Tư tưởng Hồ Chí Minh về quản lý xã hội bằng pháp luật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tư tưởng hồ chí minh về nhà nước pháp quyền và sự vận dụng trong quá trình đổi mới ở việt nam (Trang 50 - 54)

Khi xây dựng các đạo luật, Hồ Chí Minh đều lấy điểm xuất phát từ ý nguyện và lợi ích của nhân dân. Hồ Chí Minh khẳng định cơng lý là ở nơi dân, vì dân là người tạo ra công lý xã hội: "Quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân" [32, tr. 698]. Nói nhân dân là người làm ra luật khơng có nghĩa là mọi người Việt Nam đều tham gia soạn thảo luật. Mà chỉ có một nhóm soạn thảo với tư cách là những chuyên gia. Nhưng việc soạn thảo ấy nhất thiết phải có ý kiến đóng góp của nhân dân. Các bộ luật chỉ có thể do nhân dân hồn thiện thì mới tạo nên sự vững bền của luật. Trong thi hành luật, một việc quan trọng là phải đảm bảo tính vơ tư, khách quan, cơng bằng, bình đẳng của mọi cơng dân trước pháp luật. Hồ Chí Minh rất chú ý, quan tâm đến vấn đề pháp luật trong đời sống xã hội. Người tập trung vào việc soạn thảo luật và hiến pháp ngay khi Nhà nước ra đời. Đồng thời cũng thể hiện rõ quan điểm của mình trong việc thực hiện pháp luật.

Pháp luật là cơng cụ để tạo dựng kỷ cương, duy trì trật tự và bảo vệ bình đẳng. Theo Hồ Chí Minh pháp luật nước Việt Nam phải là công cụ để tạo dựng kỷ cương, duy trì trật tự và bảo vệ sự bình đẳng: bình đẳng dân tộc,

bình đẳng xã hội, bình đẳng giai cấp, bình đẳng giới, v.v… Người đã từng nói: Khơng sợ thiếu, chỉ sợ khơng cơng bằng. Hồ Chí Minh quan niệm pháp luật là những chuẩn mực hình thành từ trong cuộc sống xã hội, trong cộng đồng xã hội, là những điều hợp lẽ phải, những cái thuộc về "lẽ ở đời" và "đạo làm người". Pháp luật là kết quả của nhiều kinh nghiệm đấu tranh sinh tồn, sống đúng mức, đúng lương tri. Nhờ đó, xã hội mới có trật tự, kỷ cương.

Để đảm bảo trật tự, kỷ cương xã hội, Hồ Chí Minh đề cập đến việc thực hiện chế độ pháp trị ở nước ta. Đây là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước sau bài học sai lầm trong cải cách ruộng đất khi mà các quyền tự do dân chủ của công dân bị vi phạm do không chấp hành đúng theo pháp luật. Chủ trương thực hiện theo pháp trị trong tư tưởng Hồ Chí Minh là nhằm giữ vững, tăng cường bảo vệ quyền lợi nhân dân, bảo vệ chế độ dân chủ, đồng thời ngăn ngừa và trừng trị những âm mưu phá hoại chế độ xã hội chủ nghĩa, phá hoại thành quả cách mạng và hạnh phúc của nhân dân.

Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật thì khơng phải chỉ dùng pháp luật để quản lý xã hội mà bản thân các cơ quan nhà nước cũng phải làm theo pháp luật, mọi vi phạm pháp luật của các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức đều bị xử lý bằng pháp luật.

Hồ Chủ tịch quan tâm nhiều đến vấn đề bình đẳng nam nữ. Luật hơn nhân và gia đình đã được ban hành 7 năm rồi mà Người còn nghe thấy chuyện đánh vợ xảy ra khá phổ biến. "Thật là dã man!" - Bác nói: - "Sao khi thì anh anh, em em khi thì lại thụi người ta?". Đồng thời, Người nhắc nhở chị em, có hàm cả ý phê bình nữa: " Các cơ, các cháu (gái) thanh niên, phải tự mình phấn đấu, phải đấu tranh chống lại: các cơ, các cháu có pháp luật trong tay". (Hồ Chủ tịch nói chuyện với cán bộ Hà Tây ngày 10-2-1967).

Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, pháp luật xã hội chủ nghĩa mang ý chí của giai cấp cơng nhân, bảo vệ quyền lợi của nhân dân lao động. Nó đấu tranh

loại trừ áp bức bất công, thiết lập công bằng trên cơ sở một trật tự xã hội. Muốn được như vậy, thì nhà nước phải ln ln là nhà nước của dân, người dân hoàn toàn được quyền tự quyết định vận mệnh của mình. Nhà nước đó thực sự là một thực thể pháp lý của dân, có kỷ cương, bình đẳng, cơng bằng.

