Những khó khăn cịn tồn tại trong QTGD ĐĐKD

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục đạo đức kinh doanh cho sinh viên ngành quản trị kinh doanh tại trường đại học tài chính marketing (Trang 82 - 106)

Từ thực trạng và những nguyên nhân trên, những nội dung đổi mới được đề xuất cụ thể như sau:

Phương pháp giảng dạy (90.25%), “Nâng cao ý thức tự giác học tập và rèn luyện của SV (88.98%) và “Nội dung chương trình (86.02%). Đây là ba vấn đề mang tính cấp thiết hàng đầu được SV đề xuất cần phải được đổi mới để nâng cáo chất lượng giáo dục ĐĐKD.

Trong đó, có hai nội dung mang tính cấp thiết mà SV cho rằng rất cần thiết phải đổi mới là “Nâng cao ý thức tự giác học tập và rèn luyện của SV (58.05%) và phương pháp giảng dạy (57.63%).

Bảng 2.9. Những vấn đề cần quan tâm đổi mới để nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức kinh doanh

0.00 10.00 20.00 30.00 40.00 50.00 60.00 70.00 80.00 90.00

Mục tiêu và nội dung giáo dục đạo đức

nghề nghiệp cịn chung chung, chưa có

quy định cụ thể

Việc giảng dạy kiến thức chuyên môn đã chiếm q nhiều thời gian nên giảng viên

khơng cịn đủ thời gian để giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho

sinh viên

Chưa có các hình thức kiểm tra, đánh

giá đạo đức nghề nghiệp thường xuyên

như việc kiểm tra kiến thức chun mơn nên khó đo

lường

Mơn đạo đức kinh doanh là một môn cung cấp kiến thức hệ

thống, nền tảng trong quá trình giáo dục đạo đức nghề nghiệp,

tuy nhiên vì là mơn học tự chọn nên không phải sinh viên

nào cũng được học

Sự kết hợp về mục tiêu, nội dung và phương pháp giáo dục đạo đức nghề nghiệp còn thiếu đồng bộ giữa hoạt động giảng dạy trên

lớp (lý thuyết) với các hoạt động giáo dục ngoại khóa (rèn luyện trong thực tế)

DM

Những vấn đề cần quan tâm đổi mới để nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức kinh doanh Rất cần thiết Cần thiết Khơng có ý kiến Ít cần thiết Khơng cần thiết Tổng SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ %

DM1 Nội dung chương trình 97 41.10 106 44.92 33 13.98 0 0.00 0 0.00 236 DM2 Phương pháp giảng dạy 136 57.63 77 32.63 23 9.75 0 0.00 0 0.00 236 DM3 Chất lượng giảng viên 112 47.46 74 31.36 48 20.34 2 0.85 0 0.00 236 DM4

Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, phục vụ đào tạo của nhà trường

99 41.95 98 41.53 39 16.53 0 0.00 0 0.00 236

DM5

Nâng cao ý thức tự giác học tập, rèn luyện của SV

137 58.05 73 30.93 26 11.02 0 0.00 0 0.00 236

Ba nội dung ưu tiên được giảng viên đề xuất đổi mới ở mức độ rất cần thiết là “nâng cao ý thức tự giác học tập, rèn luyện của SV” (66.67%), “nội dung chương trình” (56.67%) và “chất lượng đội ngũ cán bộ quán lý, phục vụ đào tạo của nhà trường” (53.33%).

Nhận xét:

Cả giảng viên và SV đều nhận định rất cần thiết để nâng cao ý thức tự giác học tập, rèn luyện đạo đức nghề nghiệp của SV.

Tuy nhiên có một sự khác biệt đáng kể là SV cho rằng phương pháp giảng dạy rất cần phải đổi mới (57.51%), trong khi đối với giảng viên thì đề xuất thay đổi chương trình đào tạo (56.67%). Phương pháp giảng dạy là yếu tố tác động trực tiếp đến SV nên SV yêu cầu cần phải đổi mới. Tuy nhiên, ở góc độ của giảng viên thì nội dung chương trình quy định phương pháp giảng dạy, cho nên để thay đổi phương pháp thì trước tiên chương trình học phải thay đổi.

