Một kiểu vè hiện đại

Một phần của tài liệu Thơ bút tre nhìn từ góc độ diễn ngôn (Trang 50)

6. Cấu trúc của luận văn

2.2. Một kiểu vè hiện đại

2.2.1. Vè dân gian

Vè là một trong số các thể loại của văn học dân gian Việt Nam. Theo

Từ điển văn học (bộ mới) thì vè là “một thể loại sáng tác dân gian kể chuyện bằng văn vần của người Việt Nam, một loại thơ truyền miệng mang tính chiến đấu, tính quần chúng rõ rệt, chú trọng nói sự thật, việc thật, những biến cố có tính chất đột xuất của làng xã ngày xưa (vè thế sự) hoặc những sự việc lớn vang động đến cả nước vè lịch sử. Vè sử dụng nhiều hình thức khác nhau như lục bát, hát giặm, nói lối…” [20; 1980]. Tương tự như vậy, Từ điển thuật ngữ văn học cũng định nghĩa vè là “thể loại văn học dân gian kể chuyện bằng văn vần, được diễn xướng dưới hình thức nói hoặc kể nhằm phản ánh kịp thời những người thực việc thực tại một địa phương nhất định để bộc lộ thái độ khen chê của nhân dân” [16; 426].

Từ hai định nghĩa trên, có thể thấy đặc điểm quan trọng nhất của vè về mặt hình thức là tính có vần, về mặt nội dung là sự phản ánh người thực việc thực có tính thời sự có nghĩa những tri thức đó có thể kiểm chứng. Sự phản ánh hiện thực kịp thời khiến nội dung vè có tính tự sự “vè là một lối kể “vần

vè” về một việc gì, một chuyện gì, cho nên thể vè là một thể tự sự” [54; 503].

Trong các nghiên cứu về vè, có quan điểm cho rằng nó đồng nhất với đồng dao “thuật ngữ vè còn dùng để chỉ một số bài hát trẻ em (đồng dao)” [20; 1980]. Tuy nhiên cũng có quan điểm tách vè khỏi đồng dao “vè có một bộ phận của trẻ em, chủ yếu do trẻ sáng tác, bộ phận này trở thành một bộ phận của đồng dao, được gọi là đồng dao” [50; 52].

Vè dân gian thường sử dụng thể loại bốn chữ hoặc lục bát hay song thất lục bát tức đều là những thể loại được người Việt sáng tạo. Vè làm bằng thể

bốn chữ như:

“Ve vẻ vè ve, Đặt vè con ở, Khó ăn khó ở,

Nó bỏ nó về, -Mày ở với tao Việc gì mà ngại! Có con trâu cái, Tao bán đi rồi.

Về thì về! Tao thuê đứa khác… Chua thuê chẳng được,

Lại đến dỗ dành: Cơm nguội đầy nồi,

Cắt cỏ ăn no” [54; 503-504]

hoặc thể lục bát như bài “Vè mẹ dạy con gái”:

“…Nay chừ con đã nên người Gái tơ giữ nết, nghe lời mẹ răn:

Xem lên đường tóc chân răng, Khuyên con đứng lại cho bằng chị em.

Ở cho dậm dẹ người khen,

Gái thời chừng ấy chẳng hèn trước sau. Miệng thời chớ nói làu láu, lùa lua

Như hàng tôm hàng cá, là đồ không nên…” [50; 53]

Vè ở thể thơ lục bát, khơng phải lúc nào cũng đảm bảo hình thức sáu tiếng, tám tiếng mà có biến thể. Đơn cử như trường hợp bài vè trên, câu

có đến tám tiếng. Tác giả dân gian đã thêm hai tiếng “lùa lua” nhằm hiệp vần với tiếng thứ tám của câu tám tiếng ở trên. Như vậy, vè chấp sự phá vỡ đặc điểm của thể thơ để đảm bảo tính vần của nó. Đây là đặc điểm quan trọng đợc Bút Tre kế thừa.

Vè dân gian thường bắt đầu “ve vẻ vè ve” hoặc có tên. Người ta có thể thơng qua sự bắt đầu, tên của bài vè để nhận ra thể loại vè. Trong số mười hai bài vè được Vũ Ngọc Phan sưu tầm trong cuốn Tục ngữ ca dao, dân ca Việt Nam thì bài vè nào cũng có tên nói rõ thể loại hoặc có mở đầu với sự xuất hiện của tên thể loại. Đây có thể coi như một đặc điểm của vè dân gian và nó giúp phân biệt với vè Bút Tre.

