6. Cấu trúc của luận văn
1.2. Nghiên cứu diễn ngôn thơ
1.2.1. Chiến lược giao tiếp
Để nói về chiến lược giao tiếp trước tiên cần khẳng định lại một vài vấn đề lí thuyết. Trước hết, chúng tơi quan niệm diễn ngơn là hoạt động được quy chuẩn, có thể tạo lập các văn bản mang nghĩa và có hiệu lực. Diễn ngôn tạo sinh các văn bản thơng qua các ngun lí của nó. Thứ hai, diễn ngơn thơ là hoạt động được quy chuẩn (hệ thống các tư tưởng, quan niệm…) quyết định sự tạo sinh hình thức (thể loại, thể thơ) của văn bản. Nghiên cứu về diễn ngôn thơ là nghiên cứu hoạt động được quy chuẩn đã sản sinh ra hình thức (thể loại, thể thơ) của văn bản, đồng thời để có cái nhìn tồn diện, cũng cần nghiên cứu hoạt động được quy chuẩn đã tạo sinh nội dung của văn bản thơ.
Văn bản là kết quả của hoạt động giao tiếp giữa người tạo lập và người tiếp nhận. Dưới sự ảnh hưởng của diễn ngôn người tạo lập buộc phải lựa chọn một chiến lược giao tiếp cụ thể để thực hiện hoạt động giao tiếp. Theo V.I.Chiupa, “chiến lược giao tiếp là mơ hình tương tác cố định của những người tham gia sự kiện giao tiếp (diễn ngôn). Nếu sự kiện giao tiếp là sự kiện giữa các cá nhân, thì chiến lược giao tiếp là một hệ thống tham số cơ bản nào
đó của việc sáng tạo văn bản” [67]. Cũng theo V.I.Chiupa, mỗi phát ngơn chỉ
có một chiến lược giao tiếp nghĩa là nếu chuyển đổi chiến lược giao tiếp cũng có nghĩa là chuyển sang một phát ngơn khác. Chiến lược giao tiếp luôn quy định người tạo lập văn bản: “khi chiến lược giao tiếp đã được lựa chọn một
cách tự do luôn khắc chế người khởi xướng sự kiện giao tiếp và buộc hành vi giao tiếp của anh ta phải tn theo một ý đồ có tính chất loại hình” [67].
Cụ thể hơn về chiến lược giao tiếp, V.I.Chiupa cho rằng “chiến lược giao tiếp là một trong những tính năng cơ bản của hiện tượng văn học như thể loại và hệ hình của tính nghệ thuật” [67]. Điều đó có nghĩa các một thể
loại với các đặc điểm của nó là một chiến lược giao tiếp. Khi lựa chọn một thể loại làm chiến lược, người ta sẽ phải giao tiếp theo những đặc điểm của thể loại đó ví dụ như mục đích giao tiếp của thể loại. Chẳng hạn, Lã Nguyên cho rằng Tố Hữu đã lựa chọn thể loại truyền thuyết làm chiến lược giao tiếp. Theo đó, mục đích của truyền thuyết là “truyền đạt những tri thức khả tín” [49]
luôn được Tố Hữu đảm bảo.
Như vậy, chiến lược giao tiếp luôn quy định phát ngôn. Các tham số của chiến lược giao tiếp sẽ quyết định việc tạo lập văn bản. Các tham số đó là mục đích một thể loại nào đó được lựa chọn làm chiến lược giao tiếp, là bức tranh thế giới được kiến tạo theo cách riêng của thể loại (phân biệt với bức tranh thế giới được kiến tạo bằng ngôn ngữ thế giới quan), là mối quan hệ của những người tham gia giao tiếp vốn ở những vị thế khác nhau11. Trong đó mục đích của thể loại sẽ quyết định ngôn ngữ được sử dụng và ngôn ngữ này không phải ngôn ngữ tư tưởng hệ (ngôn ngữ thế giới quan). Lã Nguyên phân biệt ngôn ngữ được lựa chọn bởi chiến lược giao tiếp và ngôn ngữ tư tưởng hệ
“ngôn ngữ thế giới quan là hệ thống kí hiệu, cấu trúc biểu nghĩa của một
11 Về các tham số của “chiến lược giao tiếp” xin xem bài viết của Lã Nguyên:
Thơ Tố Hữu-kho “kí ức thể loại” của văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa, 27/03/2015,
https://languyensp.wordpress.com/2015/03/27/tho-to-huu-kho-ki-uc-the-loai-cua-van-hoc-hien-thuc-xa-hoi- chu-nghia/
công đồng ngôn ngữ được sử dụng rộng rãi để kiến tạo bức tranh thế giới qua lăng kính giá trị của nó trong giao tiếp. Đó là bức tranh thế giới bằng ngôn từ. Bức tranh này không đối lập, nhưng cũng không đồng nhất với bức tranh thế giới phân vai của chiến lược giao tiếp, vì nó thuộc về một cấp độ khác: cấp độ tư tưởng hệ” [49]12.
