham gia vào quá trình đánh giá và kiểm soát chất lượng sản phẩm đào tạo và cùng với Nhà trường giải quyết việc làm cho học sinh sau khi tốt nghiệp.[6]
Nhiều ý kiến cho rằng, muốn triển khai tốt mơ hình liên kết này cần được sự bảo đảm của Nhà nước để tránh rủi ro có thể xảy ra. Mặt khác, các đơn vị hợp tác, liên kết cần được bảo đảm quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm; được bảo đảm và nâng cao lợi ích cả ba bên và thơng qua đó bảo đảm lợi ích xã hội, tạo thêm nguồn lực cho sự liên kết hợp tác cũng như bảo đảm sự lưu thông trong khi chia sẻ nguồn nhân lực, cơ sở vật chất kỹ thuật. [27]