Nhân vật tôi

Một phần của tài liệu Biểu tượng trong cánh đồng bất tận của nguyễn ngọc tư và con voi biến mất của haruki murakami (Trang 59)

Chương 2 : BIỂU TƢỢNG CON NGƢỜI

2.2. Nhân vật tôi và ngƣời quản voi

2.2.1. Nhân vật tôi

Giống nhƣ “tôi” trong Cánh đồng bất tận, “tôi” của Murakami là nhân vật

chính đồng thời cũng là ngƣời kể chuyện của tác phẩm.

Trƣớc hết, tôi là ngƣời phát hiện ra những kẽ hở của tin tức về việc con voi biến mất: “Bài báo cho biết rằng ngƣời ta bắt đầu để ý khơng cịn thấy voi ở đấy nữa là từ 2 giờ chiều ngày 18 tháng 5 (tức là hôm qua)” vậy mà “Lần cuối cùng ngƣời ta thấy hình dáng con voi và ngƣời ni voi là ngày hôm trƣớc (tức là ngày 17 tháng 5) khoảng 5 giờ chiều” [27;187]. Tôi giống nhƣ một nhà thám tử, điềm tĩnh và xâu chuỗi các sự việc, sự kiện một cách lớp lang nhất để tìm ra manh mối của sự việc: “Năm em học sinh tiểu học đã đến trƣớc sân voi để tập vẽ voi, cho đến

giờ ấy vẫn cịn dùng bút chì màu để vẽ hình voi. Các em học sinh ấy là những ngƣời chứng đã thấy voi lần cuối cùng, sau đó khơng cịn ai thấy hình dáng voi nữa. Ký sự trên báo ghi nhƣ thế. Bởi ngay sau hồi còi 6 giờ chiều, ngƣời ni voi đã đóng cửa sân xem voi, khơng cịn ngƣời nào vào trong sân đƣợc nữa” [27;188]. Tôi lắng nghe, quan sát và ghi nhớ tất cả nhƣng không vội đƣa ra những kết luận mà tiếp tục ngƣợc trở lại sự kiện thành phố nhận nuôi voi.

Tôi là một nhân viên tiếp thị, chuyên tƣ vấn và giúp mua đi bán lại những tiện ích trong căn bếp của mỗi gia đình. Cơng việc của tơi khơng yêu cầu một sự khắt khe hay khó khăn gì. Tơi cũng chẳng phải gồng mình lên để hồn thành chỉ tiêu hay chịu áp lực trong công việc nên sống rất bình thản. Có lẽ chính vì thế mà tơi có nhiều thời gian để quan sát và quan tâm đến sự việc con voi biến mất. Tôi không chỉ là một ngƣời cẩn thận, chu đáo, tỉ mỉ mà cịn là ngƣời có nhận thức riêng về sự việc và cũng đƣa ra những đánh giá của riêng mình. Chẳng hạn nhƣ khi thành phố nhận ni voi, tơi hồn tồn tán thành với quyết định đó của thành phố. Nhƣng khi tơi thấy những nghi lễ, nghi thức, những thủ tục rƣờm rà khi thành phố nhận nuôi voi, tôi đã nhận ra bản chất của sự việc. Tôi nhận thấy rằng những nghi lễ của thành phố thật vô bổ: “Đứng trƣớc con voi, thị trƣởng đọc diễn từ (về sự phát triển của thành phố và việc xây dựng thêm các cơ sở văn hóa), đại biểu học sinh trƣờng tiểu học đọc cảm tác (voi ơi, khỏe mạnh và sống lâu với chúng em, vân vân), thi đua phác họa voi (từ đấy, phác họa voi trở thành một tiết mục không thể thiếu trong chƣơng trình giáo dục mĩ thuật cho học sinh tiểu học trong thành phố) hai cô gái trẻ mặc áo đầm phất phơ trong gió (khơng phải là ngƣời đẹp gì lắm), mỗi cơ cầm một nải chuối cho voi ăn” [27;190]. Thậm chí, đến con voi cịn vơ cảm trƣớc những hành động, nghi lễ theo form ấy: “Con voi hầu nhƣ hoàn toàn bất động, gắng gƣợng chịu đựng những nghi thức chẳng có ý nghĩa gì ấy – ít nhất thì hồn tồn vơ nghĩa đối với nó, với đơi mắt trống vắng đến nhƣ hồn tồn vơ thức, nhồm nhoàm nhai những quả chuối đƣa tận miệng nó. Voi ăn hết chuối, ngƣời ta vỗ tay rào rào” [27;192]. Việc quan sát tỉ mỉ và còn nhận ra đƣợc những biểu cảm của voi thực chất cũng là một cách để nhân vật tơi bộc lộ những suy tƣ của mình. Tất nhiên là tơi giống nhƣ ngƣời thƣ kí trung thành, đang trong vai trị quan sát và kể lại câu chuyện nhƣng vẫn đƣa