Mục đích của chiến lược giao tiếp khơng gì khác khơng gì khác là truyền đạt những tri thức được tạo sinh bởi diễn ngôn và được chấp nhận bởi quyền lực.
1.2.2. Chủ thể diễn ngôn
Trở lại với định nghĩa diễn ngôn, diễn ngôn là hoạt động được quy chuẩn, hình thành trong một hồn cảnh cụ thể nắm quyền quyết định sự tạo sinh văn bản. Văn bản ln được tạo lập bởi một cá nhân, một nhóm người cụ thể. Đó chính là chủ thể diễn ngơn.
Chủ thể diễn ngơn là con người. Do đó dưới ảnh hưởng của diễn ngơn, hoạt động tạo lập văn bản của chủ thể luôn tồn tại ở hai dạng: được chủ thể ý thức và không được chủ thể ý thức (vơ thức).
Diễn ngơn có thể tác động đến chủ thể và chủ thể ý thức được việc tạo lập văn bản. Điều đó đồng nghĩa với việc chủ thể có thể ý thức được tất cả những yếu tố về hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hóa, tư tưởng… là ngữ cảnh của văn bản hay nói cách khác là mơi trường của quyền lực sản sinh ra diễn ngôn. Khi tạo lập văn bản chủ thể luôn bị môi trường này chi phối thơng qua diễn ngơn được sinh ra trong nó. Văn học từ thế kỉ X đến thế kỉ XV chịu sự quy định sâu sắc của hoàn cảnh lịch sử là những cuộc kháng chiến chống
12 Theo Lã Nguyên, bức tranh thế giới phân vai thuộc về chiến lược giao tiếp truyền thuyết. Trong truyền thuyết, mỗi người được phân một chức năng-vai, và không bao giờ vượt quá phạm vi vai của mình. Xin xem: Lã Nguyên, Thơ Tố Hữu-kho “kí ức thể loại” của văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa, 27/03/2015
https://languyensp.wordpress.com/2015/03/27/tho-to-huu-kho-ki-uc-the-loai-cua-van-hoc-hien-thuc-xa-hoi- chu-nghia/
quân xâm lược. Lịch sử giai đoạn này ghi nhận hai lần kháng chiến chống quân Tống (thế kỉ X và XI), ba lần chống quân xâm lược Mông Nguyên (thế kỉ XIII) và cuộc kháng chiến chống quân Minh (thế kỉ XV). Văn học vì thế xuất hiện nhiều sáng tác nói đến ý chí chống giặc, nói về chiến thắng bằng khát vọng và lòng tự hào. Chiến thắng quân Minh, Nguyễn Trãi viết Đại cáo
Bình Ngơ:
“Xã tắc từ đây vững bền Giang sơn từ đây đổi mới Kiền khôn bĩ mà lại thái Nhật nguyệt hối mà lại minh
Mn thuở nền thái bình vững chắc Ngàn thu vết nhục nhã sạch làu”
Nhận xét về sự tác động của hoàn cảnh lịch sử đến các sáng tác văn học, cũng tức là về sự ý thức của chủ thể diễn ngơn về hồn cảnh lịch sử đã hình thành diễn ngơn chi phối việc sáng tác văn học của mình, Nguyễn Lộc viết “Văn học ra đời trong giai đoạn này13, chịu sự tác động sâu sắc và mạnh mẽ của cuộc chiến đấu chống ngoại xâm của dân tộc, đặc trưng cơ bản có tính chất lịch sử của nó là sự khẳng định dân tộc” [35; 46].
Diễn ngôn tác động đến chủ thể và chủ thể có thể sáng tạo văn bản trong vô thức. Vô thức cá nhân là một khái niệm quan trọng được S.Freud đề xuất. “Vô thức là bản thân tâm trí và hiện thực cốt lõi của nó”14. Với khái
niệm vơ thức S.Freud quan tâm đến những gì dồn nén của cá nhân trong quá khứ. “Ngay cả khi cái bị dồn nén không tạo thành cái vô thức, mà chỉ là một
phần của nó thơi như Freud đã chỉ rõ trong Siêu tâm lí thì chính bản thân Freud cũng rất hay đồng nhất cái vô thức và cái bị dồn nén trong nhiều bài
13 Giai đoạn từ X đến nửa đầu XV tức là khi khởi nghĩa Lam Sơn thành công với việc chiến thắng quân Minh. NTT chú thích.
viết của mình” [27; 109]. Nghiên cứu một chủ thể phát ngơn cần tìm hiểu những “cái bị dồn nén”, “cái dồn nén” chủ thể này. Cái dồn nén có thể xuất phát từ những biến động đời tư, một tuổi thơ dữ dội… Đối với một phát ngôn, bản thân vô thức trở thành nguồn gốc của nó, nhưng đằng sau vơ thức lại là diễn ngôn.