2.2.2. Vè hiện đại

Sử dụng khái niệm vè hiện đại tất yếu dẫn đến phân biệt các khái niệm dân gian/ hiện đại hoặc cổ, trung đại/ hiện đại. Phân biệt các khái niệm này có thể dựa trên nhều tiêu chí khác nhau về thời đại lịch sử, đặc trưng thi pháp…Nếu dựa vào tiêu chí thời đại lịch sử có thể thấy rất rõ những bài vè thuộc về cổ, trung đại và những bài vè thuộc về hiện đại qua hiện thực mà nó phản ánh. Vè cổ, trung đại là những bài vè ra đời từ xa xưa và trong thời phong kiến (trung đại), nói về những câu chuyện chăn châu, đi ở, đi lính, lấy chồng chung, làm lẽ…Có cơ gái mang phận chồng chung cất lời vè:

“Chồng chung khó lắm ai ơi Ai bước chân vơ đó Khơng được ngồi ăn mơ! Quyền bán với quyền mua,

Thời là em khơng có. Đem gạo với xay ló Thời em đã có phần, Đập đất với khiêng phân,

Đâm xay, rồi nấu nướng” [54; 513]

Vè hiện đại trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ có nội dung tập trung vào cuộc đấu tranh chống xâm lược từ lập trường nhân dân. Trong hai thời kỳ này, hàng loạt bài vè ra đời phản ánh kịp thời những câu chuyện hiện thực, chuyện những con người anh hùng như vè Quan Đình, vè Tán Thuật, vè Đề Thám, vè Xoviet Nghệ-Tĩnh, vè Cù Chính Lan đánh giặc, vè du kích Nguyễn Thị Chiên... Trong đó có thể kể đến vè Quảng Giang, một bản

cáo trạng tội ác của quân xâm lược:

“Người chọc huyết như gà vịt

Người đem ra xẻo thịt như trâu” [20; 1981]

Trong khuôn khổ nghiên cứu của mình, chúng tơi quan niệm nhà thơ Bút Tre là chủ thể diễn ngôn, là một cá nhân cụ thể, đồng thời là tác giả (theo M.Foucault) nên sẽ sử dụng người tạo lập văn bản như một tiêu chí để phân biệt vè dân gian/ hiện đại và vè cổ, trung đại/ vè hiện đại. Vè dân gian là những sáng tác của tập thể nhân dân lao động. Đây là những sáng tác vô danh. Tác giả dân gian, dẫu có thể là một cá nhân ban đầu, đã hịa mình vào trong một tập thể sáng tạo văn bản. Vè hiện đại, được sáng tác bởi một con người cụ thể. Con người đó được lưu tên cùng với sáng tác của mình. Vè cổ, trung đại, có thể có tác giả, ra đời trước thế kỉ XX. Vè hiện đại có tác giả và ra đời từ thế kỉ XX19 về sau. Với quan niệm như trên, tất cả sáng tác vè dù ra đời ở thời đại nào nhưng không lưu tên tác giả đều thuộc về dân gian; và những sáng tác có tên tác giả, ra đời từ đầu thế kỉ XX trở đi thuộc về hiện đại. Đương nhiên, cách phân biệt này chỉ tương đối. Dẫu thế, nó giúp chúng tơi xác định thơ Bút Tre thuộc về không gian của hiện đại, là vè hiện đại của Bút

19 Thời kì hiện đại bắt đầu từ thế kỉ XX chỉ là một cách xác định tương đối. Từ góc độ nghiên cứu diễn ngơn thế kỉ XX có ý nghĩa đặc biệt. Từ đầu thế kỉ XX, cùng với sự chuyển biến mạnh mẽ của hệ hình lí thuyết thuật ngữ diễn ngôn đi vào nghiên cứu văn học với mơ hình nghiên cứu khơng theo lí thuyết phản ánh. Khơng sử dụng lí thuyết phản ánh cũng là hướng nghiên cứu của M.Foucault. Vì những lẽ trên, chúng tơi sử dụng dấu mốc bắt đầu thế kỉ XX để phân chia cổ, trung đại và hiện đại.

Tre.

2.2.3. Vè Bút Tre

Thơ-vè Bút Tre ra đời sau vè dân gian, vè thời cổ, trung đại nên có sự kế thừa những đặc điểm của chúng. Như trên đã nói, vè dân gian, vè cổ, trung đại mang một vài đặc điểm như có tên và có sự mở đầu chỉ rõ tên thể loại, có sự phá vỡ đặc trưng của thể thơ để đảm bảo tính có vần, có nội dung là những câu chuyện khi mục đích của vè là “kể chuyện”. Thơ-vè Bút Tre đã kế thừa hầu hết những đặc điểm ấy như có sự phá vỡ đặc điểm thể thơ nhằm đảm bảo tính có vần; và nội dung là những câu chuyện được kể. Tuy có sự kế thừa vè dân gian, vè cổ, trung đại nhưng điểm khác biệt nhận thấy rõ của thơ-vè Bút Tre với vè trước nó ở chỗ tên hay mở đầu của bài thơ-vè không xuất hiện tên của thể loại.

