Bối cảnh chung của Lào và tỉnh Salavan về công tác giảm nghèo

Một phần của tài liệu Luận án nghiên cứu nghèo đa chiều ở tỉnh saravanh, nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 121 - 123)

Ngày nay, tồn cầu hóa và hội nhập quốc tế là xu hướng tất yếu, Lào nói chung và tỉnh Salavan nói riêng cũng khơng nằm ngoài xu hướng phát triển đó. Tồn cầu hóa đã mang lại cho các nước trên thế giới nhiều lợi ích khi tham gia vào một nền kinh tế toàn cầu, đặc biệt là các nước đang phát triển, khi mở ra cơ hội đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế, có thêm nhiều nguồn lực để giải quyết vấn đề nghèo , đem lại sự giao lưu và thịnh vượng. Tuy nhiên, q trình tồn cầu hóa cũng bộc lộ những mặt trái, làm trầm trọng thêm các vấn đề cơ bản như đói nghèo, thất nghiệp và bất bình đẳng. Tham gia vào nền kinh tế tồn cầu sẽ mở ra nhiều cơ hội việc làm cho lao động có chun mơn kỹ thuật, song cũng tạo ra nguy cơ thất nghiệp, thiếu việc làm cho lao động phổ thơng.

Xu hướng giải quyết đói nghèo

Việc giải quyết đói nghèo ở nước Cộng hịa dân chủ nhân dân Lào nói chung và tỉnh Salavan nói riêng cũng như ở các tỉnh trong cả nước Lào đều dựa vào các chính sách của Nhà nước Lào trong giai đoạn 2021 -2025 theo Nghị định số 20/BTTĐ của Bộ chính trị trung ương Đảng Cách mạng nhân dân Lào năm 2020 về việc quy định 4 chỉ tiêu 4 nội dung và 5 bước trong việc xây bản và cụm bản phát triển để xóa đói giảm nghèo.

Chỉ tiêu:

- Là phong trào phát triển tồn diện về tư tưởng-chính trị an ninh quốc phịng- an ninh xã hội, kinh tế, văn hóa-xã hội và hệ thống chính trị.

- Là sự kết hợp đồng thời phát triển ở nông thôn và thành thị, ở mỗi huyện làm 2-3 thí điểm để rút kinh nghiệm.

- Bảo đảm việc xây bản phát triển phải hoàn thiện và bền vững.

- Việc xây bản và cụm bản phát triển phải được sự chỉ đạo sát sao, thường xuyên của Bộ chính trị trung ương Đảng và các cấp đảng từ trung ương đến địa phương.

Nội dung:

- Các chi tổ đảng ở địa phương phải mạnh, chính quyền địa phương mạnh, có các tổ chức quần chúng và tổ hòa giải cấp bản và nhân dân được nâng cao trình độ hiểu biết luật pháp.

- Phải bảo đảm khơng có thế lực lượng phản động ẩn nấu trong bản, khơng có ma túy, cơn đồ, cướp trộm, khiêu dâm, khơng có vụ án, khơng có hiện tượng di cư lộn xộn, có dân quân bảo vệ an ninh dân bản, bảo đảm an ninh và quốc phòng tốt.

- Về kinh tế phải xóa đói giảm nghèo nâng cao đời sống nhân dân, phải có một số bản sản xuất một hoặc nhiều loại hàng hóa bán trong nước hoặc suất khẩu, có hợp tác xã sản xuất, dịch vụ hoặc cụm bản sản xuất một loại hàng hóa nào đó, là bản đã chấm dứt việc phát rừng làm nương, chấm dứt trồng thuốc phiện, có đường giao thơng nối liền bản với bản và nối với huyện, có nước sạch dùng, có điện và có quỹ phát triển bản hoặc quỹ xóa đói giảm nghèo, quỹ thóc, quỹ trâu bị hoặc tín dụng.

- Về văn hóa-xã hội: Phải có trường học, có trạm y tế, được cơng nhận là bản văn hóa và xóa nạn mù chữ.

