Bản chất và giá trị xã hội của pháp luật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tư tưởng hồ chí minh về nhà nước pháp quyền và sự vận dụng trong quá trình đổi mới ở việt nam (Trang 56 - 59)

Pháp luật là đạo lý của nhân dân, chứ không chỉ là công cụ quản lý của nhà nước. Pháp luật có tiền đề xã hội từ các phong tục, tập quán, hương ước. Pháp luật có cơ sở đạo đức, phải thể hiện,hướng dẫn những cách hành xử phù hợp với "đạo làm người" và "lẽ ở đời’. Pháp luật mang tính hướng thiện,

bài trừ cái ác. Chủ tịch Hồ Chí Minh rất thấu hiểu tâm tư, tình cảm, nhân cách của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam - một dân tộc nhỏ bé nhưng rất kiên cường đôn hậu. Cái kiên cường và đôn hậu ấy chính là cái lý và cái tình ln ln thuận với "thiên thư". Hồ Chí Minh nêu vấn đề là phải kế thừa những yếu tố tích cực trong pháp luật phong kiến, các tập quán, phong tục và hương ước.

Pháp luật chịu sự tác động của các yếu tố ảnh hưởng truyền thống văn hóa - pháp lý của dân tộc. Pháp luật là đạo lý của nhân dân, là đạo làm người, là lẽ ở đời, cho nên, mục tiêu của nó khơng phải là trừng trị mà là để đem lại công bằng, tự do, hạnh phúc cho nhân dân, giải phóng, bênh vực những con người bị áp bức đau khổ. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói với cán bộ tư pháp rằng: xét xử đúng là tốt, nhưng không phải xét xử càng tốt hơn; phải làm sao cho mọi người dân đều biết, hiểu và tự ý thức được: nên làm gì, khơng nên làm gì, phải làm gì, khơng được làm gì… cho phù hợp với cái "đạo", cái "lẽ" đã được chuyển hóa, nâng lên thành Hiến pháp, pháp luật.

Pháp luật là quyền tự do lựa chọn hành vi, nhưng ranh giới của nó là lợi ích của người khác, khả năng hành động có lợi, hợp lý, hợp pháp của người khác. Chủ tịch Hồ Chí Minh nói rất rõ về điều đó: "Nhân dân ta hiện nay có tự do, tự do trong kỷ luật. Mỗi người được thực hiện quyền tự do của mình nhưng phải tơn trọng tự do của người khác - người nào sử dụng quyền tự do của mình quá mức mà phạm đến quyền tự do của người khác là phạm pháp" [26, tr. 187]. Xâm phạm tới quyền tự do của người khác, chính là phạm vào "đạo".

Nghiên cứu lại Sắc lệnh về bầu cử Quốc hội khóa I, chúng ta càng thấy rõ hơn về tính dân chủ nhân dân của nhà nước được thể chế hóa hết sức đầy đủ. Sắc lệnh quy định: Tất cả công dân Việt Nam… không phân biệt giàu nghèo, gái trai, giai cấp, tôn giáo, quân nhân, công chức cũng sẽ tham gia. Khơng địi điều kiện gì cho việc thực hiện quyền tuyển cử, ví dụ: điều kiện về mức tài sản, điều kiện về thời hạn cư trú, về trình độ học thức, v.v… như

nhiều nước đã đặt ra. Sắc lệnh chỉ đặt hai điều kiện, đương nhiên là hợp lý: người đi bầu (và người ứng cử) "không ở trong trường hợp mất cơng quyền hoặc trí óc bất bình thường".

Cũng như tồn bộ tư tưởng về dân chủ, tư tưởng Hồ Chí Minh về pháp luật là tư tưởng về độc lập, tự do, bình đẳng, dân quyền - Tư tưởng ấy có ngọn nguồn từ truyền thống của dân tộc ta: yêu nước thương nòi, giàu lòng nhân ái, quật cường. Người quan niệm các quyền tự do và công lý gắn liền với nhu cầu giải phóng dân tộc và là những quyền khơng ai có thể xâm phạm được.

Tuyên ngôn độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh mở đầu bằng những lời bất hủ trong "Tuyên ngôn độc lập" của nước Mỹ: "Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng. Tạo hóa đã cho họ những quyền khơng ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc". Tiếp đó, bản Tun ngơn trích câu của "Tun ngôn về quyền con người và quyền công dân" của cách mạng tư sản Pháp: "Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi".

Hồ Chí Minh đề cập đến vai trò của pháp luật trong việc ghi nhận và

đảm bảo thực hiện bình đẳng, tự do, kỷ cương, trật tự xã hội. Người đã từng nói: Khơng sợ thiếu, chỉ sợ khơng cơng bằng. Hồ Chí Minh quan niệm pháp luật là những chuẩn mực hình thành từ trong cuộc sống xã hội, trong cộng đồng xã hội, là những điều hợp lẽ phải, những cái thuộc về "lẽ ở đời" và "đạo làm người". Hồ Chủ tịch quan tâm nhiều đến vấn đề bình đẳng nam nữ. Luật hơn nhân và gia đình đã được ban hành 7 năm rồi mà Người còn nghe thấy chuyện đánh vợ xảy ra khá phổ biến. "Thật là dã man!" - Bác nói: - "Sao khi thì anh anh, em em khi thì lại thụi người ta?". Đồng thời, Người nhắc nhở chị em, có hàm cả ý phê bình nữa: "Các cô, các cháu (gái) thanh niên, phải tự mình phấn đấu, phải đấu tranh chống lại. Các cơ, các cháu có pháp luật trong tay" (Hồ Chủ tịch nói chuyện với cán bộ Hà Tây ngày 10-2-1967).

Người còn đề cập đến mối quan hệ giữa pháp luật và dân chủ, pháp luật là là cơ sở thực hiện quyền dân chủ: Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, dân chủ và pháp luật phải ln gắn bó chặt chẽ với nhau. Mọi quyền dân chủ của người dân phải được thể chế bằng Hiến pháp và pháp luật. Pháp luật phải bảo đảm trong thực tế các quyền tự do, dân chủ của nhân dân, đồng thời, bảo vệ nhân dân khi các quyền dân chủ của họ bị xâm phạm.

Pháp luật cần phải xây dựng một cơ chế dân chủ vững chắc để làm sao cho nhân dân là người trực tiếp xây dựng nên bộ máy nhà nước, thì nhân dân cũng chính là người giúp đỡ các cơng việc nhà nước, giám sát nhà nước và có quyền phế bỏ nhà nước khi nhà nước khơng làm trịn bổn phận của mình. Điều 24 Hiến pháp 1946 quy định: "Nghị viện nhân dân do công dân Việt Nam bầu ra" [53].

Về quyền bầu cử của công dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh giải thích: Tổng tuyển cử là một dịp cho toàn thể quốc dân tự do lựa chọn những người có tài, có đức, để gánh vác cơng việc nước nhà. Trong cuộc Tổng tuyển cử, hễ là những người muốn lo việc nước thì đều có quyền ra ứng cử, hễ là cơng dân thì đều có quyền đi bầu cử… Do Tổng tuyển cử mà toàn dân bầu ra Quốc hội, Quốc hội sẽ cử ra Chính phủ. Chính phủ đó thật là của toàn dân [31, tr. 133].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tư tưởng hồ chí minh về nhà nước pháp quyền và sự vận dụng trong quá trình đổi mới ở việt nam (Trang 56 - 59)