Những điểm tƣơng đồng và khác biệt ở biểu tƣợng thiên nhiên trong Cánh đồng

Một phần của tài liệu Biểu tượng trong cánh đồng bất tận của nguyễn ngọc tư và con voi biến mất của haruki murakami (Trang 38 - 42)

Chương 1 : BIỂU TƢỢNG THIÊN NHIÊN

1.3. Những điểm tƣơng đồng và khác biệt ở biểu tƣợng thiên nhiên trong Cánh đồng

Cánh đồng bất tận của Nguyễn Ngọc Tƣ và Con voi biến mất của Haruki

Murakami

Tìm hiểu những biểu tƣợng thiên nhiên trong hai tác phẩm Cánh đồng bất tận và Con voi biến mất ngƣời đọc thấy đƣợc điểm tƣơng đồng là cả hai tác giả đều dựa

trên những mã văn hóa đã có sẵn, là những ý nghĩa biểu tƣợng trong tâm thức văn hóa thế giới để xây dựng nên thế giới biểu tƣợng trong sáng tác của mình. Cả cánh

đồng và khu rừng đều là một bộ phận của tự nhiên, là không gian sống của con

ngƣời và vạn vật. Nếu cánh đồng trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tƣ là không gian phiêu bạt và cƣu mang gia đình Nƣơng cùng đàn vịt, thì khu rừng trong truyện ngắn của Murakami là nơi nuôi dƣỡng con voi già và ngƣời quản voi.

Đồng thời cả cánh đồng và khu rừng trong hai truyện ngắn đều trở thành không gian riêng để con ngƣời suy tƣ, trăn trở về cuộc sống, về những điều mình đã trải qua và đƣợc chứng kiến. Cánh đồng gắn liền với thế giới tâm trạng của Nƣơng cả khi vui lẫn khi buồn trong kiếp sống vơ định, cịn khu rừng là không gian để nhân vật tơi sống thật với chính mình với bao băn khoăn, thắc mắc, ám ảnh về sự việc con voi biến mất khỏi thành phố.

Và thêm nữa, cả cánh đồng và khu rừng đều có ý nghĩa biểu tƣợng cho phần vô thức, vô minh của con ngƣời. Những gì khơng thể lí giảỉ nhƣng là sự thật hiện hữu con ngƣời đều hƣớng về tự nhiên để tìm kiếm câu trả lời. Sự khắc nghiệt trên cánh đồng theo Nƣơng chính là sự trừng phạt cho những tội lỗi mà con ngƣời đã gây ra, cịn khi khơng thể tìm ra tung tích con voi và ngƣời ni nó thì tất cả những ngƣời cầm quyền, cảnh sát, kẻ săn tin… đều đổ vào khu rừng, để rồi sau đó thì nhanh chóng lãng qn.

Tuy nhiên, nếu nhƣ hình tƣợng cánh đồng trong Cánh đồng bất tận trở đi trở

lại và cũng đƣợc coi nhƣ một nhân vật chính, yếu tố chính giàu giá trị biểu tƣợng, thì hình tƣợng khu rừng trong Con voi biến mất lại chỉ xuất hiện với tần suất mỏng và thƣa hơn. Cánh đồng là khơng gian gắn bó đặc biệt với gia đình Út Vũ, với hai chị em Nƣơng và Điền, trở đi trở lại nhiều lần trong tác phẩm. Cánh đồng là nơi chứng kiến từng bƣớc trƣởng thành, nơi lƣu giữ kí ức buồn đau của chị em Nƣơng, cũng là nơi phơi bày những sự thật trần trụi với những khuyết thiếu và sự tha hóa của con ngƣời. Cịn khu rừng chỉ xuất hiên thống qua, là khơng gian ni dƣỡng con voi, là nơi ngƣời ta tìm kiếm khi con voi mất tích và là điểm nhìn, quan sát của nhân vật tôi.

