Những điểm tƣơng đồng và khác biệt ở biểu tƣợng con ngƣời trong Cánh đồng bất

Một phần của tài liệu Biểu tượng trong cánh đồng bất tận của nguyễn ngọc tư và con voi biến mất của haruki murakami (Trang 69 - 73)

Chương 2 : BIỂU TƢỢNG CON NGƢỜI

2.3. Những điểm tƣơng đồng và khác biệt ở biểu tƣợng con ngƣời trong Cánh đồng bất

Cánh đồng bất tận của Nguyễn Ngọc Tƣ và Con voi biến mất của Haruki

Murakami

Tìm hiểu những biểu tƣợng con người trong hai tác phẩm Cánh đồng bất tận

và Con voi biến mất chúng tơi nhận thấy đây là nhóm biểu tƣợng mang nhiều lớp ý nghĩa phong phú và sâu sắc.

Trƣớc hết các nhân vật trong hai truyện ngắn đều mang ý nghĩa biểu tƣợng cho những con ngƣời khuyết thiếu và khơng thể hịa nhập với xã hội loài ngƣời.

Nếu ở Cánh đồng bất tận, nhân vật Vũ khuyết thiếu tình yêu, sự thủy chung của

ngƣời vợ cùng sự chăm sóc, dạy bảo những đứa con dẫn đến Nƣơng, Điền bị khuyết thiếu tình yêu thƣơng của cả cha và mẹ, để rồi Vũ đƣa hai đúa con trốn chạy hết từ cánh đồng này đến cánh đồng khác, xa lánh tất cả mọi ngƣời thì ở Con voi biến mất, nhân vật tơi lại khuyết thiếu đi sự cân bằng (đặc biệt là từ khi con voi biến mất) đối với cuộc sống của thời đại khoa học kĩ thuật, của tiện nghi thực dụng và nhân vật ngƣời quản voi trở nên thật lạc lõng giữa một thế giới chuộng vật chất. Và nhƣ một hệ quả tất yếu, tất cả họ đều thật cơ đơn, khơng thể hoặc cự tuyệt hịa nhập với xã hội lồi ngƣời. Nếu cả gia đình Nƣơng cơ độc bởi ngƣời cha cứ ôm riết lấy sự thù hận khủng khiếp và chỉ biết trút sự thù hận lên những đứa con và những ngƣời phụ

nữ anh ta gặp trên đƣờng trốn chạy thì nhân vật tôi và ngƣời quản voi cô đơn bởi khơng thể gồng mình theo guồng quay của xã hội hiện đại chỉ quan tâm đến tiện nghi thực dụng. Một cảm giác trống rỗng, hồi nghi nhƣ ơm trùm tất cả.

Chính vì cơ đơn và khơng thể hịa nhập với xã hội loài ngƣời nên những nhân vật trong hai tác phẩm lại tìm đến, gắn bó với thế giới lồi vật. Nếu nhƣ nhân vật Nƣơng và Điền trong Cánh đồng bất tận của Nguyễn Ngọc Tƣ học theo ngơn ngữ lồi vịt, trị chuyện, bầu bạn với bầy vịt, để xoa dịu những tổn thƣơng để bù lấp sự khuyết thiếu trong lòng và tìm thấy niềm yêu thƣơng chân thành ở bầy vịt. Thực chất, vịt cũng phần nào chính là bản ngã, là cái tơi của chính những đứa trẻ để chúng đối diện đàm tâm. Thì nhân vật ngƣời quản voi và con voi trong Con voi biến

mất của Murakami cũng có một sự đồng điệu. Ngƣời quản voi đã già, con voi cũng

đã già. Con voi và ngƣời quản voi sống với nhau tới mƣời năm. Khoảng thời gian không quá dài trong đời ngƣời hay đời voi nhƣng cũng đủ để cả voi và ngƣời hiểu nhau. Và thực chất cũng là để an ủi cho hai tâm hồn cơ độc khi về già. Vì vậy giữa ngƣời và voi nhƣ có một mối giao cảm kì lạ, khơng lời qua những cử chỉ chăm sóc, vỗ về thật giản dị, mộc mạc mà ấm áp, tin yêu. Ở đây ngƣời đọc cũng thấy điểm gặp gỡ về phƣơng diện nghệ thuật giữa hai tác giả, đó là việc sử dụng những yếu tố có vẻ hƣ ảo nhƣng khơng phải là hồn tồn phi lí để thể hiện bi kịch cô đơn của con ngƣời. Và qua đây ta cũng thấy, nhân vật ngƣời quản voi không đến mức là kiểu nhân vật chấn thƣơng nhƣ Vũ, Nƣơng, hay Điền, nhƣng ông cũng là thế hệ những ngƣời già, thuộc về một gì đó xƣa cũ, khó hịa nhập, khó nhập cuộc với cuộc sống sơi động và cũng chứa đầy sự phi lí này.

Biểu tƣợng nhân vật trong Cánh đồng bất tận và Con voi biến mất có nhiều

điểm tƣơng đồng, gặp gỡ nhƣ vậy song với sự am hiểu và đích đến khác nhau nên mỗi tác giả lại đem đến cho ngƣời đọc những cảm nhận riêng. Nguyễn Ngọc Tƣ với sự gắn bó sâu nặng cùng ngƣời nơng dân Nam Bộ đã cho ta một trải nghiệm đầy ấn tƣợng, ám ảnh và day dứt về cuộc sống của một gia đình ni vịt chạy đồng chất chứa bao nhiêu bi kịch nhức nhối mà cội nguồn của bi kịch là sự phản bội và lòng hận thù, để rồi cứ trƣợt dài xuống vực thẳm tha hóa. Cịn Murakami với cảm quan tinh nhạy của một cây bút thiên phú đã mẫn cảm nhận ra những bất ổn trong cuộc