ra đƣợc những phán đốn để nhìn nhận thật sâu sắc về bản chất của vấn đề.

Tơi cịn là ngƣời nhận ra đƣợc sự thân mật gần gũi đặc biệt giữa con voi và ngƣời quản voi. Con voi và ngƣời quan voi, trƣớc mặt mọi ngƣời thì có vẻ xa lạ nhƣng khi ở trong chuồng, sau một ngày dài, con voi và ngƣời quản voi lại rraats thân thiết gần gũi. Ngƣời quản voi là một ông lão đã già, có nhiều kinh nghiệm trong việc chăm sóc động vật. Ơng lão cịn dựng ln một căn phịng để ở ngay cạnh chuồng voi, vừa tiện chăm sóc cho voi, vừa đỡ phải đi lại nhiều. Tôi là ngƣời đủ tinh tế để có thể quan sát những điều lạ thƣờng, những điểm đặc biệt ấy giữa họ. Là vì tơi có thú vui đi bộ leo núi. Trong một lần tình cờ lên núi, tơi đã phát hiện ra một điểm nhìn có thể quan sát đƣợc bên trong chuồng voi. Điểm nhìn ấy khác với điểm nhìn ban ngày, khi từ ngồi chuồng voi, ngồi sở thú nhìn vào. Đây là điểm nhìn là từ ngồi khu rừng, qua khe hở của ống thơng hơi, nhờ vậy tôi đã thấy đƣợc sự thân thiết đặc biệt giữa voi và ngƣời: “nhìn thống qua cử chỉ hay ánh mắt họ cũng đủ hiểu. Khi muốn con voi đang đứng ngẩn ngơ thờ thẫn một chỗ ấy dời đi đâu, ông lão chỉ cần đến bên voi, vỗ vỗ vào chân trƣớc của voi mà thì thầm gì đấy, là đủ. Con voi hiểu ý, chầm chậm dời tấm thân nặng nề đến đúng chỗ ông muốn; khi đã đứng vào vị trí chỉ định rồi, lại giƣơng mắt đăm đắm nhìn vào một điểm nào đấy trong không gian, nhƣ trƣớc” [27;195]. Con voi và ngƣời quản voi có một mối liên hệ thắm thiết, rằng voi có cảm tình đặc biệt với ngƣời đã chăm sóc mình. Giữa họ dƣờng nhƣ có một thứ ngôn ngữ không lời, một sự giao cảm và hòa điệu giữa ngƣời và vật.

Giọng trần thuật của nhân vật tôi từ đầu tới cuối vẫn rất bình tĩnh và khách quan nhƣng khi theo dõi những bài báo, giật tít của đám phóng viên để truy tìm tung tích của con voi thì tơi đã khơng giấu nổi những băn khoăn, bề bộn. Và tôi chắc chắn một điều rằng: Báo chí đã đƣa sai sự thật. Nhân vật tôi nhận thấy: “Chẳng hạn, kí sự ấy đã dùng biểu hiện “voi đã trốn thoát”, nhƣng chỉ cần đọc lƣớt qua bài viết thì đã q rõ ràng là voi đâu có trốn thốt gì đâu. Voi chỉ “biến mất”, thế thơi. Chính kí giả đã viết về điểm tự mâu thuẫn đó rằng “Về chi tiết thì vẫn cịn