Sau khái niệm vô thức của S.Freud, G.Jung đề xuất khái niệm vô thức tập thể15. Theo G.Jung “văn hóa với hàng loạt những cấm đoán đã tạo ra những “dồn nén”, những “mặc cảm” trong tâm linh và những ảo tưởng, những huyền thoại với tư cách là giấc mơ của một cộng đồng. G.Jung đã lần đầu tiên đưa ra khái niệm “vô thức tập thể” như là đặc thù tâm linh của một chủng tộc, được hình thành bởi sự kế thức các tâm trạng ổn định mà Jung gọi là những “bản đúc” (archétypes). Những “bản đúc” hay còn gọi là “mẫu gốc” này là công ước tâm linh của một cộng đồng, thể hiện mặc cảm, khát vọng và động lực vơ thức của cộng đồng đó trong hình thức huyền thoại” [65;
44-45]. Khái niệm vơ thức cộng đồng của G.Jung cho thấy tâm lí con người trong xã hội. Vì lí do đó, nghiên cứu chủ thể phát ngơn khơng thể khơng xem xét vô thức cộng đồng như một nguồn gốc của phát ngôn.
Nhà thơ Bút Tre với tư cách là chủ thể diễn ngôn sẽ chịu sự chi phối của diễn ngôn và sáng tác trong sự ý thức rõ ràng hoặc không ý thức (vơ thức). Chúng tơi sẽ nói rõ hơn về điều này.
Diễn ngơn ra đời trong một hồn cảnh cụ thể. Nó khiến chủ thể ý thức được về hồn cảnh đó trong q trình sáng tác. Nói cách khác, hồn cảnh ra đời diễn ngơn có thể chi phối chủ thể nhưng chi phối theo diễn ngôn. Bút Tre là một chủ thể diễn ngôn, ông ý thức được hồn cảnh thời đại, mơi trường văn
15 Nói thêm về vô thức tập thể. “C.Jung hiểu vô thức tập thể như là cấu trúc tâm lí bẩm sinh (chứ khơng được hình thành từ tuổi ấu thơ như ở S.Freud), cấu trúc này là một loại bình chứa (accumulate) tích lũy kinh nghiệm nhân loại, được truyền một cách không ý thức từ thế hệ này sang thế hệ khác” (I.P Ilin và
E.A.Tzurganaova, người dịch Đào Tuấn Ảnh-Trần Hồng Vân-Lại Nguyên Ân, Các khái niệm và thuật ngữ
của các trường phái nghiên cứu văn học ở Tây Âu và Hoa Kì thế kỉ XX, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, 2003,
hóa của nơi những sáng tác của ơng thuộc về. Chúng tôi sẽ khái quát sau đây một số yếu tố lịch sử xã hội, văn hóa tư tưởng chi phối thơ Bút Tre và các sáng tác cùng thời theo quan điểm diễn ngôn.
Thơ Bút Tre xuất hiện trên thi đàn vào khoảng những năm 60 của thế kỉ XX nên có thể khẳng định nó chịu sự chi phối của tổng thể các diễn ngôn gắn với hồn cảnh lịch sử xã hội, văn hóa, tư tưởng những năm 1945-1975 mà cụ thể là giai đoạn 1955-1964.
Hoàn cảnh lịch sử giai đoạn này có nhiều sự kiện trọng đại nên có sự tác động mạnh mẽ đến sự tạo sinh các văn bản văn học. Sau chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954, hiệp định Genève được kí kết lập lại hịa bình trên đất nước tuy nhiên đất nước tạm thời bị chia cắt làm hai miền. Miền Bắc được giải phóng và bắt đầu cơng cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội với nhiều hoạt động như cuộc cải cách ruộng đất (1953-1956), phong trào hợp tác nông nghiệp ở nông thôn (1958-1960). Những hoạt động này đã tạo nên những biến đổi cơ bản trong xã hội Việt Nam. Miền Nam, tiếp tục cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc khỏi sự xâm lược của đế quốc Mĩ đồng thời bảo vệ miền Bắc.