Ngọc Tƣ chủ ý xây dựng cánh đồng trở thành một biểu tƣợng đầy ám ảnh, thì Murakami khơng xác định khu rừng là yếu tố chính cần tập trung khắc họa. Và cũng xuất phát từ quy luật của sự sáng tạo – nhà văn không lặp lại ngƣời khác và khơng lặp lại chính mình, nên mỗi tác giả sẽ hƣớng tới một đích đến và theo đuổi một phong cách sáng tác khác nhau nên hàm lƣợng biểu tƣợng trong mỗi hình ảnh nghệ thuật sẽ khác nhau.

Tiểu kết

Tìm hiểu biểu tƣợng thiên nhiên trong hai tác phẩm Cánh đồng bất tận và Con

voi biến mất chúng tôi thấy đƣợc điểm tƣơng đồng và khác biệt về ý nghĩa và cách

xây dựng biểu tƣợng của hai tác giả.

Nguyễn Ngọc Tƣ bằng khả năng quan sát tinh tế, một tâm hồn thính nhạy và sự am hiểu, gắn bó máu thịt với miền sơng nƣớc đã khắc họa thành cơng hình tƣợng cánh đồng. Nhà văn đã đƣa cánh đồng không cịn chỉ là một hình ảnh thiên nhiên thuần nhất, đơn phiến mà đã trở thành một biểu tƣợng đa diện, giàu ý nghĩa. Cánh đồng vừa là một không gian thiên nhiên rộng lớn làm hiện lên đặc trƣng văn hóa miền sơng nƣớc của cực Nam tổ quốc, vừa là ngƣời bạn, ngƣời mẹ, ngƣời thầy vừa trong vai của ngƣời phán xử: soi xét, vạch mặt, chỉ tội và trừng phạt. Đồng thời, cánh đồng cũng là khơng gian riêng của gia đình Nƣơng, hoang hoải, lƣu lạc, cơ lieu, chất chứa những ẩn ức, bộc lộ sự khuyết thiếu của con ngƣời để từ đó thức tỉnh con ngƣời hãy biết nghĩ khác, sống khác, yêu thƣơng nhiều hơn. Cánh đồng đã trở thành biểu tƣợng thiên nhiên đầy ám ảnh và trở thành một trong những hình tƣợng có sức lay động tận tâm can ngƣời đọc. Vì thế, khi nhắc tới “cánh đồng” trong văn học, đặc biệt là văn học Việt Nam, ngƣời ta nghĩ hay và biết ngay tới tác phẩm

Cánh đồng bất tận của Nguyễn Ngọc Tƣ. Cánh đồng đã nằm ở vị trí trung tâm, trở

thành biểu tƣợng đa nghĩa của tác phẩm.

Cịn Murakami dù khơng dụng cơng trong việc truyền tải vào khu rừng nhiều ý nghĩa hàm ẩn nhƣng qua hình ảnh khu rừng này ta cũng đủ nhận ra những ý nghĩa biểu tƣợng. Rừng cây trong tác phẩm vừa gắn với sự linh thiêng, bí ẩn, vừa gắn với cõi mênh mông trong vô thức của con ngƣời đồng thời là tƣợng trƣng cho những gì sinh ra tự bản thể, không thể thay đổi, không thể sửa chữa và không né tránh đƣợc.

Nhất định là con voi đƣợc nuôi ở không gian ấy, nhất định là chỉ có nhân vật tơi phát hiện đƣợc điểm nhìn thú vị về con voi từ cánh rừng già và nhất định là con voi cũng biến mất mà mọi mối nghi ngờ đều tập trung hƣớng tới cánh rừng.

Những giá trị biểu tƣợng về thiên nhiên cũng chính là tiền đề để ngƣời đọc có thể tiếp tục khảo sát và khám phá thế giới biểu tƣợng con ngƣời qua hai tác phẩm. Dựa trên cơ sở biểu tƣợng thiên nhiên, chúng tơi tiếp tục tiến hành khảo sát và tìm hiểu những ý nghĩa biểu tƣợng trong thế giới nhân vật, con ngƣời ở chƣơng sau của luận văn.

Một phần của tài liệu Biểu tượng trong cánh đồng bất tận của nguyễn ngọc tư và con voi biến mất của haruki murakami (Trang 38 - 42)