một số điểm không rõ ràng”. Nhƣng tôi nghĩ rằng chẳng thể nào thu vén gọn sạch

[27;196]. Vì vậy mà nhân vật tôi quyết định theo dõi sự việc một cách tỉ mỉ: “Tôi lôi cuốn tập kẹp giấy rời từ tủ sách xuống, kẹp vào đấy các mẩu tin tức, kí sự cắt trong báo về chuyện con voi, xong rửa li đĩa rồi đi làm” [27;200]. Kể cả khi phía thành phố u cầu nếu có ai biết bất kì tin tức, manh mối gì về con voi thì hãy lập tức thông báo với ban lãnh đạo. Nhƣng tơi khơng làm vậy. Tơi cịn đang tiếp tục xử lí những dịng tin tức đƣợc đƣa ra mỗi ngày và nghe ngóng động tĩnh từ phía thành phố, Thị trƣởng, Sở Cảnh sát. Tơi nhƣ một ngƣời thƣ kí trung thành về vụ việc con voi biến mất, tỉ mỉ, kĩ lƣỡng và cẩn thận thu thập mọi thông tin, mọi bài báo về con voi, đến nỗi nó đầy ứ nhƣng cũng chẳng rút ra đƣợc sự thật đằng sau vấn đề ấy: “Mỗi ngày tôi đọc kĩ lƣỡng những tin tức trên nhật báo, có kí sự nào lọt vào mắt là cẩn thận cắt ra cho vào cuốn tập kẹp giữ lại. Giữ cả đến những bức hí họa về chuyện voi nữa. Thế rồi cuốn tập ấy không mấy chốc đã đầy ứ, phải ra tiệm bán dụng cụ văn phòng mua cuốn tập kẹp mới. Thế nhƣng, mặc dù số lƣợng các tin tức, bài viết đã nhiều đến nhƣ thế, vẫn chƣa thấy viết tí gì về sự thực mà tơi muốn biết” [27;201]. Tôi ở đây là biểu tƣợng về bản thể con ngƣời. Trong bản chất mỗi ngƣời ln tiềm tàng một nhân tính tốt, một cái tâm sống hƣớng thiện và muốn theo đuổi sự thật. Tuy nhiên, nhân vật tôi trong câu chuyện lại chƣa có hành động gì bứt phá để đấu tranh chống lại những thực tại nhức nhối đang diễn ra mà tơi quan sát thấy đó. Và chỉ sau một thời gian, sự việc vốn nóng hổi ấy nguội lạnh dần, và tôi thấy rằng thơng tin này khơng cịn đƣợc mọi ngƣời quan tâm nữa, kể cả các tay nhà báo chuyên săn tin tức: “Khoảng một tuần sau khi con voi biến mất, những kí sự về voi dần dần giảm thiểu trơng thấy, rồi cuối cùng hầu nhƣ khơng cịn thấy trên mặt báo nữa. Các tạp chí lúc đầu cũng đăng những kí sự giật gân để câu khách, có bài viết cịn lơi cả thầy bói vào nữa, nhƣng cuối cùng cũng chấm dứt khơng kèn khơng trống. Có vẻ thiên hạ đã muốn nhét chuyện voi này vào loại sự kiện bao lâu nay đã tích tụ rất nhiều dƣới cái tên “những bí ẩn khơng giải minh đƣợc” [27;201].

Khi mọi ngƣời đều quên bẵng đi con voi biến mất và cũng nguôi ngoai dần việc truy tìm trách nhiệm, tung tích của voi thì nhân vật tơi, từ đầu đến cuối, vẫn là ngƣời quan tâm nhất tới sự kiện con voi biến mất. Tôi đã tâm sự với ngƣời bạn gái: “Voi là lồi động vật có gì đấy kích động lịng anh. Có cảm tƣởng từ xƣa đã thế rồi.