Bút Tre ý thức rõ về việc sử dụng vè nghĩa là ý thức được việc phải đảm bảo đặc điểm vần của nó khi sử dụng thể thơ cũng tức là ý thức được mối quan hệ vè với thể thơ được sử dụng.

Về sự ý thức của chủ thể sáng tạo, có thể thấy qua sự khẳng định của Nguyễn Hoàng Đức “trong thực tế, khi mà thi sĩ hiểu rõ việc của mình, anh

có thể làm như anh muốn, và bất cần đến những khuôn thước ngặt nghèo. Anh có thể viết câu tự do, câu trắng (vơ hình), câu vần điệu, câu đều đặn, và câu không đều đặn. Nhưng dù thế nào mặc lịng, anh cũng phải điều khiển trí tưởng tượng của mình và trải nó lên trang giấy theo lối không phải là văn xuôi” [8; 16].

Bút Tre chủ yếu sử dụng thể thơ lục bát để làm vè, nhưng bên cạnh đó ơng cịn sử dụng thể thơ khơng phải lục bát. Bởi thế các thể thơ này đều có mối quan hệ với vè mà trung tâm là tính có vần của vè.

Trong mối quan hệ giữa thể thơ lục bát và thể loại vè, thì tính có vần là đặc điểm chung của chúng tuy nhiên lục bát cịn có quy định về thanh, tiếng.

Vì vậy, có khi Bút Tre chỉ đảm bảo đặc điểm tính vần của vè, khi khác vừa đảm bảo tính vần của vè vừa đảm bảo tính vần, tính hiệp thanh, số tiếng của lục bát. Nếu nhà thơ nỗ lực đảm bảo đặc điểm của thể thơ lục bát thì đó là bảo lưu đặc điểm thể thơ này như một sự tiếp nối truyền thống. Nếu nhà thơ nhà thơ phá vỡ các đặc điểm của thể thơ lục bát thì đó là nỗ lực đảm bảo đặc điểm của thể loại vè và là sự sáng tạo về thể thơ nói chung. Những nỗ lực này đều có thể tạo ra cái “phi thơ” bắt nguồn từ nội dung do hình thức biến đổi hoặc bắt nguồn từ hình thức do “nội dung mở”. Ngồi ra, những nỗ lực này, có thể diễn ra trong cùng một văn bản nhưng cũng có thể diễn ra ở những văn bản khác nhau dẫn đến đa số các bài thơ lục bát của Bút Tre đều là vè, một số bài khơng thuộc hẳn vè thì mang tính vè. Tinh thần “vè” bao trùm thơ lục bát Bút Tre.

Ngoài mối quan hệ trên, Bút Tre có những bài thơ, câu thơ khơng phải lục bát nhưng có vần nghĩa là tính vè vẫn bao trùm. Do vậy, cái “phi thơ” cũng xuất hiện.

Chúng tơi sẽ lần lượt trình bày về tính vè của các bài thơ nằm trong và ngoài mối quan hệ giữa thể thơ lục bát và thể loại vè nêu trên. Trong chương III, chúng tôi sẽ trở lại xem xét các từ ngữ tạo vần của thể loại vè và thể thơ lục bát như kết quả của sự chi phối của diễn ngơn văn hóa trào tiếu dân gian.

Trước hết, với việc Bút Tre thường làm vè bằng thể thơ lục bát thì tính vần ln được đảm bảo bởi đây là đặc điểm chung của vè và lục bát. Nhưng bên cạnh đó, ở một số trường hợp, cùng với hiệp vần thì đặc điểm hiệp thanh của lục bát cũng được đảm bảo.

Thơ lục bát vốn có quy định chặt chẽ về số tiếng trong câu và số thanh cụ thể nhưng khi vận dụng thể loại lục bát để làm vè Bút Tre đã có sự sáng tạo. Sự sáng tạo này đồng thời đảm bảo tính vè trong thể thơ lục bát Bút Tre được thể hiện ở khoảng trống bỏ lửng trong câu thơ. Từ đó khiến câu thơ có

“nội dung mở”, hình thức câu thơ tiềm ẩn khả năng phá vỡ thể loại và khả năng trở lại với mơ hình thể loại.

