So sánh phương án thiết kế cụm cấp liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất công nghệ và thiết bị bóc vỏ chuối (Trang 54 - 57)

Bảng 3.6: So sánh phương án thiết kế cụm cấp liệu

TT Tiêu chí so sánh Các phương án Phương án 1 (Xilanh) Phương án 2 (Bánh ma sát)

1 Kết cấu Đơn giản Đơn giản

2 Chu kỳ cấp chuối Chậm Nhanh, liên tục

3 Nguồn khí nén Cần Không cần

Từ kết quả so sánh được thể hiện trong bảng 3.6, ta chọn thiết kế cụm cấp liệu theo phương án 2 - cấp liệu bằng bánh ma sát với các ưu điểm và giải pháp khắc phục nhược điểm như sau:

- Thời gian cấp chuối nhanh, liên tục; - Có thể điều chỉnh được tốc độ;

- Quả chuối lần lượt đi vào khu vực khía, bóc vỏ dễ dàng;

chuối vào khu vực khía và bóc vỏ bằng cách tạo gai cho bánh ma sát này để tăng lực ma sát.

b) Cụm khía vỏ

Phương án 1 - Dùng 4 dao

Cụm khía vỏ gồm 4 trụ trượt gá dao (3) đặt cách nhau 900 trên cùng mặt phẳng, đầu các trụ trượt gá dao được gắn dao khía (4) và tấm chặn (5). Dao khía (4) đảm nhận nhiệm vụ khía/cắt vỏ chuối và tấm chặn (5) giúp điều chỉnh độ cắt sâu của dao khía (4) vào vỏ và thịt chuối.

1. Bạc trượt; 2. Lò xo; 3. Trụ trượt gá dao; 4. Dao khía vỏ; 5. Tấm chặn

Hình 3.21: Sơ đồ ngun lý khía vỏ dùng 4 dao

Khi hoạt động, quả chuối được cụm cấp liệu đẩy đến vùng khía, các dao khía (4) sẽ bám chặt và ép vào biên dạng quả chuối nhờ các lị xo đàn hồi (2) sẽ khía được 4 rãnh dọc theo biên dạng quả chuối với chiều sâu cắt không đổi nhờ vào tấm chặn (5).

Ưu điểm:

+ Kết cấu đơn giản, dễ chế tạo;

+ Khía được 4 rãnh dọc theo biên dạng quả chuối với chiều sâu khía khơng đổi và bằng bề dày vỏ chuối (có thể điều chỉnh được);

+ Độ ổn định cao, điều chỉnh dễ dàng;

+ Có thể khía được nhiều quả chuối với một phạm vi kích thước đường kính.

Nhược điểm:

+ Lực đẩy quả chuối đi vào vng góc với các trụ trượt gá dao (3) gây nên phản lực làm biến dạng quả chuối hoặc lực đẩy đến lớn làm các trụ trượt gá dao (3) ma sát

mạnh với bạc trượt nên không dịch chuyển kịp thời gây nên tình trạng bị kẹt quả chuối tại đây.

Phương án 2 - Dùng 2 dao

Sơ đồ nguyên lý phương án được trình bày ở hình 3.22.

3 1 2

4

1. Quả chuối; 2. Dao khía; 3. Băng tải; 4. Động cơ

Hình 3.22: Sơ đồ ngun lý khía vỏ dùng 2 dao

Khi hoạt động, quả chuối được đặt lên băng tải (3), động cơ (4) quay sẽ dẫn động băng tải (3) chuyển động mang quả chuối tịnh tiến đến trước nhờ lực ma sát giữa quả chuối (1) và băng tải (3). Khi quả chuối di chuyển qua hai dao khía (2) được bố trí dọc 2 bên băng tải (3) thì dao khía (2) sẽ khía được hai đường dọc theo quả chuối.

Ưu điểm:

+ Dao khía ổn định; + Kết cấu đơn giản.

Nhược điểm:

+ Khó điều chỉnh dao khía bám theo biên dạng quả chuối hoặc sẽ khơng khía được quả chuối có kích thước nhỏ trong nhóm.

+ Lực ma sát không đủ lớn nên quả chuối bị dừng lại ở vị trí dao khía khơng khía/cắt được hoặc khi đến cung cong của quả chuối lực ma sát không đủ mang quả chuối vượt qua.

+ Nếu trái chuối ở trên băng tải có vị trí khơng hướng đầu vào khoảng giữa hai dao khía sẽ bị gạt rớt ra ngồi.

+ Nếu gắn thêm cơ cấu ép quả chuối vào băng tải để tăng lực ma sát và chỉnh hướng thì kết cấu quá phức tạp.

+ Chỉ khía/cắt được 2 rãnh dọc nên sẽ gây khó khăn cho cơng đoạn bóc vỏ tiếp theo.

Kết quả so sánh đánh giá 2 phương án thiết kế cụm khía vỏ được trình bày ở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất công nghệ và thiết bị bóc vỏ chuối (Trang 54 - 57)