Bên cạnh hoàn cảnh lịch sử, văn hóa tư tưởng cũng là yếu tố ảnh hưởng đến việc tạo lập các văn bản. Đảng tập hợp, tổ chức các văn nghệ sĩ. Xuất phát từ quan niệm văn học nghệ thuật là vũ khí đấu tranh Cách mạng, năm 1943 Đảng công bố Đề cương về văn hóa Việt Nam. Bản đề cương ghi rõ
“Cách mạng văn hóa muốn hồn thành phải do Đảng Cộng sản Đông Dương lãnh đạo” và nêu ba nguyên tắc vận động văn hóa mới: dân tộc hóa, đại chúng hóa, khoa học hóa. Đảng định hướng tư tưởng cho hoạt động văn hóa cũng có nghĩa là định hướng cho văn học. Sau cách mạng tháng Tám, Đảng nhấn mạnh: lập trường dân tộc, dân chủ nhân dân, lập trường kháng chiến, yêu cầu sáng tác phục vụ cuộc chiến đấu theo ba phương châm dân tộc, khoa học, đại chúng. Sau khi miền Bắc được giải phóng và bước vào cơng cuộc xây
dựng chủ nghĩa xã hội, thì Đảng yêu cầu cao hơn đối với người cầm bút: yêu nước phải gắn với yêu chủ nghĩa xã hội, tác phẩm phải đạt tới tính Đảng và phải được sáng tác theo phương pháp hiện thực xã hội chủ nghĩa…
Như vậy, sự tác động của hoàn cảnh lịch sử, văn hóa tư tưởng đối với tồn bộ hoạt động văn học có thể xét thấy trên các phương diện cụ thể: văn học có sự lãnh đạo của Đảng trập trung thực hiện nhiệm vụ chính trị, cổ vũ chiến đấu; văn học hướng về đại chúng. Hai phương diện này chính là hai diễn ngơn và có thể được gọi theo một cách khác: diễn ngôn tuyên truyền chính trị và diễn ngơn quần chúng. Hai diễn ngơn này khơng tách rời riêng rẽ mà có sự thống nhất. Chúng tơi sẽ nói cụ thể hơn về hai phương diện trên.
Từ năm 1945, văn học Việt Nam hoàn toàn thống nhất về tư tưởng, tổ chức, phương pháp sáng tác, quan niệm nhà văn kiểu mới: nhà văn-chiến sĩ. Sự thống nhất này chấm dứt tình trạng phân hóa thành nhiều bộ phận (cơng khai và không công khai) và xu hướng (lãng mạn và hiện thực) trước Cách mạng.
Quan niệm văn học thực hiện nhiệm vụ chính trị như một yếu tố thời đại đã dẫn đến sự ra đời của diễn ngơn văn học tun truyền chính trị. Diễn ngơn này quy định sự phản ánh hiện thực cụ thể, đề tài chính, chủ đề chính, cảm hứng bao trùm, nhân vật trung tâm của văn học, tiêu chuẩn đánh giá trong phê bình văn học.
Dưới sự chi phối của diễn ngơn tun truyền chính trị, nội dung của các tác phẩm văn học ln hịa cùng dịng chảy của cách mạng, theo sát các nhiệm vụ chính trị của đất nước: ngợi ca cách mạng và đời sống mới (1945- 1946); cổ vũ kháng chiến, biểu dương chiến công, vận động chiến dịch, tuyên truyền thuế nông nghiệp, phục vụ cải cách ruộng đất (1946-1954); ngợi ca thành tựu khôi phục kinh tế và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc (hợp tác hóa nơng nghiệp, cơng nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa), phục vụ cuộc đấu
tranh giải phóng miền Nam (1955-1964); cổ vũ kháng chiến chống Mĩ, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (1965-1975). Như vậy, đề tài bao quát toàn bộ văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám đến 1975 là đề tài Tổ quốc và chủ nghĩa xã hội.
Diễn ngơn tun truyền chính trị, cổ vũ chiến đấu tác động đến văn học còn thể hiện ở sự quy định nhân vật trong văn học. Thứ nhất, nhân vật trung tâm phải là những người lính trên chiến trường, chiến sĩ giao liên… và quần chúng cách mạng như thanh niên xung phong, dân cơng du kích, dân cơng hỏa tuyến…. Họ là những con người đứng ở hàng đầu tiên trong cuộc chiến đấu chống xâm lược. Thứ hai, nhân vật chỉ được khám phá ở tư cách công dân, ở ý thức chính trị và trong đời sống cộng đồng, trong cuộc đấu tranh cho những lí tưởng cao cả của dân tộc. Lí tưởng độc lập, tự do, tinh thần chiến đấu chống xâm lược, thái độ đối với chủ nghĩa xã hội… trở thành những chuẩn mực cao nhất để đánh giá nhân vật. Thứ ba, vận mệnh của mỗi cá nhân, những vấn đề tư tưởng và các mối quan hệ của con người đều phải được xem xét từ những lợi ích và số phận của cả cộng đồng, từ các yêu cầu và mục tiêu của từng giai đoạn cách mạng. Thứ tư, những tình cảm được thể hiện phong