sống của con ngƣời nơi phố thị khi thời đại kĩ trị lên ngôi, khi tất cả sự quan tâm của xã hội đều dồn tụ vào những tiện nghi của cuộc sống vật chất khiến những con ngƣời có đời sống nội tâm sâu sắc cảm thấy trống rỗng, mất phƣơng hƣớng và đầy hồi nghi mà nhân vật tơi gọi tên là “mất thăng bằng”. Và “Một nghệ sĩ chân chính phải là một nhà nhân đạo từ trong cốt tủy” (Chekhov), cả Nguyễn Ngọc Tƣ và Murakami đều đau đáu một khát vọng, một niềm mong mỏi thiết tha: hãy bảo vệ, gìn giữ những giá trị Ngƣời, đừng để con ngƣời trƣợt dài trên con đƣờng tha hóa, để con ngƣời đƣợc sống với đầy đủ ý nghĩa và giá trị mình vốn có!

Tiểu kết

Nhƣ vậy, hệ thống nhân vật trong cả hai tác phẩm Cánh đồng bất tận và Con

voi biến mất đều là những hình tƣợng chứa đầy giá trị biểu tƣợng. Đó là một nhân

vật Vũ tràn đầy tổn thƣơng tới mức chai sạn, lịng đầy hận thù. Đó là hình tƣợng của thế giới trẻ thơ – nhân vật đƣợc quan tâm trong văn học thế giới và Việt Nam trong những năm gần đây. Đó là những đứa trẻ sinh ra từ đói nghèo và thƣơng tổn. Cái độc đáo của việc xây dựng biểu tƣợng ở đây, cũng là dấu hiệu của sự tìm tịi và thể nghiệm cái mới, là tác giả đã tiến hành khái quát hóa dựa trên sự đan bện của cả quan hệ tƣơng đồng và quan hệ đối lập trong khát vọng thể hiện một thế giới đa chiều, đa diện. Nghĩa là tác giả đã làm mờ nhòe lằn ranh giữa cái Thiện và cái Ác, cái Tốt và cái Xấu, cái đáng trân trọng và cái đáng lên án... Trong thế giới ấy có sự tồn tại đan xen đồng thời những phạm trù đối lập, cái nhân bản buộc phải chung sống và chứng nhận đau đớn sự tha hóa, băng hoại. Ý nghĩa biểu tƣợng của tác phẩm không trực hiện mà ẩn sâu trong tâm trạng giằng xé trƣớc hiện thực cuộc sống bộn bề của nhân vật. Tác phẩm thể hiện một thế giới bất định, hơn thế cái xấu cái ác lại có phần lấn lƣớt. Ở đó, tác giả đã dùng thủ pháp đòn bẩy, nghĩa là càng thể hiện sâu đậm cái bất thiện, chỉ mặt gọi tên cái bất thiện, thì khao khát hƣớng thiện càng mãnh liệt, và kéo theo nó bi kịch bị cự tuyệt quyền đƣợc sống thiện càng giằng dai, nhức nhối. Đó chính là bình diện ý nghĩa ở bề sâu, phái sinh, là biểu tƣợng đƣợc xây dựng bằng mã tín hiệu khác: tên nhân vật. Do đó, ý nghĩa rút ra từ biểu tƣợng chính là sự khát khao, lịng mong mỏi đến thiết tha, cháy bỏng (bất tận) rằng hãy bảo vệ, giữ gìn những giá trị ngƣời, hãy chống lại sự tha hóa con ngƣời. Đó cũng là

chiều sâu nhân bản của tác phẩm.

Đó là một nhân vật tơi với điểm nhìn quan sát tỉ mỉ chi tiết, là biểu tƣợng về tấm lịng hƣớng thiện, tơn trọng sự thật. Tôi cũng tƣợng trƣng cho cõi vô thức, vô minh của con ngƣời bởi có nhiều chỗ, tôi chƣa đƣa ra đƣợc giải pháp hay hành động, mà chỉ ln đóng vai trị là ngƣời ngồi cuộc, quan sát và kể lại câu chuyện. Đó mà một ngƣời quản voi, biểu tƣợng cho thế hệ những ngƣời già, từng trải, hiểu biết nhƣng khơng thể hịa nhập đƣợc với cuộc sống hiện đại, chỉ có thể dồn tình cảm chân thành vào việc chăm sóc một lồi động vật. Qua nhân vật tôi và ngƣời quản voi Murakami đã bƣớc đầu đề cập tới những hệ lụy của xã hội hiện đại đối với con ngƣời, dù chƣa phải ghê gớm nhƣng thực sự đáng quan tâm nếu không muốn con ngƣời đánh mất dần đi những giá trị nhân văn đáng q.

Bên cạnh các tuyến nhân vật chính, cịn có rất nhiều nhân vật phụ khác cũng hàm chứa giá trị biểu tƣợng nhƣ nhân vật Sƣơng, ngƣời mẹ của Nƣơng và Điền, những ngƣời phụ nữ bị Vũ phụ tình (Cánh đồng bất tận) và nhân vật Chính phủ, lãnh đạo thành phố, những ngƣời làm ở Sở Cảnh sát, ngƣời bạn gái của nhân vật tôi (Con voi biến mất). Những nhân vật ấy cũng đều hàm chứa giá trị biểu tƣợng. Nhƣng khuôn khổ của cuốn luận văn có hạn nên chúng tơi sẽ tiếp tục nghiên cứu hệ thống các nhân vật, các hình tƣợng ấy trong những cơng trình tiếp theo.

Một phần của tài liệu Biểu tượng trong cánh đồng bất tận của nguyễn ngọc tư và con voi biến mất của haruki murakami (Trang 69 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)