Thời gian phát dục nhện bắt mồi nuôi trên nhện đỏ 2chấm T.urticae

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều tra thành phần nhện bắt mồi ăn nhện đổ hại đậu rau tại hà nội và phụ cận năm 2019; nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái học của hai loài nhện bắt mồi thuộc họ phytoseiidae (Trang 55 - 64)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.2. Đặc điểm sinh học của nhện bắt mồi khi nuôi trên vật mồi là nhện đỏ

4.2.2. Thời gian phát dục nhện bắt mồi nuôi trên nhện đỏ 2chấm T.urticae

Bảng 4.11. Thời gian phát dục các pha của nhện đực ba lồi nhện bắt mồi ni bằng nhện đỏ 2 chấm T.urticae

NBM n

Thời gian phát dục (TB±SE)(ngày) Trứng Nhện non tuổi 1 Nhện non tuổi 2 Nhện non tuổi 3 Thời gian trước trưởng thành

N. californicus 24 0,79±0,10a 0,96±0,03a 0,96±0,07a 0,96±0,04a 3,67±0,10a

A. largoensis 24 0,83±0,08a 0,98±0,02a 0,94±0,08a 1,04±0,07a 3,79±0,08a

N. longispinosus 22 0,85±0,11a 0,73±0,05b 0,64±0,08b 0,86±0,07a 3,08±0,10b

χ2 5,804 16,106 11,649 3,474 30,112

df 2 2 2 2 2

P 0,055 <0,001 0,003 0,176 <0,001

Ghi chú: Thí nghiệm được thực hiện ở nhiệt độ 27,3±0,2oC và độ ẩm 87,5±0,5%. n là số cá thể theo dõi, các chữ giống nhau trong cùng một cột biểu diễn sự sai khác không rõ rệt ở mức P> 0,05; χ2, df và

P - là giá trị của phép kiểm định Kruskal Wallis Test cho mẫu phân phối không chuẩn.

Qua bảng 4.11, ta thấy thời gian phát dục các pha trước trưởng thành nhện đực NBM N. californicus và NBM A. largoensis nuôi trên nhện đỏ 2 chấm T. urticae đều khơng có sự khác biệt ở tất cả các pha phát dục, sự sai khác xảy ra ở

thời gian phát dục giữa hai loài NBM trên và NBM N. longispinosus ở các pha nhện non tuổi 1, nhện non tuổi 2 và thời gian trước trưởng thành. Cụ thể thời

gian trước trưởng thành của NBM N. californicus, A. largoensis, N. longispinosus lần lượt là 3,67 (ngày), 3,97 (ngày) và 3,08 (ngày).

Bảng 4.12. Thời gian phát dục các pha của nhện cái ba lồi nhện bắt mồi ni bằng nhện đỏ 2 chấm T.urticae Thời gian phát dục (TB±SE) (ngày) Nhện bắt mồi χ2 df P

N. californicus A. largoensis N. longispinosus

Trứng 0,96±0,04a 0,88±0,08a 0,72±0,10b 17,238 2 <0,001 Nhện non tuổi 1 0,96±0,05a 1,06±0,06a 0,87±0,04b 7,025 2 0,030 Nhện non tuổi 2 0,92±0,04a 0,98±0,02a 0,79±0,06b 9,303 2 0,010 Nhện non tuổi 3 0,96±0,04a 1,04±0,04a 0,85±0,07b 6,681 2 0,035 Trước trưởng

thành 3,81±0,08a 3,96±0,04a 3,23± 0,04b 55,545 2 <0,001 Tiền đẻ trứng 1,65±0,10a 1,58±0,10a 1,81±0,08a 4,273 2 0,118 Vòng đời 5,46±0,10a 5,54±0,10a 4,04±0,08b 24,326 2 <0,001

Ghi chú: Thí nghiệm được thực hiện ở nhiệt độ 27,3±0,2oC và độ ẩm 87,5±0,5%. các chữ giống nhau trong cùng một dịng biểu diễn sự sai khác khơng rõ rệt ở mức P> 0,05; χ2-, df - và P - là giá trị của

