Hộp và khay nuôi nguồn nhện bắt mồi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều tra thành phần nhện bắt mồi ăn nhện đổ hại đậu rau tại hà nội và phụ cận năm 2019; nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái học của hai loài nhện bắt mồi thuộc họ phytoseiidae (Trang 34 - 35)

3.4.4. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm sinh học NBM

Nghiên cứu đặc điểm sinh học nhện bắt mồi được thực hiện với phương pháp nuôi cá thể trong lông mica Munger cải tiến theo mô tả của Nguyen & cs. 2013. Lồng Munger (cải tiến) gồm 6 lớp có kích thước 4cm × 4cm.

- Lớp trên cùng là màng phim trong, dày 0,15 cm, ở giữa được khoét lỗ với đường kính 2,2cm.

- Lớp thứ 2 là tấm bóng kính ở giữa dùng kim côn trùng loại 00 châm 15 lỗ để cho không khí lưu thông.

- Lớp thứ 3 là tấm mica đen với kích thước dày 0,3cm, ở giữa được khoét lỗ tạo nên khoang nuôi với đường kính 2,0cm.

- Lớp thứ 4 là miếng lá đậu cô ve để làm thức ăn cho nhện đỏ hai chấm, miếng lá thường lấy phía cuối lá, tránh lấy phần gân lá to.

- Lớp thứ 5 gồm 2-3 lớp giấy thấm ẩm. - Lớp cuối cùng là tấm mica đen dày 0,2m.

Các lớp được cố định hai bên bằng kẹp đen 25cm.

Trước khi thí nghiệm 8 giờ đặt một đoạn chỉ màu đen vào đảo nuôi NBM. Sau 8 giờ nhấc chỉ để thu trứng NBM dính vào sợi chỉ, rồi chuyển từng trứng vào trong lồng Munger có sẵn từ 5 trưởng thành cái của 1 loài nhện hại cây trồng. Đặt các lồng như vậy thành từng hàng lên khay thí nghiệm, đặt các khay thí nghiệm trong 1 hộp kín (kích thước 40 × 30 × 15cm) phía dưới có dung dịch muối bão hòa để cố định ẩm độ tương đối. Hàng ngày theo dõi dưới kính lúp 1 lần để xác định trứng nở, sự chuyển tuổi nhờ xác lột, tỷ lệ sống sót, đồng thời bổ sung nhện hại làm thức ăn. Sau 3 ngày thay lồng nuôi mới. Khi NBM chuyển sang tuổi 3 thì đưa một nhện đực và một nhện cái cùng ngày tuổi vào cho ghép đôi. Hàng ngày chuyển hết toàn bộ trứng được đẻ trong ngày ra ngoài lồng để tránh ảnh hưởng của mật độ trứng đến sức sinh sản của NBM và từng trứng sẽ được nuôi riêng rẽ mỗi trứng trong 1 lồng nuôi cho đến khi con cái thế hệ sau đã được ghép cặp đẻ quả trứng đầu tiên.Chỉ tiêu theo dõi là ngày trứng nở, ngày lột xác, ngày đẻ quả trứng đầu tiên, số trứng đẻ trong từng ngày, ngày chết sinh lý…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều tra thành phần nhện bắt mồi ăn nhện đổ hại đậu rau tại hà nội và phụ cận năm 2019; nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái học của hai loài nhện bắt mồi thuộc họ phytoseiidae (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)