Các tiêu chí sử dụng đo lường trong MPI

Một phần của tài liệu Luận án nghiên cứu nghèo đa chiều ở tỉnh saravanh, nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 42 - 46)

Bảng 1 Hệ thống chỉ báo đo lường mức độ nghèo đa chiều

Bảng 1.1 Các tiêu chí sử dụng đo lường trong MPI

Chiều Tiêu chí

1. Giáo dục 1.1 Số năm đi học (người lớn) 1.2 Tình trạng đi học (trẻ em) 2. Y tế 2.1 Tỷ lệ tử vong ở trẻ em

2.2 Tình trạng dinh dưỡng

3. Điều kiện sống

3.1 Điện

3.2 Điều kiện vệ sinh 3.3 Nước uống hợp vệ sinh 3.4 Sàn nhà

3.5 Nhiên liệu nấu ăn 3.6 Sở hữu tài sản Cụ thể về các chỉ số tính tốn MPI như sau:

- Thứ nhất là khía cạnh sức khỏe, được đo lường bằng hai chỉ báo:

+ Tình trạng tử vong ở trẻ em - hộ được coi là nghèo nếu trong hộ gia đình có một hay nhiều trẻ bị chết dưới 15 tuổi

+ Tình trạng dinh dưỡng - hộ được coi là nghèo nếu hộ gia đình có ít nhất một người lớn hoặc trẻ em bị suy dinh dưỡng.

Hiện nay, người ta nhận định tình trạng dinh dưỡng ở trẻ em chủ yếu dựa vào 3 chỉ tiêu sau: Cân nặng theo tuổi, chiều cao theo tuổi, cân nặng theo chiều cao.

Hiện nay, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đề nghị lấy điểm ngưỡng ở dưới 2 độ lệch chuẩn (-2SD) so với quần thể tham chiếu NCHS (National Center for Health Statistics) để coi là nhẹ cân. Từ đó có thể chia thêm các mức độ sau đây:

Từ dưới -2SD đến -3SD : suy dinh dưỡng độ I Từ dưới -3SD đến -4SD : suy dinh dưỡng độ II Dưới -4SD : suy dinh dưỡng độ III

- Cân nặng theo tuổi: Cân nặng theo tuổi phản ánh tình trạng thiếu dinh dưỡng nói chung, chỉ tiêu cân nặng theo tuổi phản ánh tốc độ phát triển của đứa trẻ. Đây là một chỉ tiêu nhạy, dễ thu thập và xử lý, thường được áp dụng trong các nghiên cứu được triển khai tại cộng đồng

- Chiều cao theo tuổi: Chiều cao theo tuổi thấp phản ánh tình trạng thiếu dinh dưỡng kéo dài hoặc thuộc về quá khứ, làm cho đứa trẻ bị còi (stunting). Thường lấy điểm ngưỡng ở -2SD và -3SD so với quần thể tham chiếu NCHS.

- Cân nặng theo chiều cao: Cân nặng theo chiều cao thấp phản ánh tình trạng thiếu dinh dưỡng ở thời kỳ hiện tại, gần đây, làm cho đứa trẻ ngừng lên cân hoặc tụt cân nên bị còm (wasting). Các điểm ngưỡng giống như hai chỉ tiêu trên

Người ta sử dụng các giới hạn "ngưỡng" (cut-off-point) các cách như sau: - Theo % so với quần thể tham chiếu như các thang phân loại của Gomez và Jelliffe. - Theo phân bố thống kê, thường lấy -2SD của số trung bình làm giới hạn ngưỡng. Từ đó người ta tính được tỷ lệ ở dưới hoặc trên các ngưỡng đó.

- Theo độ lệch chuẩn (Z score hay SD score):

Zscore hay SD score = Kích thước đo được - Số trung bình của quần thể tham chiếu / Độ lệch chuẩn của quần thể tham chiếu

- Thứ hai là khía cạnh giáo dục được đo lường bằng hai chỉ báo:

+ Số năm đi học - hộ được coi là nghèo nếu khơng có thành viên nào trong gia đình học hết bậc tiểu học

+ Tình trạng đi học của trẻ em - hộ được coi là nghèo nếu có ít nhất một đứa trẻ trong độ tuổi đi học từ 1 - 8 tuổi) khơng được học.