Qua bảng 4.12, khơng có sự sai khác rõ rệt ở tất các pha phát dục của NBM

N. californicus và NBM A. largoensis. Sự sai khác rõ rệt của 2 loài nhện bắt mồi

trên so với NBM N. longispinosus ở thời gian phát dục trứng, nhện non tuổi 1,

nhện non tuổi 2, nhện non tuổi 3, trước trưởng thành và vòng đời. Thời gian tiền đẻ trứng của ba lồi nhện có sự sai khác không rõ rệt lần lượt là NBM N. californicus 1,64(ngày), NBM A. largoensis 1,58 (ngày) và NBM N. longispinosus 1,81(ngày). Vòng đời NBM N. californicus và NBM A. largoensis

tương đương nhau lần lượt là 5,46 (ngày) và 5,54 (ngày) dài hơn rõ rệt vòng đời của NBM N. longispinosus 4,04 (ngày).

Thời gian tiền để trứng và vòng đời của nhện cái nhện bắt mồi

N. longispinosus nuôi bằng nhện đỏ hai chấm T. urticae trong nghiên cứu này lần

lượt là 1,81 ngày và 4,04 ngày ngắn hơn so với kết quả nghiên cứu của tác giả Lương Thị Huyền & cs. (2016) với thời gian tiền đẻ trứng là 1,81 – 1,89 ngày và vòng đời là 4,04 - 4,67 ngày. Theo Lương Thị Huyền (2017) thời gian tiền đẻ trứng và vòng đời của nhện bắt mồi N. longispinosus nuôi bằng nhện đỏ cam

chanh P. citri ở các ngưỡng nhiệt độ 20oC (3,76-13,48 ngày), 25oC (2,97-8,64 ngày), dài hơn so với kết quả nghiên cứu này với thời gian tiền đẻ trứng là 3,67 - 2,97 - 1,81 ngày và vòng đời là 13,48 - 8,64 – 4,04 ngày. Ở các ngưỡng nhiệt độ cao hơn 30oC, 32,5oC thời gian tiền đẻ trứng nhện bắt mồi N. longispinosus nuôi bằng nhện đỏ cam chanh P. citri lần lượt là 1,11 và 1,48 ngày ngắn hơn thời gian tiền đẻ trứng nhện bắt mồi N. longispinosus nuôi bằng nhện đỏ hai chấm T. urticae trong nghiên cứu này 1,81 ngày tuy nhiên vòng đời ở 30oC, 32,5oC dài hơn so với vòng đời nhện bắt mồi N. longispinosus ở nghiên cứu này lần lượt là 4,81 – 6,03 – 4,04 ngày.

Thời gian tiền đẻ trứng và vòng đời của nhện cái nhện bắt mồi A. largoensis nuôi bằng nhện đỏ hai chấm T. urticae trong nghiên cứu này lần lượt là 1,58

ngày và 5,54 ngắn hơn so với kết quả nghiên cứu của tác giả Carrillo & cs. (2010) khi nuôi nhện bắt mồi A. largoensis bằng nhện Raoiella indica với thời

gian tiền đẻ trứng là 1,56–3,20 ngày và vòng đời 5,54–9,1 ngày.

Như vậy các yếu tố như nhiệt độ và vật mồi ảnh hưởng đến thời gian tiền đẻ trứng và vòng đời của nhện cái nhện bắt mồi.

Qua bảng 4.13, các chỉ tiêu sinh sản có sự sai khác rõ rệt ở cả ba loài NBM. Thời gian đẻ trứng của NBM N. longispinosus là ngắn nhất 11,58 (ngày), tiếp theo là NBM A. largoensis 14.58 (ngày) và dài nhất là NBM N. californicus 17,42 (ngày).

NBM N. longispinosus có tuổi thọ trưởng thành cái ngắn nhất 15,04 (ngày) tiếp đó NBM A. largoensis 17,00 ngày và dài nhất là NBM N. californicus 20,50 ngày. Tuy nhiên NBM N. longispinosus có số trứng đẻ hàng ngày 3,11 (trứng/nhện cái/ngày) cao hơn rõ rệt so với N. californicus 1,21 (trứng/nhện

cái/ngày) và A. largoensis 1,35 (trứng/nhện cái/ngày). Do vậy dù thời gian đẻ trứng và tuổi thọ trưởng thành cái thấp hơn khá nhiều so với 2 lồi NBM cịn lại nhưng tổng số trứng đẻ NBM N. longispinosus 35,88 (trứng/nhện cái) cao hơn so với NBM N. californicus 21,08 (trứng/nhện cái) và NBM A. largoensis 19.54

(trứng/nhện cái). Sự sai khác cũng thể hiện ở tỷ lệ cái thế hệ thứ 2 ở ba loài NBM, cao nhất là NBM N. longispinosus (63,34%), tiếp đó là NBM A. largoensis (56,24%) và thấp nhất là NBM N. californicus (54,05%).

