6. Cấu trúc của luận văn
1.1 Diễn ngôn và diễn ngôn thơ
1.1.2. Diễn ngôn văn học và diễn ngôn thơ
phú, khác nhau được mang đến từ nhiều trường phái quan điểm khác nhau. Do đó, cách phân loại diễn ngơn cũng sẽ khác nhau. Bên cạnh đó, dựa vào những tiêu chí khác nhau cũng có thể có những cách phân loại diễn ngơn khác nhau.
Với quan niệm, diễn ngôn là hoạt động được quy chuẩn, có thể tạo nên văn bản mang ý nghĩa, thì có thể có nhiều cách phân loại diễn ngơn. Ở đây chúng tôi nêu lên một vài cách phân loại diễn ngôn dựa vào cái được tạo sinh bởi diễn ngôn: văn bản.
Dựa vào lĩnh vực của nội dung văn bản, có thể chia thành các loại diễn ngôn văn học, diễn ngôn tôn giáo, diễn ngôn đạo đức, diễn ngơn chính trị…Khi nói điến diễn ngơn văn học là nói đến hoạt động được quy chuẩn sản sinh ra văn bản thuộc lĩnh vực văn học. Văn bản này là văn bản văn học. Với cách gọi này, ta thừa nhận việc nó được tạo ra thơng qua ngun lí bộ mơn văn học.
Dựa vào dạng tồn tại của ngôn ngữ của văn bản, có thể chia thành hai
loại diễn ngơn nói và diễn ngơn viết. Khi nói đến diễn ngơn nói là nói đến hệ thống tư tưởng, quan niệm nào đó đã sản sinh ra những văn bản tồn tại dưới dạng nói.
Dựa vào chủ thể tạo lập văn bản có thể chia diễn ngơn thành diễn ngơn cá nhân và diễn ngôn tập thể
Dựa vào nội dung của văn bản có thể chia thành diễn ngơn tính dục,
diễn ngôn nữ quyền, diễn ngôn Nho giáo, diễn ngôn Phật giáo, diễn ngơn tun truyền chính trị, diễn ngơn văn hóa trào tiếu dân gian….
Dựa vào thể loại của văn bản, có thể chia thành diễn ngơn tự sự, diễn ngôn thơ, diễn ngôn kịch, diễn ngơn nghị luận.
Khi nói đến diễn ngơn thơ là nói đến hoạt động được quy chuẩn quyết định việc tạo lập hình thức (thể loại, thể thơ) của văn bản. Trong mối quan hệ
giữa hoạt động được quy chuẩn và nội dung, hình thức (thể loại, thể thơ) thì lúc này khơng nói đến hoạt động được quy chuẩn quyết định nội dung bởi chúng thuộc về một hệ thống phân loại khác. Bản thân thể thơ có thể chia làm thiều thể nhỏ như thơ lục bát, thơ tự do… Diễn ngơn bằng các ngun lí kiểm sốt/ loại trừ để lựa chọn một thể thơ cụ thể.