- Thứ ba là khía cạnh mức sống được đo lường bằng sáu chỉ báo:

+ Điện - được coi là nghèo nếu hộ gia đình tiêu thụ điện trung bình hàng tháng dưới 50kW/tháng

+ Điều kiện vệ sinh - được coi là nghèo nếu hộ gia đình khơng có nhà vệ sinh đã được nâng cấp/ đủ tiêu chuẩn hoặc phải dùng chung (theo định nghĩa của Mục tiêu phát triển thiên niên kỉ)

+ Nước - được coi là nghèo nếu hộ gia đình khơng được dùng nước sạch hoặc nguồn nước sạch cách nhà 30 phút đi bộ (theo định nghĩa của Mục tiêu phát triển thiên niên kỉ)

+ Chỗ ở - được coi là nghèo nếu hộ gia đình có nền nhà bằng đất, cát hoặc phế thải xây dựng, hoặc nhà sàn

+ Nhiên liệu nấu ăn - được coi là nghèo nếu gia đình nấu bằng củi, than củi hoặc chất thải

+ Tài sản - được coi là nghèo nếu hộ gia đình bị thiếu hụt các tài sản: đài, ti vi, điện thoại, xe đạp, xe máy.

Dựa vào chỉ báo, người ta tính điểm để xác định mức thiếu hụt của hộ gia đình. Việc tính điểm dựa trên qui định, ba khía cạnh sức khỏe, giáo dục và mức sống, mỗi khía cạnh chiếm trọng số như nhau là 1/3.

Mỗi khía cạnh sức khỏe và giáo dục có hai chỉ báo, vì vậy mỗi chỉ báo chiếm trọng số là 1/6. Khía cạnh mức sống hợp lí có sáu chỉ báo vì thế mỗi chỉ báo chiếm trọng số là 1/18. Nếu một người thiếu hụt từ 20 - 33.3% chỉ số thì được coi là dễ bị tổn thương dẫn đến nghèo đa chiều, còn nếu thiếu hụt từ 33,3% chỉ số trở lên được coi là nghèo đa chiều và nếu thiếu từ 50% tiêu chí trở lên người ta gọi là nghèo cùng cực. Dựa vào những quy định này, tổ chức OPHI tiến hành tính tốn MPI cho các quốc gia tham gia.

1.2.2.2. Thước đo nghèo đa chiều của nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào

Về thước đo cái nghèo nói chung và nghèo đa chiều nói riêng ở CHDCND Lào. Tại Lào, qua nhiều thập niên, cách đo lường và đánh giá nghèo chủ yếu là thông qua thu nhập. Chuẩn nghèo được xác định dựa trên mức chi tiêu đáp ứng những nhu cầu tối thiểu và được quy ra thành tiền. Những người có thu nhập thấp dưới mức chuẩn nghèo đều được đưa vào diện hộ nghèo. Việc đánh giá nghèo đơn chiều như vậy tuy tạo thuận lợi trong việc xác định số người nghèo dựa trên chuẩn nghèo và ngưỡng nghèo. Tuy nhiên, thực tế cho thấy thu nhập thấp không thể phán ánh hết được các khía cạnh của nghèo ; nó chỉ phản ánh phần “lượng” mà chưa phản ánh được mức khốn và cơ cực của những người nghèo - cũng là phần “chất” mà chúng ta cần xem xét khi phân tích hay đánh giá một vấn đề.

Tại Lào, từ năm 2009 trở về trước, hộ nghèo được xác định là hộ gia đình có mức thu nhập (bình quân đầu người) thấp hơn hoặc bằng chuẩn nghèo. Tuy nhiên, từ giai đoạn 2010-2020, người nghèo, hộ nghèo đã được xác định dựa trên cả tiêu chí về thu nhập và mức độ tiếp cận các dịch vụ xã hội theo Quyết định số 285 QĐ-TTg và 406/QĐ-TTg Lào về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2010-2020.