Hình 2.9. Những vấn đề cần quan tâm đổi mới để nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức kinh doanh theo đánh giá của SV và GV

Tóm lại: dựa trên những ưu điểm và những hạn chế còn tồn tại, kết hợp đề xuất của SV và GV, nhà trường cần tập trung đổi mới ba nội dung: thứ nhất là nâng cao ý thức tự giác học tập, rèn luyện đạo đức nghề nghiệp của SV, thứ hai là đổi mới nội dung chương trình và thứ ba là đổi mới phương pháp giảng dạy. Đối với nội dung chương trình, theo tác giả nhận thấy cần phải thiết kế nội dung chương trình đảm bảo cân đối giữa mục tiêu đào tạo kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp và giáo dục đạo đức nghề nghiệp. Trên cơ sở đó, cụ thể hóa các nội dung giáo dục và đưa vào chương trình đào tạo các học phần, mơn học phù hợp với các mục tiêu của chương trình đào tạo đề ra. Đặc biệt, các nội dung giáo dục ĐĐKD được khảo sát trong đề tài được GV và SV đánh giá rất cao về tính cần thiết trong q trình giáo dục ĐĐKD. Những nội dung giáo dục này có thể làm cơ sở định hướng trong quá trình giáo dục ĐĐKD cho SV ngành QTKD của Trường.

Đối với phương pháp giảng dạy cần chú ý đến tính hiệu quả từ khâu xây dựng đề cương bài giảng: mục tiêu, nội dung, các tình huống thảo luận, các câu hỏi đánh giá… đặc biệt là công tác tổ chức hoạt động dạy học cần theo quy trình chặt chẽ dưới

0.00 10.00 20.00 30.00 40.00 50.00 60.00 70.00

Nội dung chương trình Phương pháp giảng dạy Chất lượng giảng viên Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, phục vụ đào tạo của nhà trường Nâng cao ý thức tự giác học tập, rèn luyện của sinh

viên

Những vấn đề cần quan tâm đổi mới để nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức kinh doanh

sự điều khiển và hướng dẫn của GV, tránh việc tổ chức hoạt động dạy học mang tính hình thức. Các nội dung học tập, nghiên cứu, mục tiêu mơn học, tiêu chí đánh giá và những quy định khác phải được phổ biến đến SV ngay từ buổi học đầu tiên của môn học để SV biết và sắp xếp thời gian thực hiện nhiệm vụ học tập theo kế hoạch riêng phù hợp với mỗi cá nhân SV.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Theo Điều 5 mục 1, khoản b, Luật giáo dục đại học: 08/2012/QH13 [21], mục tiêu của GD đại học ở nước ta hiện nay là đào tạo người học có phẩm chất chính trị, đạo đức; có kiến thức, kỹ năng thực hành nghề nghiệp, năng lực nghiên cứu, phát triển ứng dụng khoa học và cơng nghệ tương xứng với trình độ đào tạo; có sức khỏe; có khả năng sáng tạo và trách nhiệm nghề nghiệp… Hay nói cách khác, năng lực chuyên môn (bao gồm kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghề nghiêp) phẩm chất đạo đức nghề nghiệp là hai mặt thống nhất của nhân cách nghề nghiệp. Tuy nhiên, trong quá trình đào tạo kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp thường được chú trọng nhiều hơn và cụ thể hơn, hoạt động GD đạo đức nghề nghiệp thường được lồng ghép vào trong quá trình đào tạo, chưa thể hiện mục tiêu và nội dung rõ ràng trong chương trình đào tạo…nên cịn tồn tại những hạn chế nhất định: SV có hiểu biết các chuẩn mực đạo đức kinh doanh, nhưng khả năng vận dụng kiến thức vào việc giải quyết các vấn đề trong thực tiễn còn hạn chế. Giữa lý thuyết và thực tế sinh viên tiếp nhận vẫn còn một khoảng cách nhất định. Nhà trường chưa phát huy được vai trò chủ đạo trong việc điều chỉnh nhận thức của SV mà ảnh hưởng, tác động của môi trường xã hội đến việc hình thành những chuẩn mực đạo ĐĐKD ở SV còn lớn. Phương pháp giáo dục được sử dụng chưa hợp logic, cịn mang tính hình thức, chưa tạo được hiệu quả cao, nên sinh viên cảm nhận cịn mang tính giáo điều. Hình thức giáo dục chủ yếu thông qua phương pháp giảng dạy.

Qua khảo sát thực trạng cho thấy, để nâng cao chất lượng giáo dục ĐĐKD cho SV ngành quản trị kinh doanh, cũng như nâng cao vai trò của nhà trường trong việc GD đạo đức nghề nghiệp cho SV, ba nội dung được giảng viên và sinh viên đề xuất cần phải đổi mới là: thứ nhất là nâng cao ý thức tự giác học tập, rèn luyện đạo đức nghề nghiệp của SV, thứ hai là đổi mới nội dung chương trình và thứ ba là đổi mới phương pháp giảng dạy. Đây là cơ sở định hướng để đề xuất các biện pháp ở chương tiếp theo.

