Các cơ sở xây dựng chiến lược

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược kinh doanh của ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bình dương đến năm 2015 (Trang 60 - 65)

3.1.1 Định hướng phát triển của Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam từ năm 2008-2015

Hơn 10 năm qua, BIDV đã không ngừng đổi mới và hoàn thiện để trở thành một ngân hàng có đủ năng lực cạnh tranh như hiện nay. BIDV đang ra sức chuẩn bị “hành trang” cho bước thay đổi lớn trong lịch sử hoạt động kinh doanh của mình, chính là chuyển

đổi từ ngân hành thương mại quốc doanh, 100% vốn nhà nước sang hình thức Doanh nghiệp Cổ phần hố.

Để chủ động hội nhập, việc xác định mơ hình tổ chức hoạt động, chiến lược kinh doanh sau cổ phần hóa đang là một vấn đề cấp bách đặt ra đối với BIDV. Mơ hình và chiến lược phát triển phải nhằm mục đích cao nhất là xây dựng BIDV trở thành một thực thể tài chính mạnh, đóng vai trị trụ cột trong hệ thống tài chính ngân hàng của Việt Nam, hoạt động theo thông lệ quốc tế và góp phần hiệu quả trong việc thực thi chính sách tiền tệ quốc gia. Trên cơ sở đó, BIDV xác định sự cần thiết phải xây dựng và phát triển thành một tập đồn tài chính trong tương lai với các nội dung chính sau:

Mục đích hoạt động: “Xây dựng Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam

thành tập đồn tài chính ngân hàng đa sở hữu, kinh doanh đa năng, đa lĩnh vực với trụ cột là hoạt động ngân hàng kết hợp với các hoạt động đầu tư tài chính, bảo hiểm và chứng khoán; phấn đấu là một trong 15 tập đồn tài chính hàng đầu trong khu vực Đơng Nam Á”

Tầm nhìn: “Tập đồn tài chính – ngân hàng hàng đầu Việt Nam hoạt động

theo chuẩn mực và thông lệ quốc tế”.

Mười mục tiêu cụ thể cần ưu tiên trong giai đoạn 2008-2015:

- Xây dựng BIDV trở thành tập đồn Tài chính – Ngân hàng hội nhập sâu rộng, mạnh mẽ với khả năng cạnh tranh cao trong khu vực và toàn cầu.

- Đổi mới nền tảng quản trị doanh nghiệp theo mô hình cơng ty cổ phần đại chúng trên cơ sở tái cơ cấu toàn diện các mặt hoạt động kinh doanh.

- Tăng cường tính minh bạch công khai trong hoạt động nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin sau khi niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khốn (kiểm tốn, định hạng tín dụng, áp dụng hệ thống báo cáo tài chính theo cả hai chuẩn mực VAS và IFRS)

- Tăng trưởng vượt trội quy mô tài sản và mạng lưới kênh phân phối đảm bảo chất lượng và khả năng sinh lời bền vững.

- Áp dụng các thông lệ quốc tế tốt nhất trong quản trị các lĩnh vực kinh doanh và cải thiện các chỉ số tài chính.

- Tăng cường năng lực quản lý rủi ro theo thông lệ quốc tế để tạo cơ sở điều hành hoạt động kinh doanh của ngân hàng an toàn, hiệu quả.

- Phát triển mạng hệ thống công nghệ thông tin để cung cấp các dịch vụ chất lượng cao đến khách hàng và đảm bảo nhu cầu thơng tin quản lý của tồn hệ thống.

- Đẩy mạnh hoạt động dịch vụ ngân hàng – tài chính tại Việt Nam và từng bước mở rộng hoạt động ra nước ngoài.

- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng cho mơ hình tập đồn cho hội nhập, đảm bảo các quyền lợi và cơ hội phát triển nghề nghiệp của người lao động.

- Xây dựng và phát triển thương hiệu – văn hoá kinh doanh của BIDV trên cơ

sở thừa kế truyền thống trên 50 năm hoạt động và đón nhận, chọn lọc các giá trị mới.

3.1.2 Mục tiêu kinh tế xã hội của Tỉnh Bình Dương đến năm 2015

Ngày 05 tháng 06 năm 2007, Thủ tướng Chính Phủ đã phê duyệt Quyết định số 81/2007/QĐ-TTg về việc “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương đến năm 2020”. Trong đó:

Mơ hình Thành phố mới Bình Dương

3.1.2.1Mục tiêu tổng quát

Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng phát triển công nghiệp dịch vụ. Tiếp tục giữ vững tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn tốc độ tăng

trưởng kinh tế của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam; chú trọng phát triển nhà ở, đào tạo phát triển nguồn nhân lực và chăm sóc sức khỏe. Hoàn thành sự nghiệp cơng nghiệp hóa và tạo sự phát triển cân đối, bền vững giai đoạn sau năm 2015.

3.1.2.2Mục tiêu cụ thể

Phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng nâng cao tỷ trọng của các ngành công nghiệp, dịch vụ trong tổng GDP. Cụ thể:

- Quy mô dân số đến năm 2015 là: 1,6 triệu người.