Tuy anh chẳng hiểu tại sao” [27;212]. Nhân vật tôi lúc này là biểu tƣợng cho sự chân thật, không vụ lợi. Bởi việc tôi quan tâm tới con voi biến mất và truy tìm nguồn gốc của voi, vốn chẳng mang lại cho tôi lợi lộc gì. Nhƣng tơi vẫn quan tâm tới việc con voi biến mất bằng ánh sáng của sự thật, nhớ về con voi trong hoài niệm và tràn đầy sự trống rỗng: “Khi có giờ rảnh, tơi lại đến chuồng voi cũ, đứng ngắm chỗ ở của voi nay đã khơng cịn bóng dáng con voi ấy nữa” [27;202]. Và tơi nhận thấy: “Cửa vào nơi tƣờng rào sắt ấy nay đã có vịng xích sắt to bản khóa lại, khơng cho ai vào nữa. Nhìn qua kẽ tƣờng rào lại thấy cửa chuồng voi cũng bị khóa bằng vịng xích sắt nhƣ thế. Có vẻ cảnh sát muốn bù lại mối hận đã khơng tìm ra voi bằng cách siết chặt việc cảnh bị chuồng voi đến quá mức cần thiết nhƣ thế này, sau khi voi đã biến mất” [27;202]. Quả thực, hành động của cảnh sát chẳng khác nào trò trẻ con, thật giống với câu thành ngữ “Mất bò mới lo làm chuồng”. Nhƣng ở đời, mọi việc vốn vẫn diễn ra nhƣ vậy. Khi còn tồn tại thì chẳng đƣợc trân trọng, bị hắt hủi, lãng quên, nhƣng khi mất đi rồi mới thấy tiếc nuối, ân hận. Bản chất của con ngƣời vốn là vậy, luôn là sự ân hận muộn màng và nỗ lực sửa chữa những sai lầm. Đơi khi, sai lầm có thể đƣợc sửa chữa, nhƣng cũng nhiều khi sai lầm chồng chất những sai lầm. Trong trƣờng hợp này, con voi đã biến mất mãi mãi, dù cho con ngƣời, ban lãnh đạo và Sở Cảnh sát cịn nỗ lực tìm kiếm hay bảo mật nhƣ thế nào đi chăng nữa. Nhân vật tôi lúc này giống nhƣ một bậc thầy về triết lí, giống nhƣ cán cân cơng lí, đứng ra phân giải và minh định mọi việc.

Sau này, ở những trang giữa của tác phẩm, nhân vật tôi có gặp gỡ một khách hàng và có một cuộc tình lƣớt qua với cơ gái ấy. Thì thật tình cờ là cơ gái ấy cũng có sự quan tâm đặc biệt đến sự kiện con voi biến mất. Vậy là, chàng và nàng, nhân vật tôi và cô gái ấy thƣờng xuyên đề cập đến chi tiết về chuyện con voi biến mất trong cuộc trị chuyện của mình. Nhƣng ngay cả khi cơ gái biến mất, tơi khơng có dịp gặp lại lần nào nữa, thì nhân vật tơi vẫn ln quan tâm đến sự việc con voi biến mất. Dƣờng nhƣ con voi đã trở thành mối quan tâm duy nhất trong cuộc sống của tơi. Và khi con voi biến mất thì nhân vật tơi chợt có cảm giác “sự vật chung quanh mình đã mất đi sự thăng bằng chính đáng cố hữu của chúng […]. Từ khi có chuyện con voi biến mất, bên trong tơi đã có gì đấy mất thăng bằng, vì vậy mà sự vật bên