Các bước:

(1) Là bước thu thập thông tin, số liệu để đánh giá, thẩm định và khai thác tiềm năng của từng bản, lập kế hoạch thiết thực trong việc xây bản bản phát triển.

(2) Giáo dục tư tưởng, tuyên truyền cho nhân dân hiểu, thấy được tầm quan trọng của việc xây bản và cụm bản phát triển để huy động nhân dân tích cực tham gia phong trào này.

(3) Bước tổ chức thực hiện: giao nhiệm vụ cho chính quyền địa phương và chi tổ đảng, các tổ chức quần chúng thực hiện cùng với nhân dân.

(4) Việc chỉ đạo, giám định việc thực hiện các mục tiêu trên

(5) Bước tổng kết đánh giá, rút kinh nghiệm, phát huy những ưu điểm và giải quyết những khuyết điểm sau đó tiếp tục nâng cấp để đạt theo yêu cầu. Ngoài ra các tỉnh cịn dựa vào một số nghị định của Chính phủ và còn ban hành một số quyết định và thơng tư riêng của mình để tổ chức thực hiện xây bản và cụm bản phát triển và xoá đói giảm nghèo cho phù hợp với điều kiện và tình hình thực tế của từng tỉnh.

Trong Nghị định số 20/BTTĐ của Bộ chính trị trung ương Đảng Cách mạng nhân dân Lào năm 2020 còn quy định số hộ trong một bản, số bản trong cụm bản và việc gộp các bản nhỏ thành bản lớn; Việc xây bản và cụm bản phát triển là sự củng cố chế độ dân chủ nhân dân ở cấp cơ sở và là cơng tác dân vận xây cơ sở chính trị chuẩn bị hội nghị các cấp đảng ở địa phương. Tỉnh Salavan đã có một số thành cơng trong việc giảm nghèo và xây dựng cơ sở ở địa phương, thực hiện theo các chính sách của Chính phủ đề ra nhất là các tiêu chuẩn công nhận bản thoát nghèo, tiêu chuẩn bản và cụm bản phát triển vv...

Để thực hiện hoàn thành chiến lược tăng trưởng và giảm nghèo mà Đảng và Nhà nước tỉnh Saravanh đã đề ra một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội cụ thể cho giai đoạn 2021- 2025 như sau: Nội dung chủ yếu trong việc giảm nghèo ở tỉnh Saravanh giai đoạn 2021- 2025 là: Tranh thủ các nguồn hỗ trợ quốc tế và các nước anh em trong việc giảm nghèo, tăng cường xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật ở nông thôn miền núi, mở rộng diện tích sản xuất cho nhân dân, xây hệ thống cấp nước sạch cho nhân dân và vật nuôi, đào tạo nhân lực cho nông thôn, xây đường xá, nhà nghỉ và cung cấp các dịch vụ công cộng để giải quyết những khó khăn cho nhân dân ở vùng nông thôn miền núi. Coi các cụm bản nghèo, hộ nghèo làm trọng điểm giải quyết nghèo đói một cách đồng đều. Coi việc nâng cao đời sống sinh hoạt, thu nhập, dịch vụ y tế, phát triển giáo dục và cấp tín dụng cho nhân dân là cơng việc trọng tâm. Tiến hành việc di dân định canh định cư, gộp các bản nhỏ thành cụm bản lớn để thuận lợi cho việc phát triển, chọn địa hình thuận lợi, gần đường quốc lộ hoặc vùng giáp với thành thị để di dân nghèo đến xây cuộc sống mới, giúp đỡ phát triển trồng trọt, chăn nuôi, nâng cao học vấn, hướng dẫn cách làm ăn mới, dạy nghề công nghệ thủ công, nghề dịch vụ du lịch v.v... để người nghèo có thể tham gia các hoạt động phát triển kinh tế, có thu nhập và có cơ hội từng bước thốt nghèo.

Một phần của tài liệu Luận án nghiên cứu nghèo đa chiều ở tỉnh saravanh, nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 121 - 123)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(187 trang)