Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Salavan

Một phần của tài liệu Luận án nghiên cứu nghèo đa chiều ở tỉnh saravanh, nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 64 - 66)

1.4. Kinh nghiệm của một sốn ước trên thế giới và một số địa phương của nước

1.4.3. Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Salavan

Từ những kinh nghiệm ở khu vực nông thôn miền núi của các nước, thấy rằng có nhiều bài học khá phong phú và có tính khả thi cao, có một số chính sách xóa đói giảm nghèo nhằm vào giải quyết đói nghèo ở miền núi và đạt những kết quả rất cao, những bài học kinh nghiệm đó rất phù hợp với điều kiện thực tế của các tỉnh miền núi của Lào nói chung và tỉnh Salavan nói riêng. Từ những bài học kinh nghiệm đó có thể rút ra bài học kinh nghiệm cho tỉnh Salavan giai đoạn 2020-2025 như sau:

-Chính sách giảm nghèo bền vững có vai trò đặc biệt quan trọng, là mục tiêu, là động lực để phát triển kinh tế nhanh và bền vững cho Lào.

-Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng ủy với phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị tỉnh, thành phố xuống tận xã, phường, thị trấn.

-Giảm nghèo bềnvững phải được thực hiện đồng bộ tất cả các chiều nghèo; kiểm tra, giám sát việc thực hiện.

-Xây dựng đề án chiến lược giảm nghèo bền vững và tổ chức thực hiện quyết liệt, đồng thời làm tốt công tác tuyên truyền, tạo đồng thuận cao của mọi người dân.

-Tiến hành nghiên cứu xây dựng đề án chiến lược giảm nghèo bền vững cho từng giai đoạn nhất định nằm trong tổng thể phát triển kinh tế xã hội cả nước. Sau khi được phê duyệt chiến lược giảm nghèo bền vững, tiến hành triển khai tổ chức thực hiện theo 3 cấp hành chính cụ thể, rõ ràng, phân cấp quản lý, trao quyền quyết định cho từng cấp phù hợp với năng lực tài chính, nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng của địa phương.

-Làm tốt công tác tuyên truyền cho người nghèo, hộ nghèo kết hợp với sự tham gia của người dân, doanh nghiệp vào các hoạt động giảm nghèo, tạo hiệu ứng lan tỏa sâu rộng, động viên, khích lệ, cổ vũ phong trào thi đua thoát nghèo trong mỗi hộ nghèo, hộ cận nghèo, đến tận tổ dân phố, khu phố.

-Thực hiện chính sách cải cách ruộng đất ở nông thôn miền núi, khai hoang vùng đất mới chia cho người nghèo ở và sản xuất đồng thời tiến hành cải tạo đất nâng cao độ màu mỡ của đất để nâng cao năng suất lao động.

-Khuyến khích sản xuất hàng hóa và hướng tới thị trường đối với vùng miền núi để thay đổi phương thức làm ăn mới gắn liền với cơ chế thị trường, tăng thêm thu nhập cho đồng bào dân tộc thiểu số ở miền núi.

-Tăng cường hỗ trợ xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật ở miền núi để giải quyết vấn đề đi lại, mua bán, giao dịch và tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận với các dịch vụ kinh tế và xã hội của đồng bào dân tộc ở miền núi. Xây các công trình thuỷ lợi, hồ chứa nước tưới tiêu phục vụ nông nghiệp v.v…

-Thực hiện chính sách giáo dục miền núi, phổ cập phổ thông, tạo mọi điều kiện thuận lợi như trường lớp, giáo viên nông thôn, sách vở và các điều kiện khác cho con em người nghèo vùng miền núi được vào học, xây quỹ phát triển giáo dục cho con em người nghèo vay với lãi suất thấp để vào đại học và học nghề.

-Phát triển nguồn nhân lực tại chỗ, học nghề, tập huấn nghiệp vụ v.v… để họ có khả năng tham gia các công trình, dự án phát triển tại làng bản của họ. Khuyến khích chính đối tượng tham gia vào giải quyết các vấn đề của họ.

-Phát triển vùng trọng điểm và vùng dân nghèo, thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm sức khỏe cho người nghèo, giải quyết công ăn việc làm, giải quyết các hiện tượng tiêu cực trong xóa đói giảm nghèo.

-Thực hiện chính sách phát triển bền vững ở miền núi, đảm bảo xóa đói giảm nghèo bền vững tránh tình trạng nghèo trở lại của người đã thoát nghèo. kết hợp phát triển kinh tế với việc bảo vệ môi trường, phát triển văn hóa, phát triển nguồn nhân lực, thực hiện dân chủ và bình đẳng xã hội, giải quyết công ăn việc làm, từng bước nâng cao đời sống của nhân dân, khuyến khích làm giàu hợp pháp đi đôi với việc phát triển nông thôn và xóa đói giảm nghèo, rút ngắn khoảng cách giữa người giàu và nghèo, giữa thành thị và nông thôn miền núi.

-Bài học quan trọng vẫn là sự phấn đấu vươn lên phát huy khả năng và trách nhiệm của cán bộ lãnh đạo các cấp, cán bộ, đảng viên các ngành từ trung ương đến địa phương, quyết tâm gương mẫu làm tròn nhiệm vụ của mình.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG NGHÈO ĐA CHIỀU Ở TỈNH SALAVAN,

NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO

Một phần của tài liệu Luận án nghiên cứu nghèo đa chiều ở tỉnh saravanh, nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(187 trang)