- Thu nhập bình quân đầu người đến năm 2015 là: 52 triệu đồng/người. - Tốc độ tăng trưởng bình quân của các ngành, lĩnh vực: (%/năm)

Bảng III-8. TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG BÌNH QUÂN CỦA CÁC NGÀNH, LĨNH VỰC

Chỉ tiêu 2008 - 2010 2011 – 2015

GDP 15 14,9

Nông, lâm nghiệp, thủy

sản 3,2 3,4

Công nghiệp, xây dựng 16,8 14,5

Dịch vụ 15,6 16,5

3.1.2.3Phương hướng phát triển chủ yếu

- Công nghi ệ p - ti ể u th ủ công nghi ệ p :

Tiếp tục thu hút đầu tư phát triển các ngành cơng nghiệp theo hướng đa dạng hóa sản phẩm, chú trọng cơng nghiệp có hàm lượng cơng nghệ cao, sử dụng nguyên liệu trong nước. Xây dựng cơng nghiệp đạt trình độ tiên tiến và hiện đại, sản phẩm có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường trong nước cũng như nước ngồi. Đến năm 2020, Bình Dương trở thành trung tâm cơng nghiệp lớn, tầm quốc gia và khu vực.

Phát triển mạnh công nghiệp nhỏ và vừa, các ngành nghề truyền thống giải quyết nhiều việc làm tại chỗ ở khu vực nông thôn và thu hút lao động từ bên ngoài vào địa bàn Tỉnh.

Củng cố và nâng cao hiệu quả của các Khu công nghiệp tập trung trên địa bàn, lựa chọn các ngành công nghiệp có hàm lượng nội địa hóa cao. Đến năm 2020, dự kiến tồn Tỉnh có 31 Khu công nghiệp với tổng diện tích là 9.360,5 ha và 23 cụm cơng nghiệp với tổng diện tích 2.704 ha.

- Th ươ ng m ạ i - d ị ch v ụ :

Phát triển thị trường nội địa thông qua mở rộng giao thương với thành phố HCM và các Tỉnh: Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Phước, các KCN lớn tập trung trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, vùng đồng bằng sơng Cửu Long và các vùng khác. Đối với thị trường nước ngoài, tập trung phát triển các mặt hàng chủ lực và các sản phẩm xuất khẩu từ các khu công nghiệp nhằm nâng cao giá trị xuất khẩu từ các khu công nghiệp tập trung và các sản phẩm chế biến từ cao su, hạt điều, đồ gỗ tinh chế...Đồng thời, chú trọng nhập khẩu và cung ứng vật tư, thiết bị cơng nghệ cho sản xuất những hàng hóa phục vụ nâng cao đời sống nhân dân.

Xuất khẩu được đẩy mạnh, tổng giá trị xuất khẩu đạt 8.662 triệu USD năm 2010, đạt 14.000 triệu USD năm 2015. Tỷ trọng giá trị xuất khẩu của các mặt hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp chiếm 80 – 85% giá trị xuất khẩu.

Phát triển dịch vụ nhà ở cho cơng nhân có thu nhập thấp ở các khu cơng nghiệp tập trung; thị trường nhà ở cho người cho người có thu nhập vừa và cao theo loại hình nhà ở sinh thái tại vùng Lái Thiêu và dọc sơng Sài Gịn. Trong đó, giai đoạn đầu đến năm 2010 phát triển Lái Thiêu lên Thủ Dầu Một, giai đoạn sau tiếp tục phát triển đến Hồ Dầu Tiếng nhằm khai thác lợi thế của sinh thái ven sơng Sài Gịn.

- Nông – lâm nghi ệ p - th ủ y s ả n :

Phát triển nông nghiệp ổn định, bền vững, năng suất cao trên cơ sở khai thác hợp lý các lợi thế về vị trí địa lý, các nguồn lực, giữ gìn và bảo vệ mơi trường sinh thái.

- Giao thông :

Phát triển giao thông đường bộ theo hướng kết nối với hệ thống quốc lộ hiện đại tầm cỡ khu vực, với sân bay quốc tế và cụm cảng biển Thị Vải - Vũng Tàu và hệ thống hạ tầng kỹ thuật khác. Tập trung phát triển các trục giao thông đường bộ từ Đại lộ Bình Dương đi cửa khẩu Hoa Lư, từ Đại lộ Bình Dương đi Đồng Xoài, đi Dầu Tiếng, đường cao tốc Mỹ Phước Tân Vạn. Phối hợp chặt chẽ với Bộ Giao Thông vận tải xây dựng các trục cắt ngang: Vành đai 3, Vành đai 4, đường Thường Tân – Tân Hưng – Hưng Hòa. Chuẩn bị kết nối hệ thống Metro (Tàu điện ngầm) từ trung tâm TP.HCM đi Thủ Dầu Một vào sau năm 2020...

Ngoài ra, ngày 25/3, Thủ tướng Chính phủ giao UBND tỉnh Bình Dương cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho Công ty Đầu tư và Phát triển công nghiệp (Becamex IDC) để xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật Khu liên hợp Công nghiệp - Dịch vụ và Đơ thị Bình Dương. Khu liên hợp có diện tích 4.300 ha, trong

đó dành 2.000 ha xây dựng các khu cơng nghiệp - khu chế xuất; 900 ha dành cho phát triển khu dịch vụ - giải trí cao cấp như: sân golf, trường đua ngựa, ô tô, trung tâm thương mại dịch vụ, tài chính ngân hàng, trường đại học, đào tạo nghề, bệnh viện, khu điều dưỡng, khu nghỉ mát; 1.000 ha dành cho khu đô thị hiện đại, quy mô khoảng 120.000 dân. Phần đất này được dành cho các nhà đầu tư xây dựng các khu đô thị mới, khu nhà ở cao cấp, chung cư, văn phòng cho thuê, khu dân cư, ký túc xá… UBND tỉnh Bình Dương hy vọng, khi khu liên hợp này hình thành sẽ tạo ra một mơi trường thu hút đầu tư lớn, hình thành khu công nghiệp - dịch vụ và đô thị hiện đại nhất Việt Nam.

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược kinh doanh của ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bình dương đến năm 2015 (Trang 60 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(113 trang)
w