Bảng 4.13. Một số chỉ tiêu về sinh sản của ba loài nhện bắt mồi nuôi bằng nhện đỏ 2 chấm T.urticae

Chỉ tiêu theo dõi N. californicus (n = 26)* A. largoensis (n = 26)* N. longispinosus (n = 26)* F/χ2 df P Thời gian đẻ trứng (ngày) 17,42±0,22a 14,58±0,31b 11,58±0,19c 61,82 2 <0,001 Tuổi thọ trưởng thành

cái (ngày) 20,50±0,16a 17,00±0,35b 15,04±0,19c 61,33 2 <0,001 Số trứng đẻ hàng ngày

(trứng/nhện cái/ngày) 1,21±0,02a 1,35±0,02b 3,11±0,05c 20,263 2 <0,001 Tổng số trứng đẻ

(trứng/nhện cái) 21,08±0,27a 19,54±0,38b 35,88±0,57c 436.224 74 <0,001 Tỷ lệ cái thế hệ thứ 2 54,05±0,24a 56,24±0,18b 63,34±0,01c 14,99 2 <0,001

Ghi chú: Thí nghiệm được thực hiện ở nhiệt độ 27,3±0,2oC và độ ẩm 87,5±0,5%.; n: số cá thể theo dõi; Các chữ giống nhau trong cùng một dòng biểu diễn sự sai khác không rõ rệt ở mức P>0,05 với kiểm định One Way Anova (Tổng số trứng đẻ); kiểm định Kruskal Wallis Test (Thời gian đẻ trứng,số trứng đẻ hàng ngày,tuổi thọ trưởng thành cái); χ2-, df - và P - là giá trị của kiểm định Kruskal Wallis Test với mẫu phân bố không chuẩn;; F -, df - và P - là giá trị của kiểm định One Way Anova với mẫu phân bố chuẩn, χ2-, df - và P - là giá trị của kiểm định Probit (Wald Chi - square) với mẫu dạng nhị phân (đực và cái)

Theo Lương Thị Huyền (2017) tổng số trứng đẻ của nhện bắt mồi N. longispinosus nuôi bằng nhện đỏ cam chanh P. citri ở các ngưỡng nhiệt độ 20oC và 25oC lần lượt là 21,64 (trứng/nhện cái), 33,30 (trứng/nhện cái) thấp hơn so với tổng số trứng đẻ nhện bắt mồi N. longispinosus nuôi bằng nhện đỏ hai chấm T. urticae trong nghiên cứu này là 35,88 (trứng/nhện cái). Số trứng đẻ hàng ngày

của nhện bắt mồi N. longispinosus nuôi bằng nhện đỏ hai chấm T. urticae là 3,31 (trứng/nhện cái/ngày) cao hơn số trứng đẻ hàng ngày của nhện bắt mồi N.

longispinosus nuôi bằng nhện đỏ cam chanh P. citri ở nhiệt độ 20oC (0,78 trứng/nhện cái/ngày) và ở nhiệt độ 25oC (1,61 trứng/nhện cái/ ngày). Mặc dù ni trên hai lồi nhện bắt mồi khác nhau nhưng sự chênh lệch khá lớn ở một số chỉ tiêu sinh sản có thể dự đốn nhện bắt mồi N. longispinosus không phù hợp

sinh sản ở nhiệt độ 20oC.

Theo tác giả Carrillo & cs. (2010) số trứng đẻ hàng ngày khi nuôi nhện bắt mồi A. largoensis bằng nhện Raoiella indica là 1,63 (trứng/nhện cái/ngày) cao hơn số trứng đẻ hàng ngày của nhện bắt mồi A. largoensis bằng nhện đỏ hai chấm T. urticae trong nghiên cứu này là 1,63 - 1,35 (trứng/nhện cái/ngày). Nhện bắt mồi A. largoensis có tổng số trứng đẻ xấp xỉ nhau khi nuôi trên nhện đỏ 2 chấm và nhện Raoiella indica 19,96 - 19,54 (trứng/nhện cái), điều này cho thấy được nhện bắt mồi A. largoensis có khả năng sinh sản khá ổn định trên các môi trường sống khác nhau.