Sau Cách mạng Tháng Tám, năm 1945, Hồ Chí Minh đề ra một trong sáu nhiệm vụ cấp bách của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa là: Chúng ta phải có một Hiến pháp dân chủ. Cùng với chủ trương xây dựng Hiến pháp, ngày 10-10-1945, Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh SL/47 cho phép sử dụng một số điều khoản của pháp luật cũ để điều chỉnh các quan hệ dân sự.

Sau năm 1954, khi miền Bắc bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, đất nước đạt được nhiều thành tựu quan trọng, nhiều quy định trong Hiến pháp năm 1946 khơng cịn phù hợp, Hồ Chí Minh đó chủ trương sửa đổi và ban hành Hiến pháp mới - Hiến pháp năm 1959. Trong tư duy Hồ Chí Minh, một khi điều kiện kinh tế - xã hội thay đổi theo pháp luật, nhất là đạo luật "gốc" - Hiến pháp, cũng phải thay đổi để bảo đảm khả năng điều chỉnh hợp lý các quan hệ xã hội đó phát sinh và định hình.

Ngồi hai bản Hiến pháp, từ năm 1945 đến 1969, Hồ Chí Minh cịn chỉ đạo soạn thảo, ký quyết định công bố 16 đạo luật và 1.300 văn bản dưới luật. Khối lượng văn bản luật đó ln thể hiện rằng việc đề cao tính nhân đạo và nhân văn, bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp của nhà nước mà nhân dân là chủ và do nhân dân làm chủ.

Hồ Chí Minh ln khẳng định: Pháp luật của ta là pháp luật dân chủ, phải nghiêm minh và phát huy hiệu lực thực tế. Nhà nước ta cũng sử dụng pháp luật để quản lý xã hội. Song pháp luật của ta đó có sự thay đổi về chất, mang bản chất của giai cấp công nhân, là một loại hình pháp luật kiểu mới, pháp luật thật sự dân chủ, và nó bảo vệ quyền tự do, dân chủ rộng rãi cho nhân dân lao động. Tuy nhiên, pháp luật dân chủ ở Hồ Chí Minh cũng được xem xét trên các khía cạnh sau:

- Trong quan niệm về thực chất của dân chủ:

"Không nên hiểu lầm dân chủ. Khi chưa quyết định thì tha hồ bàn cãi. Nhưng khi đó quyết định rồi thì khơng được bàn cãi nữa, có bàn cãi cũng chỉ là để bàn cách thi hành cho được, cho nhanh, không phải để đề nghị không thực hiện. Phải cấm chỉ những hành động tự do quá trớn ấy"[34, tr. 108].

Trong việc xác định ra giới hạn của các quyền tự do cá nhân, Người nói: Nhân dân ta hiện nay có tự do, tự do trong kỷ luật. Mỗi người có tự do của mỡnh, nhưng phải tôn trọng tự do của người khác. Người nào sử dụng quyền tự do của mình quá mức là phạm đến tự do của người khác, là phạm pháp. Khơng thể có tự do cho bọn việt gian, bọn phản động, bọn phá hoại tự do của nhân dân.

- Trong việc xử lý mối quan hệ giữa quyền và nghĩa vụ công dân

Pháp luật dân chủ vừa thể hiện các quyền, lợi ích của công dân, nhưng cũng quy định rõ các nghĩa vụ mà người dân phải thực hiện. Hưởng quyền và thực hiện nghĩa vụ là thuộc tính hai mặt của một người dân làm chủ nhà nước. Hồ Chí Minh nhấn mạnh: Pháp luật của ta là pháp luật dân chủ; mọi công dân của nước Việt Nam dân chủ cộng hịa đều bình đẳng trước pháp luật cả về quyền lợi và nghĩa vụ; ai vi phạm pháp luật đều phải xử lý nghiêm khắc, cho dù người đó ở vị trí nào trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của Đảng, Nhà nước. Theo Người, hiệu lực của pháp luật chỉ có được khi mọi người đều nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật; pháp chế chỉ bảo đảm khi các quy phạm pháp luật được thực thi trong các quan hệ xã hội; mọi hành vi vi phạm pháp luật phải bị xử lý. Như vậy, trong thực thi luật pháp, việc thưởng phạt phải nghiêm minh. Vì nếu thưởng phạt khơng nghiêm minh thì người cúc cung tận tụy lâu ngày cũng thấy chán nản, còn người hư hỏng, vi phạm pháp luật, kỷ luật sẽ ngày càng lún sâu vào tội lỗi, làm thiệt hại cho nhân dân. Trong một nước, thưởng phạt phải nghiêm minh thì nhân dân mới yên ổn, kháng chiến mới thắng lợi, kiến quốc mới thành công.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tư tưởng hồ chí minh về nhà nước pháp quyền và sự vận dụng trong quá trình đổi mới ở việt nam (Trang 50 - 54)