ngồi phản ánh vào mắt tơi kỳ dị nhƣ thế không chừng” [27;216]. Tôi không chỉ chú tâm theo dõi tất cả những sự việc liên quan đến con voi mà dƣờng nhƣ con voi đã trở thành một điểm tựa tinh thần cho nhân vật tôi giữa cuộc sống mà tất thảy mọi ngƣời đều chạy theo nền cơng nghiệp vật chất. Vì vậy khi điểm tựa ấy mất đi, trong con ngƣời tôi luôn thƣờng trực cảm giác trống rỗng, mọi thứ xung quanh đối với tôi đều trở nên vơ nghĩa, ngay cả việc có gặp lại nàng hay khơng cũng trở nên khơng quan trọng nữa: “Từ đó tơi khơng cịn gặp nàng nữa. Chỉ có một lần nói chuyện qua điện thoại về chi tiết bài viết quảng cáo thôi. Lần ấy, tôi đã rất muốn mời nàng đi ăn hay gì đấy nhƣng cuối cùng đã khơng rủ. Bởi trong lúc nói chuyện qua điện thoại, tôi chợt cảm thấy chuyện mời mọc ấy dù sao cũng chẳng sao cả. Cảm tƣởng nhƣ thế tơi thƣờng có từ khi có chuyện con voi biến mất. Mỗi khi định làm thử việc gì, tơi lại khơng cịn thấy đƣợc sự khác biệt giữa hai kết quả tất yếu, từ sự thực hiện việc định làm, với sự trốn tránh không làm việc ấy” [27;216]. Nhân vật tơi là biểu tƣợng cho một số ít ngƣời có đời sống nội tâm sâu sắc, ln mong muốn tìm thấy ý nghĩa thật sự của cuộc sống giữa một xã hội chuộng vật chất.

Khi kết thúc tác phẩm, nhân vật tôi vẫn tiếp tục cuộc sống trƣớc đây của mình: “Tơi vẫn nhƣ thƣờng lệ, tiếp tục rao bán quanh quất những tủ lạnh, máy nƣớng bánh mì, máy pha cà phê… dựa trên những hình tƣợng tiện nghi thực dụng cịn sót lại của kí ức trong một thế giới chuộng tiện nghi thực dụng” [27;217] nhƣng niềm tiếc nuối về một điểm tựa tinh thần đã mất vẫn không thể nguôi ngoai: “Voi và ngƣời nuôi voi đã biến mất rồi, họ khơng cịn trở lại nơi này lần nào nữa” [27;218]. Tơi nhận ra những góc khuất, những mặt trái của vấn đề, những manh mối để có thể đi đến sự thật nhƣng tơi lại chƣa làm gì cả. Cuối cùng tôi đƣa ra kết luận rằng con voi biến mất chứ không phải là con voi trốn thốt. Tơi cũng giống nhƣ nhiều ngƣời trong xã hội, thời đại hơm nay: Có nhận thức, có tƣ duy, thấy đƣợc những điều chƣớng tai gai mắt nhƣng tự nhận thấy bản thân chƣa đủ năng lực và sức mạnh để có thể đƣa ra sự thật, giành lại những lẽ phải. Điều này cũng đáng cảm thông bởi khơng phải ai sinh ra cũng có “dịng máu” anh hùng và mang trong mình sức mạnh để “giải cứu thế giới”.

sát, nhìn nhận, đánh giá của nhân vật tôi. Câu chuyện dù đƣợc bồi đắp bằng những chi tiết siêu thực, phi lí nhƣng những chi tiết mà tôi kể vẫn đƣợc cân bằng bởi sự nhìn nhận đánh giá y nhƣ thật, nhƣ một nhà trinh thám, thám tử đang đi truy tìm tung tích. Murakami đã thật tài tình khi sử dụng những yếu tố siêu thực để gợi mở cho ngƣời đọc những liên tƣởng, suy ngẫm sâu sắc. Chính cái xã hội chuộng tiện nghi thực dụng, không một ai quan tâm thực sự đến con voi nhƣ một thực thể của tự nhiên mà chỉ giả vờ yêu mến với những toan tính trục lợi đã làm con voi biến mất (hay chinh xác hơn dù con voi vẫn cịn đó thì cũng nhƣ đã biến mất rồi)! Rõ ràng nền công nghiệp vật chất đang hủy diệt môi sinh và nhiều giá trị tinh thần của con ngƣời và vạn vật.

2.2.2. Nhân vật người quản voi

Ngƣời quản voi là một trong ba nhân vật đáng chú ý của Con voi biến mất,

bên cạnh nhân vật tơi và nhân vật con voi. Trong truyện có hai chặng, chặng trƣớc khi con voi biến mất và khi con voi biến mất. Nhân vật ngƣời quản voi xuất hiện ở

Một phần của tài liệu Biểu tượng trong cánh đồng bất tận của nguyễn ngọc tư và con voi biến mất của haruki murakami (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)