Chương 3. ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC KINH DOANH 3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp

3.1.1. Đảm bảo mục tiêu phát triển toàn diện nhân cách người học

Đạo đức nghề nghiệp, năng lực chun mơn và kỹ năng nghề nghiệp có mối quan hệ biện chứng với nhau, là cơ sở là tiền đề của nhau. Do đó, để nhân cách SV phát triển tồn diện thì khơng nên xem nhẹ yếu tố nào. Bác Hồ từng nói, có tài mà khơng có đức sẽ trở thành người vơ dụng, ngược lại có đức mà khơng có tài thì làm việc gì cũng khó. Để trở thành một người có đạo đức nghề nghiệp thì trước tiên SV phải giỏi về chun mơn nghiệp vụ, có đủ năng lực thực hiện các cơng việc chuyên mơn, có đủ khả năng giải quyết các tình huống kinh doanh phát sinh trong thực tế, phù hợp với các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp đặt ra. Để đảm bảo các hoạt động kinh doanh trong khuôn khổ của pháp luật và tuân thủ các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp trong thực tế khơng hề đơn giản, vì nó liên quan đến lợi ích kinh tế của chủ thể kinh doanh. Trong khi lợi ích do ĐĐKD mang lại thường ở dạng tiềm năng và lâu dài, thậm chí địi hỏi chủ thể kinh doanh phải đầu tư công sức, của cải vật chất để thực hiện những yêu cầu, chuẩn mực của đạo đức nghề nghiệp đặt ra. Thế nhưng, không phải ai cũng đủ kiên nhẫn và tiềm lực kinh tế để thực hiện điều đó. Chỉ có những người có đủ năng lực, niềm tin, ý chí, có lý tưởng nghề nghiệp và hiểu được chân giá trị nghề nghiệp, niềm đam mê, tự hào về nghề nghiệp mình đang theo đuổi mới có đủ kiên nhẫn vượt qua khó khăn thử thách, hướng đến những giá trị tốt đẹp. Khi chủ thể kinh doanh làm được điều đó, khơng những lợi ích mang lại cho bản thân là sự thỏa mãn, hài lòng về cuộc sống mà cịn mang lại lợi ích cho xã hội và những người xung quanh.

3.1.2. Đảm bảo nguyên tắc thống nhất giữa ý thức và hành vi đạo đức Kết quả của q trình GD nói chung và GD đạo đức nghề nghiệp nói riêng là Kết quả của q trình GD nói chung và GD đạo đức nghề nghiệp nói riêng là

hình thành ở SV ý thức, thái độ, hành vi – thói quen.

Trong đó, nhận thức là quá trình nắm vững các quy tắc, chuẩn mực xã hội, hiểu rõ các giá trị, ý nghĩa của hành vi đạo đức. Nhận thức là cơ sở để hình thành quan điểm, lý tưởng sống, tạo ra động cơ thúc đẩy các hoạt động. Thái độ là sự biểu

hiện cụ thể của nhân sinh quan trong các quan hệ xã hội. Hành vi là lối sống được biểu hiện trong các tình huống xảy ra hàng ngày, hàng giờ. Hành vi là sản phẩm của ý thức, đồng thời là cơ sở để khẳng định trình độ nhận thức và thái độ của con người. Ý thức và hành vi trong q trình GD có mối quan hệ biện chứng với nhau. Ý thức là cơ sở cho hành vi. Ý thức đúng là tiền đề quan trọng cho hành vi đúng, nó được xem là kim chỉ nam cho hành động, xây dựng niềm tin vững chắc. Hành vi – thói quen được hình thành lại củng cố ý thức, niềm tin làm cho cá nhân có nhu cầu thực hiện, thể hiện các hành vi đạo đức đã ý thức được. [11, tr.34]. Do đó, sự thống nhất giữa GD ý thức và hành vi vừa là mục tiêu, vừa là nguyên tắc chỉ đạo các hoạt động GD.