Đối với những trường hợp Bút Tre bỏ trống từ ở vị trí gieo vần, người tiếp nhận sẽ tự điền vào khoảng trống đó nhờ vào vốn ngôn ngữ và kinh nghiệm tiếp nhận văn học hay nói cách khác là sự hiểu biết về thể thơ lục bát, thể loại vè cùng với vốn từ. Đó là những cơ sở quan trọng trong việc tạo lập và tiếp nhận thơ Bút Tre. Việc bỏ trống từ ở vị trí gieo vần, có thể bắt nguồn từ trị chơi dân gian như đố chữ hoặc là một cách chơi chữ. Tuy nhiên chắc chắn rằng, những khoảng trống trong thơ Bút Tre khi được hiện thực hóa bằng ngơn ngữ âm thanh sẽ chính là những “điểm ngắt” xuất hiện trong phát ngôn (theo M.Bakhtin). Điểm ngắt ấy rõ ràng là ý đồ nghệ thuật của tác giả khi sáng tác. Ý đồ này thể hiện ở việc, đối với thơ lục bát, điểm ngắt xuất hiện ở tiếng gieo vần câu bát tức cơ sở để điền vào điểm ngắt đó đã có trong câu lục ở trên. Như thế có nghĩa là số từ có thể điền vào điểm ngắt bị giới hạn về khả năng hiệp thanh, hiệp vần và khả năng tạo nghĩa cho câu xét trong mối quan hệ với những từ khác tức trong văn cảnh. Người tạo lập và người tiếp nhận cùng sử dụng một hệ thống ngơn ngữ, cùng ngữ cảnh, nên phần lớn có thể tìm được từ có đủ các điều kiện trên. Chẳng hạn câu thơ:

“Bấy lâu gan dạ bồn chồn Gặp anh nay được sáng…con người”

Điểm ngắt-dấu ba chấm-có thể hiệp vần và hiệp thanh với các từ sau: khôn, luôn, muôn… Nhưng chỉ có một từ có khả năng tạo nghĩa với các từ khác trong văn cảnh là từ “khôn”. “Sáng khôn” là từ ghép mang nghĩa thấu hiểu ra, nhận thức rộng ta.

Từ góc độ tiếp nhận, có thể thấy với cách để tạo khoảng trống trong câu thơ, người đọc có quyền đồng sáng tạo mạnh mẽ cùng tác giả. Chính bởi sự đồng sáng tạo nên hồn tồn có thể xảy ra trường hợp từ được chọn điền vào

khoảng trống chỉ hiệp vần không hiệp thanh nghĩa là thể lục bát bị phá vỡ. Nhưng nếu từ đó vừa hiệp vần vừa hiệp thanh thì thể lục bát được đảm bảo nghĩa là với sự điền vào chỗ trống hợp lí câu thơ trở về đúng với mơ hình lục bát. Cũng chính bởi sự đồng sáng tạo nên mỗi người có thể có một câu thơ riêng. Với việc có thể điền vào khoảng trống nhiều từ khác nhau thì có thể có nhiều hiện thực khác nhau được phản ánh qua thể loại lục bát. Khoảng trống trong câu bát có thể khơng được điền một từ hiệp đúng thanh-vần mà chỉ tạo nghĩa. Chẳng hạn câu thơ đã trích ở trên:

“Bấy lâu gan dạ bồn chồn Gặp anh nay được sáng…con người”

Hồn tồn có thể điền từ khác từ “khơn” vào điển ngắt để hiệp nghĩa-tức có nghĩa tương đương. Có thể điền “lịng”:

Bấy lâu gan dạ bồn chồn

Gặp anh nay được sáng lòng con người

Hoặc:

Bấy lâu gan dạ bồn chồn

Gặp anh nay được sáng dạ con người

Dù các từ được điền vào không hiệp thanh-vần nhưng phải đảm bảo nội dung. Nội dung chung nhất mà các từ được điền vào hướng đến là: Lâu nay hết lòng mong ngóng, nay được gặp anh, (tôi) hiểu thêm, nhận ra được nhiều điều. Như vậy có thể thấy, nội dung ấy đã được định hình thơng qua những từ khác trong văn bản, được định hướng bởi thanh-vần trong câu lục của cặp lục bát. Nội dung này, đã đi tìm những hình thức khác nhau cho nó.

Sự định hướng của thanh-vần trong câu lục thể hiện vai trị của hình thức với nội dung. Tuy nhiên nó khơng mang tính quyết định nội dung như trong trường hợp cụ thể này không bắt buộc phải lựa chọn từ “khôn” để điền vào điểm ngắt. Dẫu là sự không bắt buộc, nhưng với tri thức về vần của lục

bát và đặc biệt của vè người tiếp nhận sẽ lựa chọn từ “khôn” chứ khơng lựa chọn từ “lịng” hay “dạ” để điền vảo khoảng trống ngữ nghĩa. Và như vậy, tính vần của vè đồng thời của lục bát được đảm bảo.

Sự đảm bảo mơ hình lục bát truyền thống thể hiện ở sự nỗ lực đảm bảo thanh điệu và vần theo luật thơ lục bát, tức là đồng thời là đảm bảo tính có

Một phần của tài liệu Thơ bút tre nhìn từ góc độ diễn ngôn (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)