Đánh giá sức ăn của nhện bắt mồi trên vật mồi nhện đỏ 2chấm T.urticae

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều tra thành phần nhện bắt mồi ăn nhện đổ hại đậu rau tại hà nội và phụ cận năm 2019; nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái học của hai loài nhện bắt mồi thuộc họ phytoseiidae (Trang 64 - 66)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.2. Đặc điểm sinh học của nhện bắt mồi khi nuôi trên vật mồi là nhện đỏ

4.2.3. Đánh giá sức ăn của nhện bắt mồi trên vật mồi nhện đỏ 2chấm T.urticae

trong 2 ngày sau khi bị bỏ đói 1 ngày đối với pha trứng, nhện non tuổi 3 và trưởng thành trong điều kiện nhiệt độ và ẩm độ thích hợp được trình bày ở các bảng 4.18.

4.2.3. Đánh giá sức ăn của nhện bắt mồi trên vật mồi nhện đỏ 2 chấm T. urticae T. urticae

Bảng 4.18. Khả năng ăn các pha nhện đỏ 2 chấm T.urticae của nhện trưởng thành cái ba loài nhện bắt mồi

NBM n

Khả năng ăn của trưởng thành cái nhện bắt mồi (quả hoặc con/ngày)

Trứng Nhện non tuổi 1 Nhện non tuổi 2 Nhện non tuổi 3 Trưởng thành

Ngày 1

N. californicus 10 9,40±0,96a 7,40±0,54a 5,80±0,54a 2,60±0,28a 1,60±0,20a

A. largoensis 10 7,50±0,73b 6,60±0,43a 5,40±0,43a 2,20±0,30a 1,40±0,14a

N. longispinosus 10 14,20±0,28c 8,30±0,34a 5,70±0,72a 2,60±0,37a 1,80±0,16a

F/ χ2 20,311 0,703 0,172 0,453 1,128

NBM n

Khả năng ăn của trưởng thành cái nhện bắt mồi (quả hoặc con/ngày)

Trứng Nhện non tuổi 1 Nhện non tuổi 2 Nhện non tuổi 3 Trưởng thành P <0,001 0,504 0,843 0,641 0,569 Ngày 2

N. californicus 10 7,70±0,57a 6,90±0,75a 4,80±0,46a 2,20±0,33a 1,00±0,19a

A. largoensis 10 6,90±0,37b 6,20±0,38a 4,20±0,38a 1,70±0,19a 1,00±0,19a

N. longispinosus 10 12,90±0,18c 7,50±0,44a 4,10±0,31a 2,30±0,31a 1,80±0,16b

F 7,887 0,981 0,772 0,936 4,966

df 29 29 29 29 29

P 0,002 0,388 0,472 0,404 0,015

Ghi chú: Thí nghiệm được thực hiện ở nhiệt độ 27,3±0,2oC và độ ẩm 87,5±0,5%. n là số cá thể theo dõi, các chữ giống nhau trong cùng một cột đối với ngày 1 hoặc ngày 2 biểu diễn sự sai khác không rõ

rệt ở mức P> 0,05; F-, df - và P - là giá trị của kiểm định One Way Anova với mẫu phân bố chuẩn (Trứng, nhện non tuổi 1, nhiện non tuổi 2, nhện non tuổi 3 và trưởng thành ngày 2); χ2-, df - và P - là giá trị của kiểm

định Kruskal Wallis Test với mẫu phân bố không chuẩn (trưởng thành ngày 1).

Qua bảng 4.18, ta thấy các pha nhện bắt mồi ăn nhện đỏ hai chấm hại đậu cove có sự sai khác rõ rệt ở pha trứng, trong ngày thứ hai khả năng ăn pha trưởng thành của NBM N. californicus và A. largoensis khơng có sự sai khác và đều nhỏ hơn khả năng ăn của NBM N. longispinosus. Nhện bắt mồi có sức tiêu thụ mạnh nhất ở pha trứng nhện đỏ hai chấm, NBM N. longispinosus có sức tiêu thụ ngày thứ 1 là 14,20 quả/ngày và giảm vào ngày thứ 2 là 12,90 quả/ngày, NBM N. californicus sức tiêu thụ ngày thứ 1 là 9,40 quả/ngày, và giảm vào ngày thứ 2 là 7,70 quả/ngày; NBM A. largoensis sức tiêu thụ ngày thứ 1 là 7,50 quả/ngày và giảm vào ngày thứ 2 là 6,90 quả/ngày. Nhện bắt mồi tiêu

thụ ít nhất ở pha trưởng thành của nhện đỏ hai chấm, cụ thể là NBM

N. longispinosus ngày thứ 1 và thứ 2 đều tiêu thụ 1,80 con/ngày, NBM N. californicus ngày thứ 1 tiêu thụ 1,60 con/ngày và giảm vào ngày thứ 2 1,00

con/ngày, NBM A. largoensis ngày thứ 1 tiêu thụ 1,40 con/ngày và giảm vào ngày thứ 2 1,00 con/ngày. Qua đó ta có thể thấy sức tiêu thụ của NBM

N.longispinosus cao nhất và thấp nhất là NBM A. largoensis.

Nhện cái loài nhện bắt mồi N. longispinosus tiêu thụ pha trứng nhện đỏ

hai chấm (T.urticae) trung bình 14,2 quả/ngày cao hơn so với kết quả nghiên cứu của Lương Thị Huyền & cs. (2016) là 12,42 quả/ngày. Nhện đỏ hai chấm pha nhện non tuổi 3 tiêu thụ bởi nhện bắt mồi N. longispinosus trung bình 2,5

quả/ngày có kết quả nhỏ hơn với kết quả Lương Thị Huyền & cs. (2016) là 3,32 con/ngày.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều tra thành phần nhện bắt mồi ăn nhện đổ hại đậu rau tại hà nội và phụ cận năm 2019; nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái học của hai loài nhện bắt mồi thuộc họ phytoseiidae (Trang 64 - 66)