Theo cách phân loại trên, diễn ngơn có thể có nhiều cách phân loại khác nhau nhưng điểm chung là văn bản. Diễn ngôn luôn quyết định văn bản. Chúng tơi sẽ lấy một vài ví dụ cho tính chất quyết định của diễn ngơn đối với văn bản văn học. Các sáng tác văn học ở phương Đông (nhất là Việt Nam và Trung Quốc) thời kì phong kiến gắn liền với sự thống trị của Nho giáo thể hiện rất rõ điều này. Diễn ngơn văn học trong thời kì phong kiến, là những tư tưởng, quan niệm, cách ứng xử…của Nho giáo áp đặt các sáng tác thuộc trong bộ môn văn học. Nho giáo, áp chế lên sáng tác khiến người làm văn, làm thơ chỉ nhằm mục đích nói ra những điều thuộc về diễn ngơn ấy như đạo đức, công danh của người nam nhi. Văn thơ trở thành cơng cụ phát ngơn cho nho giáo. Thơ phải nói chí “thi dĩ ngơn chí”, văn phải tải đạo “văn dĩ tải đạo”. Sự ảnh hưởng của Nho giáo có thể thấy trong các văn bản văn học viết từ thế kỉ X tức là từ khi văn học viết Việt Nam hình thành cho đến khi sự ảnh hưởng của Nho giáo trở nên mờ nhạt bên cạnh sự ảnh hưởng của tư tưởng phương Tây. Thế kỉ XV, với hoàn cảnh lịch sử cụ thể là những cuộc xâm lấn đất đai của Mơng Ngun, thơ ca “nói chí”, nói lên diễn ngơn, càng rõ nét. Phạm Ngũ Lão viết “Thuật Hồi” để nói cái chí bảo vệ non sơng, cái chí cơng danh của trai thời loạn:
“Nam nhi vị liễu cơng danh trái Tu thính nhân gian thuyết Vũ Hầu”
(Cơng danh nam tử cịn vương nợ Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu)
Quan niệm về “công danh” khiến người nam nhi phong kiến khát khao lập thân trong cả thời bình và thời loạn. Thời bình học hành thi cử làm quan. Thời chiến ra chiến trường lập chiến công. Ngũ Lão làm trai thời loạn nên chí lớn dẫn bước đường đến nơi biên ải xa xơi chiến đấu lập cơng danh “hồnh sóc giang sơn cáp kỉ thu/ Tam qn tì hổ khí thơn ngưu”. Hình tượng con người được đặt vào giữa không gian mênh mông, thời gian bất tận mang đến tầm vóc vũ trụ kì vĩ của chiến binh. Cái chí chiến đấu bảo vệ vì thế được nói ra. Cơng danh được xem như món nợ của nam nhi. Cái đức tu dưỡng để lập công danh mang đến cảm giác hổ thẹn khi tự so sánh với người công danh hiển hách Gia Cát Vũ Hầu. Cũng chính từ sự hổ thẹn ấy mà khát vọng lập công danh càng trở nên mãnh liệt. Công danh, tu dưỡng đạo đức là những phương diện của Nho giáo được quyền lực chấp nhận. Nó áp chế lên tư duy của tác giả từ đó kiến tạo nên một nhân vật trữ tình mang lí tưởng cơng danh, tu tập đạo đức.
Bên cạnh hệ thống tư tưởng, quan niệm, cách ứng xử của Nho giáo có thể thấy hệ thống tương tự áp chế lên văn học viết Việt Nam trong giai đoạn đầu, đó là hệ thống tư tưởng, quan niệm, cách ứng xử của Phật giáo. Sự quy định diễn ngôn Phật giáo với việc tạo sinh văn bản văn học đã tạo ra những thể loại đặc thù. Thể loại “kệ” thuộc về riêng diễn ngôn phật giáo, được sử dụng phổ biến khi người sáng tác văn học là các thiền sư. Phật giáo với tư tưởng về vòng luân hồi của sự sống đã áp chế lên các thiền sư/ nhà thơ. Từ đó, họ làm thơ và thơ của họ nói lên điều này như thiền sư Mãn Giác đã viết trong Cáo tật thị chúng:
“Xuân khứ bách hoa lạc, Xuân đáo bách hoa khai.”
(Xuân đi, trăm hoa rụng Xuân đến, trăm hoa nở)
Không đơn thuần là miêu tả hoa tàn, hoa nở mà qua chính sự tàn, nở ấy để nói lên tư tưởng luân hồi của Phật giáo. Mãn Giác khơng nói hoa nở rồi đến hoa tàn như quy luật tự nhiên mà nói hoa tàn rồi hoa nở. Sự khai nở sau tàn rữa như một hồi sinh, tái sinh làm nên một vòng luân hồi trọn vẹn. Từ vòng luân hồi của hoa để liên tưởng đến vòng luân hồi của người. Ý nghĩa của lời thơ của thiền sư Mãn Giác sản sinh ra trong tư tưởng luân hồi của Phật giáo.
Diễn ngôn văn học và diễn ngôn thơ là những cách phân loại diễn ngơn dựa theo những tiêu chí khác nhau. Nghiên cứu diễn ngôn văn học không thể không nghiên cứu thơ như một thành phần của nó. Nghiên cứu diễn ngơn thơ không thể không xem xét văn học như bộ mơn khoa học bao chứa nó.