Thí nghiệm được thực hiện ở nhiệt độ 27,3±0,2oC và độ ẩm 87,5±0,5%.

Hình 4.6. Nhịp điệu sinh sản của ba lồi nhện bắt mồi ni bằng nhện đỏ 2 chấm

T.urticae 0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 4 4.5 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 Số t rứ n g đẻ (q u ả/ co n c ái /n gày )

Ngày tuổi trưởng thành cái

N.californicus A.largoensis N.longispinosus

Qua hình 4.6, ta thấy ngày đầu hầu như nhện cái chưa đẻ trứng sau 2 đến 3 ngày thì nhện bắt đầu đẻ trứng. Số lượng trứng đẻ theo ngày có sự tăng giảm khác nhau.Nhện bắt mồi N. longispinosus khi nuôi trên nhện đỏ hai chấm (T.urticae) nhện bắt đầu đẻ vào ngày thứ 2 là 0,23 quả và đẻ nhiều nhất vào ngày thứ 9 là 4,03 quả sau đỏ giảm dần và ngừng đẻ ở ngày thứ 15 là 0,14 quả. Nhện bắt mồi

N. californicus khi nuôi trên nhện đỏ hai chấm (T.urticae) nhện bắt đầu đẻ vào

ngày thứ 2 là 0,35 quả và đẻ nhiều nhất vao ngày thứ 7 là 1,96 quả sau đỏ giảm dần và ngừng đẻ ở ngày thứ 21 là 0,21 quả. Nhện bắt mồi NBM A. largoensis khi nuôi trên nhện đỏ hai chấm (T.urticae) nhện bắt đầu đẻ vào ngày thứ 2 là 0,42 quả, đẻ nhiều nhất vào ngày thứ 8 là 1,92 quả, sau đó giảm dần và ngưng đẻ vào ngày thứ 18 là 0,35 quả.

Bảng 4.14. Bảng sống của nhện bắt mồi Neoseiulus californicus nuôi bằng nhện đỏ 2 chấm T. urticae x mx lx lx*mx x*lx*mx 4,31 0 1,00 0 0 5,31 0,19 1,00 0,19 1,00 6,31 0,54 1,00 0,54 3,43 7,31 0,68 1,00 0,68 4,97 8,31 0,92 1,00 0,92 7,64 9,31 0,83 1,00 0,84 7,77 10,31 1,08 1,00 1,08 11,17 11,31 1,01 1,00 1,01 11,43 12,31 0,93 1,00 0,93 11,42 13,31 0,83 1,00 0,83 10,99 14,31 0,65 1,00 0,65 9,29 15,31 0,52 1,00 0,52 8,03 16,31 0,47 1,00 0,47 7,67 17,31 0,59 1,00 0,59 10,16 18,31 0,56 1,00 0,56 10,33 19,31 0,36 1,00 0,36 7,033 20,31 0,43 1,00 0,43 8,66 21,31 0,31 1,00 0,31 6,56 22,31 0,32 0,96 0,31 6,86 23,31 0,12 0,96 0,12 2,69 24,31 0 0,50 0 0 25,31 0 0,08 0 0

Ghi chú: Thí nghiệm được thực hiện ở nhiệt độ 27,3±0,2oC và độ ẩm 87,5±0,5%. x là ngày tuổi của con cái, mx là số lượng cá thể cái sinh ra, lx là tỷ lệ sống sót của cá thể cái.

Qua bảng 4.14, ta thấy tỷ lệ sống sót cá thể cái của nhện bắt mồi Neoseiulus

đến ngày 21 và kết thúc ở ngày thứ 25. Vào những ngày đầu, sức sinh sản của con cái còn thấp, nhưng tăng dần vào những ngày tiếp theo. Sức sinh sản của con cái đạt cao nhất vào ngày tuổi ngày thứ 7 là 1,08. Sau đó sức sinh sản của cái giảm dần, ngừng đẻ trứng và kết thúc ở ngày tuổi thứ 23.