Theo đó, ngồi tiêu chí thu nhập, cịn có nhóm tiêu chí về các dịch vụ xã hội cơ bản, bao gồm năm dịch vụ: y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch và vệ sinh, thông tin. Các chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản gồm 10 chỉ số: tiếp cận các dịch vụ y tế; bảo hiểm y tế; trình độ giáo dục của người lớn; tình trạng đi học của trẻ em; chất lượng nhà ở; diện tích nhà ở bình qn đầu người; nguồn nước sinh hoạt; hố xí/nhà tiêu hợp vệ sinh; sử dụng dịch vụ viễn thông; tài sản phục vụ tiếp cận thông tin.

Việc áp dụng chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều giai đoạn 2010-2020 theo Quyết định số 285QĐ-TTg đã nhận diện hộ nghèo, hộ cận nghèo theo thu nhập và từng chiều, chỉ số thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản. Đây là cơ sở để địa phương xác định đối tượng thụ hưởng các chính sách giảm nghèo và an sinh xã hội. Trên cơ sở đó, triển khai các chương trình, cơ chế đặc thù nhằm thực hiện mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo đa chiều cả nước.

Nghèo đa chiều là vấn đề quốc tế khá mới và đang gây nhiều lúng túng cho các quốc gia mà trước đây chỉ dùng thu nhập để đánh giá nghèo. Hiện nay, các tổ chức quốc tế đã áp dụng khái niệm nghèo đa chiều và xây dựng các chỉ số đo lường nghèo đa chiều. Các chỉ số đa chiều phổ biến nhất là Chỉ số nghèo con người (Human Poverty Index - HPI) do Anand và Sen đề xuất (1997), Chỉ số phát triển con người (Human Development Index - HDI) được Liên Hiệp Quốc sử dụng, và Chỉ số nghèo đa chiều (Multidimensional Poverty Index - MPI) do Đại học Oxford và UNDP áp dụng dựa trên phương pháp luận của Alkire và Foster (2007).

Trong luận án này, tác giả sẽ dựa trên chỉ số MPI được đưa ra bởi Tổ chức Oxford Poverty & Human Development Initiative (OPHI) trực thuộc Đại học Oxford, Anh (2007) đây là một trong những cơ quan quốc tế tiên phong xây dựng phương pháp đo lường nghèo đa chiều - phương pháp Alkire&Foster (AF). Phương pháp tiếp cận này đã được bước đầu áp dụng trên gần 20 quốc gia (như Mexico, Colombia, Việt Nam. Mạng lưới các quốc gia về Nghèo đa chiều đã được khởi xướng và điều hành bởi OPHI, trong đó có Lào. Những cuộc họp kỹ thuật trực tuyến giữa các quốc gia được tổ chức định kỳ nhằm chia sẻ và cập nhật thông tin về nghèo đa chiều ở mỗi quốc gia, đồng thời cũng là diễn đàn học tập và tạo liên kết hợp tác chia sẻ giữa các quốc gia.

Bộ chỉ báo và các chiều nghèo đa chiều gồm 10 chỉ báo đo lường cho 5 chiều nghèo nhiều hơn so với phương pháp AF 2 chiều. Trong đó các chỉ báo đo lường chiều y tế được thay thế, đồng thời chiều điều kiện sống có một số chỉ báo khác biệt. Tuy nhiên, trọng số chỉ báo và trọng số chiều vẫn giữ theo nguyên tắc ngang bằng nhau nhưng tính theo tổng điểm số là 100 (mỗi chiều thiếu hụt có số điểm là 20; mỗi chỉ báo thiếu hụt tương ứng với 10 điểm). Nghiên cứu này dựa vào hướng dẫn xây dựng các chiều và các chỉ báo cũng như cách tính tốn chỉ số nghèo đa chiều của Alkire và Foster cũng như nguồn số liệu hiện có để xác định các chiều và các chỉ báo đo lường nghèo đa chiều. Theo đó, nghèo đa chiều được đo lường với 5 chiều thông qua 10 chỉ báo với ngưỡng thiếu hụt cũng như trọng số các chiều được tính tốn dựa trên nguyên tắc ngang bằng nhau. Theo đó, mỗi chỉ báo thiếu hụt có điểm số là 0,1 và điểm số của mỗi chiều thiếu hụt là 0,2 với các chỉ báo được trình bày trong Bảng 1.2.

Một phần của tài liệu Luận án nghiên cứu nghèo đa chiều ở tỉnh saravanh, nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(187 trang)