3.1.3. Đảm bảo các chuẩn mực đạo đức kinh doanh phù hợp và đáp ứng được yêu cầu, mong đợi của xã hội, phù hợp với xu thế phát triển của đất nước và thế giới

Trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta đã phát sinh những mặt trái khơng mong muốn. Để hạn chế điều đó, một mặt nhà nước đã ban hành các quy định nhằm điều chỉnh nền kinh tế phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Mặt khác, các nhà nghiên cứu, đặc biệt là trong lĩnh vực triết học cũng đã nghiên cứu, đề xuất những chuẩn mực ĐĐKD nhằm điều chỉnh hành vi của các chủ thể kinh doanh, góp phần hạn chế những tiêu cực phát sinh trong nền kinh tế thị trường. Tuy những cơng trình nghiên cứu về lĩnh vực này còn hạn chế, nhưng một số tác giả đã cố gắng tập hợp và biên soạn thành giáo trình Đạo đức kinh doanh, hệ thống các kiến thức liên quan đến đạo đức kinh doanh làm tài liệu nghiên cứu giảng dạy cho SV trong các trường đại học. Những giáo trình này là cơ sở, định hướng, là nguồn tài liệu quan trọng trong q trình giảng dạy ĐĐKD một cách có hệ thống cho SV.

Tuy nhiên, các chuẩn mực ĐĐKD không phải là cố định mà phụ thuộc vào nhiều yếu tố: sự phát triển của nền kinh tế - xã hội, sự phát triển của khoa học công nghệ… Giáo dục với vai trị đón đầu sự phát triển, trong q trình giảng dạy ngồi việc giúp SV nhận thức được giá trị của những chuẩn mực ĐĐKD, GV nên bổ sung,

định hướng và mở rộng những vấn đề liên quan phù hợp với những thay đổi đang diễn ra trong nền kinh tế thị trường và xu thế phát triển trên thế giới.

Đặc biệt trang bị cho SV ý thức tự GD, rèn luyện để nâng cao khả năng thích nghi với những thay đổi đang diễn ra từng ngày trong nền kinh tế trong nước và thế giới.

3.2. Biện pháp giáo dục đạo đức kinh doanh cho sinh viên ngành quản trị kinh doanh

3.2.1. Giáo dục ý thức đạo đức kinh doanh cho sinh viên thông qua hoạt động dạy học

Mục đích:

 Giúp SV nhận thức được giá trị của các chuẩn mực ĐĐKD kinh doanh. Hình thành quan điểm đạo đức nghề nghiệp.

 Trang bị các kỹ năng cần thiết để SV có khả năng xử lý các tình huống liên quan đến ĐĐKD: nhận biết được biểu hiện của các chuẩn mực ĐĐKD biểu hiện trong các tình huống kinh doanh. Phân tích, giải thích được lý do đạo đức trong từng tình huống và so sánh, lựa chọn được quyết định tối ưu bảo đảm lợi ích kinh tế và mang tính đạo đức.

Nội dung của biện pháp: Hình thành hệ thống kiến thức và các kỹ năng xử

lý các tình huống ĐĐKD. Cụ thể, hình thành ở SV khả năng:

 Hiểu được nội hàm khái niệm của các giá trị chuẩn mực ĐĐKD và vai trị, lợi ích của các giá trị chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp trong kinh doanh.

 Nhận biết được biểu hiện của các chuẩn mực đạo đức trong các mối quan hệ kinh doanh. Phân tích được lý do đạo đức và hậu quả của những quyết định phi đạo đức.

 Hiểu và có khả năng vận dụng các chuẩn mực ĐĐKD vào việc giải quyết các tình huống kinh doanh có liên quan đến đạo đức. Rèn luyện cho SV có khả năng đưa ra nhiều quyết định và lựa chọn được quyết định mang lại lợi ích cao nhất về mặt kinh tế và đạo đức.

 Có ý thức vận dụng những chuẩn mực ĐĐKD vào trong các mối quan hệ của cá nhân có liên quan đến hoạt động kinh doanh, trong các quan hệ với tập thể…

Cách thức thực hiện:

Thứ nhất, đưa môn đạo đức kinh doanh trở thành học phần bắt buộc trong chương trình đào tạo SV ngành quản trị kinh doanh. Đề xuất này được đưa ra trên cơ sở ý kiến của 76.66% giảng viên đồng ý rằng việc sinh viên chưa được trang bị kiến thức đạo đức kinh doanh một cách hệ thống thông qua môn học đạo đức kinh doanh cũng là một trong những khó khăn cịn tồn tại trong q trình GD ĐĐKD cho SV. Ngoài ra, trong cuộc khảo sát lấy ý kiến SV năm cuối về chương trình học, ĐĐKD là một trong những học phần được đề nghị bổ sung vào chương trình đào tạo ngành QTKD của Trường.

Để môn ĐĐKD thực sự trở thành một học phần trang bị kiến thức nền tảng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục đạo đức kinh doanh cho sinh viên ngành quản trị kinh doanh tại trường đại học tài chính marketing (Trang 82 - 106)