Bảng 4.15. Bảng sống của nhện bắt mồi Amblyseius largoensis nuôi bằng nhện đỏ 2 chấm T. urticae x mx lx lx*mx x*lx*mx 4,46 0 1,00 0 0 5,46 0,21 1,00 0,21 1,15 6,46 0,59 1,00 0,59 3,79 7,46 0,78 1,00 0,78 5,85 8,46 0,83 1,00 0,83 7,01 9,46 0,79 1,00 0,79 7,49 10,46 0,96 1,00 0,96 10,06 11,46 0,91 1,00 0,91 10,47 12,46 0,76 1,00 0,76 9,51 13,46 0,81 1,00 0,81 10,88 14,46 0,90 0,96 0,86 12,50 15,46 0,74 0,96 0,71 11,00 16,46 0,68 0,96 0,65 10,74 17,46 0,63 0,96 0,60 10,50 18,46 0,48 0,96 0,46 8,52 19,46 0,32 0,85 0,27 5,31 20,46 0,33 0,77 0,26 5,24 21,46 0,27 0,54 0,14 3,09 22,46 0 0,04 0 0

Ghi chú: Thí nghiệm được thực hiện ở nhiệt độ 27,3±0,2oC và độ ẩm 87,5±0,5%. x là ngày tuổi của con cái, mx là số lượng cá thể cái sinh ra, lx là tỷ lệ sống sót của cá thể cái.

Qua bảng 4.15, ta thấy tỷ lệ sống sót cá thể cái của nhện bắt mồi

Amblyseius largoensis khi nuôi trên nhện đỏ cũng khá cao, con 100% nhện bắt

mồi sống đến ngày 13 và kết thúc ở ngày thứ 22. Vào những ngày đầu, sức sinh sản của con cái còn thấp, nhưng tăng dần vào những ngày tiếp theo. Sức sinh sản của con cái đạt cao nhất vào ngày tuổi ngày thứ 7 là 0,96. Sau đó sức sinh sản của cái giảm dần, ngừng đẻ trứng và kết thúc ở ngày tuổi thứ 22.

Bảng 4.16. Bảng sống của nhện bắt mồi Neoseiulus longispinosus khi nuôi trên nhện đỏ hai chấm T. urticae x mx lx lx*mx x*lx*mx 3,73 0 1,00 0 0 4,73 0,17 1,00 0,17 0,77 5,73 1,20 1,00 1,20 6,57 6,73 1,80 1,00 1,80 11,61 7,73 2,04 1,00 2,04 15,25 8,73 2,41 1,00 2,41 20,39 9,73 2,46 1,00 2,46 23,30 10,73 2,35 1,00 2,35 24,54 11,73 2,73 1,00 2,73 31,31 12,73 2,56 1,00 2,56 31,93 13,73 2,13 1,00 2,13 28,65 14,73 1,26 1,00 1,26 18,23 15,73 1,01 1,00 1,01 15,61 16,73 0,58 0,88 0,51 8,40 17,73 0,10 0,81 0,08 1,34 18,73 0 0,35 0 0

Ghi chú: Thí nghiệm được thực hiện ở nhiệt độ 27,3±0,2oC và độ ẩm 87,5±0,5%. x là ngày tuổi của con cái, mx là số lượng cá thể cái sinh ra, lx là tỷ lệ sống sót của cá thể cái.

Qua bảng 4.16, ta thấy tỷ lệ sống sót cá thể cái của nhện bắt mồi NBM

Neoseiulus longispinosus khi nuôi trên nhện đỏ cũng khá cao, con 100% nhện

bắt mồi sống đến ngày 15 và kết thúc ở ngày thứ 18. Vào những ngày đầu, sức sinh sản của con cái còn thấp, nhưng tăng dần vào những ngày tiếp theo. Sức sinh sản của con cái đạt cao nhất vào ngày tuổi ngày thứ 9 là 2,73. Sau đó sức sinh sản của cái giảm dần, ngừng đẻ trứng và kết thúc ở ngày tuổi thứ 18.

