Nguyên tắc tổ chức quyền lực nhà nước trên cơ sở phân công rành mạch, kiểm tra, giám sát lẫn nhau nhằm phòng tránh sự lạm quyền

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tư tưởng hồ chí minh về nhà nước pháp quyền và sự vận dụng trong quá trình đổi mới ở việt nam (Trang 36 - 37)

rành mạch, kiểm tra, giám sát lẫn nhau nhằm phòng tránh sự lạm quyền và bảo đảm chủ quyền của nhân dân

Để thực sự là nhà nước của dân, do dân, vì dân là nhà nước thì cần phải có ngun tắc tổ chức quyền lực nhà nước với sự phân công, phân quyền rõ ràng, rành mạch nhằm phòng tránh sự độc đoán, chuyên quyền dẫn đến lạm quyền và vi phạm đến các quyền, tự do và dân chủ của nhân dân. Tư tưởng này đã được thể hiện trong các quy định của Hiến pháp 1946 và Hiến pháp 1959 do Người chủ trì việc soạn thảo. Theo đó, "Nghị viện nhân dân là cơ quan có quyền lực cao nhất của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa" (Điều 22) và là cơ quan lập pháp; " Cơ quan hành chính cao nhất của tồn quốc là Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa" (Điều 43); Điều 31 Hiến pháp 1946 còn qui định:

Những luật đã được Nghị viện biểu quyết, Chủ tịch nước Việt Nam phải ban bố chậm nhất là 10 ngày sau khi nhận được thơng tri.

Đồng thời, Chủ tịch nước có quyền yêu cầu Nghị viện thảo luận lại, những luật đem ra thảo luận lại, nếu vẫn được Nghị viện ưng chuẩn thì bắt buộc Chủ tịch nước phải ban bố [53].

"Quyền kiểm sốt và phê bình Chính phủ" của Ban Thường vụ Nghị viện (Điều 36, Hiến pháp năm 1946); quyền của "Nghị viện khơng bị truy tố vì lời nói hay biểu quyết trong Nghị viện" (Điều 40, Hiến pháp 1946); "Thủ tướng có quyền nêu vấn đề tín nhiệm để Nghị viện biểu quyết" (Điều 54 Hiến pháp 1946); "Trong thời gian 24 giờ sau khi Nghị viện biểu quyết khơng tín nhiệm nội các thì Chủ tịch nước có quyền đưa vấn đề tín nhiệm ra Nghị viện thảo luận lại... Sau cuộc biểu quyết này, Nội các mất tín nhiệm phải từ chức" (Điều 59 Hiến pháp 1946)...

Đối với quyền lực tư pháp (Tòa án) được tổ chức bảo đảm sự độc lập trong quá trình xét xử. Điều này đạt được nhờ hai cách: một là các tịa án được thiết kế khơng theo nguyên tắc lãnh thổ mà theo cấp xét xử (Điều 63 Hiến pháp 1946); hai là khi xét xử, thẩm phán chỉ tuân theo pháp luật, các cơ quan khác không được can thiệp (Điều 69 Hiến pháp 1946). Để nhà nước thực sự là của dân, do dân, vì dân thì trong tổ chức quyền lực nhà nước phải có sự phân cơng, phân quyền rõ ràng, có sự kiểm tra và giám sát lẫn nhau giữa các nhánh quyền lực. Điều này khơng chỉ nhằm phịng tránh sự độc đoán, chuyên quyền dẫn đến lồng quyền, lạm quyền, xâm hại đến các quyền, tự do và dân chủ của nhân dân mà còn bảo đảm cho nhà nước hoạt động có hiệu lực, hiệu quả, có tinh thần trách nhiệm đối với nhân dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tư tưởng hồ chí minh về nhà nước pháp quyền và sự vận dụng trong quá trình đổi mới ở việt nam (Trang 36 - 37)