Bản chất giai cấp công nhân của nhà nước thống nhất với tính nhân dân, tính dân tộc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tư tưởng hồ chí minh về nhà nước pháp quyền và sự vận dụng trong quá trình đổi mới ở việt nam (Trang 39 - 41)

tính nhân dân, tính dân tộc

Tính dân tộc của nhà nước thể hiện ở việc tổ chức, động viên, phát huy sức mạnh dân tộc trong đấu tranh giành và giữ nền độc lập dân tộc, bảo vệ, xây dựng Tổ quốc là sứ mệnh lịch sử thiêng liêng nhất của mình.

Nhà nước hoạt động trên cơ sở đại đồn kết tồn dân, "khơng phân biệt nòi giống, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tơn giáo" [44, tr. 8]. Khối đại đồn kết dân tộc ấy được tập hợp trong Mặt trận dân tộc thống nhất dưới sự lãnh đạo của Đảng. Tính dân tộc của nhà nước trong tư tưởng Hồ Chí Minh không chỉ thể hiện ở cơ cấu bộ máy nhà nước mang đậm sự đoàn kết dân tộc mà cịn thể hiện ở việc nhà nước đó phải có chính sách và giải quyết tốt vấn đề dân tộc theo tinh thần: "Các dân tộc sống trên đất nước Việt Nam đều bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ". Nhà nước có nhiệm vụ giữ gìn và phát triển sự đoàn kết giữa các dân tộc. Mọi hành vi khinh miệt, áp bức, chia rẽ dân tộc đều

bị nghiêm cấm. Nhân dân của Nhà nước không chỉ thể hiện ở Nhà nước của dân, do dân, vì dân, lấy việc phục vụ nhân dân làm mục tiêu cao nhất của mình… mà cịn ở chỗ, sức mạnh của Nhà nước bắt nguồn từ nhân dân.

Hồ Chí Minh cũng sớm xác định được khối liên minh cơng nơng trí thức làm nòng cốt cho Mặt trận dân tộc và nhà nước. Mặc dù đề cao sự lãnh đạo của giai cấp công nhân nhưng Người đánh giá cao vai trị của giai cấp nơng dân và trí thức trong một nhà nước cách mạng. Sau này tuy có những lúc ta mắc sai lầm chỉ nói đến liên minh công nông nhưng từ Đại hội VIII của Đảng thì Đảng ta đã nhấn mạnh: liên minh cơng nơng và tầng lớp trí thức làm nền tảng. Trong lịch sử hình thành và phát triển của nhà nước thì mỗi một nhà nước đều mang bản chất của một giai cấp xác định trong xã hội, Nhà nước Việt Nam mang bản chất của giai cấp công nhân mà bộ phận ưu tú nhất của nó là Đảng Cộng sản Việt Nam. Nhưng Đảng không chỉ đại diện cho riêng giai cấp cơng nhân mà cịn đại diện cho nhân dân lao động Việt Nam. Vì vậy trong suốt quá trình xây dựng và củng cố nhà nước Hồ Chí Minh ln đề cao khối đồn kết dân tộc, về vai trò to lớn của quần chúng nhân dân. Lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta hơn 4000 năm đã chứng minh rằng dân tộc Việt Nam có một truyền thống đồn kết và lịng u nước chính là vũ khí để chúng ta giành thắng lợi. Nhà nước nào mà khơng đồn kết được lịng dân thì nhà nước đó sẽ bị diệt vong.

Đảng ta và Hồ Chí Minh cũng đã đề cao và phát huy truyền thống này của dân tộc. Khi thành lập ra nước Việt Nam mới và có chính quyền trong tay, Người nói: "Tất cả quyền bính trong nước là của tồn thể nhân dân Việt Nam, việc nước là việc chung, mỗi một người con Rồng cháu Tiên bất kể già trẻ, trai gái, giầu nghèo, nịi giống, tơn giáo đều phải gánh một phần".

Hồ Chí Minh quan niệm nhân dân là gốc của nước, là chủ của quyền lực, bao nhiêu quyền hạn đều là của nhân dân. Cho nên Người nói rằng chính quyền là đầy tớ của nhân dân, công bộc của dân chứ không phải để cai trị

dân,là cha mẹ dân như chế độ phong kiến thực dân trước đây. Nhà nước của nhân dân thì nhân dân phải được thực hiện quyền lực của mình, thể hiện ở chỗ nhân dân bầu ra nhà nước và bầu ra chính quyền các cấp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tư tưởng hồ chí minh về nhà nước pháp quyền và sự vận dụng trong quá trình đổi mới ở việt nam (Trang 39 - 41)