Bảng 4.17. Một số chỉ tiêu về sức tăng quần thể của ba lồi nhện bắt mồi ni bằng nhện đỏ hai chấm T.urticae Nhện bắt mồi n Tỷ lệ tăng tự nhiên (rm) (nhện cái/nhện cái/ngày) Thời gian 1 thế hệ (T) (ngày) Tỷ lệ sinh sản (R0) (nhện cái/nhện cái)

Thời gian nhân đôi quần thể

(DT)

Giới hạn gia tăng quần thể

(λ)

N. californicus 26 0,142±0,011a 14,14±0,441a 8,94±0,392a 4,33±0,171a 1,15±0,014a

A. largoensis 26 0,215±0,002b 11,00±0,107b 10,61±0,217b 3,23±0,107b 1,24±0,003b

N. longispinosus 26 0,342±0,003c 9,12±0,004c 22,71±0,014c 2,01±0,022c 1,43±0,016c

F 201,308 88,313 514,427 133,866 210,211

df 77 77 77 77 77

P <0,001 <0,001 <0,001 <0,001 <0,001

Ghi chú: Thí nghiệm được thực hiện ở nhiệt độ 27,3±0,2oC và độ ẩm 87,5±0,5%. Các chữ giống nhau trong cùng một cột biểu diễn sự sai khác không rõ rệt ở mức P> 0,05 với kiểm định One Way Anova, F- df - và P - là giá trị của kiểm định One Way Anova với mẫu phân bố chuẩn

Bảng 4.17, cho thấy tất cả các chỉ tiêu về sức tăng quần thể của ba loài nhện bắt mồi đều sai khác có ý nghĩa. Tỷ lệ tăng tự nhiên cao nhất ở N. longispinosus 3,342 (nhện cái/nhện cái/ngày), sau đó là A. largoensis 0,215 (nhện cái/nhện

cái/ngày) và thấp nhất là N. californicus 0,142 (nhện cái/nhện cái/ngày). Thời gian của 1 thế hệ của 3 loài NBM giảm dần theo thứ tự NBM N. californicus, A. largoensis, N. longispinosus tương ứng là 14,14 (ngày), 11,00 (ngày), 9,12 (ngày). Tỷ lệ sinh sản của NBM N. longispinosus 22,71 (nhện cái/ nhện cái) cao hơn rất nhiều so với 2 loài NBM A. largoensis 10,61 (nhện cái/ nhện cái), NBM N.

californicus 8,94 (nhện cái/nhện cái). Thời gian nhân đôi quần thể dài nhất ở N. californicus 4,33 (ngày) và thấp nhất ở NBM N. longispinosus 2,01 ngày. Giới hạn gia tăng quần thể thấp nhất ở NBM N. californicus 1,15, tiếp đến là NBM A.

largoensis 1,24 và cao nhất ở NBM N. longispinosus 1,43. Như vậy trong nghiên

cứu này nhện băt mồi N. longispinosus có tỷ lệ tăng tự nhiên cao hơn khá nhiều so với nhện bắt mồi A. largoensis và nhện bắt mồi N. californicus, có tiềm năng lớn nhất để phịng chống nhện đỏ 2 chấm T.urticae trên cây đậu.

Tỷ lệ tăng tự nhiên của nhện bắt mồi cái N. longispinosus khi nuôi trên

nhện đỏ hai chấm trong nghiên cứu này là 0,342 cao hơn so với kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Đức Tùng (2009) với tỷ lệ tăng tự nhiên của nhện bắt mồi cái N.longispinosus khi nuôi trên nhện đỏ hai chấm T.urticae ở nhiệt độ 30oC là 0,271.

Tỷ lệ tăng tự nhiên của nhện bắt mồi cái N. longispinosus khi nuôi trên

nhện đỏ hai chấm trong nghiên cứu này là 0,342 cao hơn so với kết quả nghiên cứu của tác giả Lương Thị Huyền & cs. (2016) với tỷ lệ tăng tự nhiên của nhện bắt mồi cái N.longispinosus khi nuôi trên nhện đỏ hai chấm T.urticae, nhện đỏ son T. cinnabarinus và nhện cam chanh P.citri lần lượt là 0,2997, 0,2966 và 0,298.

Như vậy, được nhện bắt mồi N. longispinosus có sức tăng quần thể cao nhất ở nhiệt độ 27oC khi được nuôi trên nhện đỏ hai chấm T.urticae.

Tỷ lệ tăng tự nhiên của nhện bắt mồi cái N. californicus khi nuôi trên nhện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều tra thành phần nhện bắt mồi ăn nhện đổ hại đậu rau tại hà nội và phụ cận năm 2019; nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái học của hai loài nhện bắt mồi thuộc họ phytoseiidae (Trang 55 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)