Quản trị rủi ro

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược kinh doanh của ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bình dương đến năm 2015 (Trang 101)

3.4 Giải pháp chiến lược

3.4.4 Quản trị rủi ro

3.4.4.1 Nguyên nhân

Ngân hàng là lĩnh vực kinh doanh đem lại lợi nhuận lớn, nhưng cũng là môi trường ẩn chứa nhiều rủi ro. Năm 2009, tình trạng nợ xấu có chiều hướng tăng cao do nhiều ngun nhân bên trong và bên ngồi. Vì vậy, trong q trình xây dựng chiến lược kinh doanh khơng thể khơng đề cập đến vấn đề quản lý rủi ro, nhằm hạn chế tối đa những tổn thất có thể xảy ra. Nguyên nhân rủi ro thường bao gồm:

a. Nguyên nhân khách quan

- Cơ chế chính sách của nhà nước: Những chỉ đạo của nhà nước đối với chính sách tín dụng xét về dài hạn cũng tiềm ẩn những rủi ro, như chính sách cho vay…

- Ảnh hưởng từ những biến động của môi trường kinh tế: khi hịa nhập vào mơi trường kinh tế quốc tế, nhất là sau khi gia nhập WTO thì nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngành ngân hàng nói riêng chịu ảnh hưởng lớn từ những biến động kinh tế thế giới. Chẳng hạn như cuộc khủng hoảng kinh tế vừa qua đã kéo theo sự giảm sút tốc độ tăng trưởng của nhiều ngân hàng, lãi suất biến động, nợ xấu tại một số ngân hàng tăng cao…

- Rủi ro tín dụng phát sinh từ q trình hội nhập kinh tế quốc tế: Hội nhập quốc tế làm cho ngành ngân hàng càng phải cạnh tranh gay gắt, nhiều nợ xấu phát sinh trong giai đoạn tăng trưởng khơng có nhiều sự lựa chọn về khách hàng tín dụng. - Ảnh hưởng của môi trường thiên nhiên, thời tiết: thiên tai, bão lụt cũng là những

nguyên nhân gây nên tình trạng nợ xấu cho ngân hàng, nhất là khi cho vay đối với các Doanh nghiệp kinh doanh trong ngành nông nghiệp, thủy sản..

- Môi trường pháp lý chưa thuận lợi: Hiện nay Luật các Tổ chức tín dụng, Luật Dân sự, Luật tố tụng dân sự… và các nhiều luật, các văn bản hướng dẫn thi hành luật liên quan đến hoạt động ngân hàng. Tuy nhiên việc triển khai còn chậm và nhiều chồng chéo gây khó khăn cho các ngân hàng. Ví dụ theo quy định ngân hàng được quyền xử lý tài sản đảm bảo nợ vay khi khách hàng vi phạm hợp đồng tín dụng, tuy nhiên trong thực tế khi khách hàng đã vi phạm hợp đồng tín dụng thì phần lớn khách hàng không tự nguyện giao tài sản để ngân hàng xử lý. Chức năng thanh tra, giám sát hoạt động kinh doanh các ngân hàng thương mại của NHNN chưa thật sự được phát huy. Với số lượng các ngân hàng trên địa bàn hiện nay thì trong năm NHNN chỉ thực hiện thanh tra thực tế tại một ít ngân hàng, phần lớn là giám sát từ xa dựa trên báo cáo hàng tháng, quý của các NHTM.

- Hệ thống cung cấp thơng tin chưa hồn thiện: Hiện nay, các ngân hàng chủ yếu tìm kiếm thơng tin tín dụng khách hàng thông qua trung tâm thơng tin tín dụng ngân hàng (CIC). Bên cạnh những hiệu quả đạt được, CIC hiện nay chưa cập nhật được thông tin như mong đợi của các ngân hàng, CIC chỉ thể hiện số dư nợ và nhóm nợ khơng thể hiện tình hình tài chính, tài sản đảm bảo…khơng giúp cho các ngân hàng có nhiều thơng tin để gạn lọc khách hàng tốt tránh rủi ro cho ngân hàng khi đã phát sinh quan hệ tín dụng. Bên cạnh đó, việc các ngân hàng thương mại hiện nay đánh giá xếp loại khách hàng theo nhiều phương pháp khác nhau, có ngân hàng thực hiện theo Điều 6 QĐ 493, có ngân hàng thực hiện theo Điều 7 do đó kết quả xếp loại cùng 1 khách hàng là khác nhau, điều này CIC không ghi chú rõ ràng. Đôi khi gây hoang mang cho ngân hàng, phản ứng từ khách hàng…

b. Nguyên nhân từ khách hàng

Trong thời buổi hiện nay, chủ Doanh nghiệp luôn phải đứng trước nhiều thách thức trong việc điều hành kinh doanh. Năng lực kinh doanh của Doanh nghiệp ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng. Ngồi ra, cũng có nhiều trường hợp khách hàng khi vay vốn đã sử dụng vốn khơng đúng mục đích, ngân hàng sẽ khó kiểm tra giám sát được nguồn trả nợ dẫn đến nợ khơng được hồn trả đúng hạn hoặc quá hạn…Hoặc, nhiều Doanh nghiệp cố tình lừa đảo, cung cấp thơng tin sai lệch cho ngân hàng…

c. Nguyên nhân từ Ngân hàng

- Lỏng lẻo trong công tác kiểm tra nội bộ: Hiện nay tại tất cả các chi nhánh trong

hệ thống BIDV đều có kiểm tra nội bộ. Tuy nhiên tổ kiểm tra nội bộ lại trực thuộc chi nhánh, dưới sự chỉ đạo điều hành của chính giám đốc chi nhánh nên việc kiểm tra nội bộ trong thời gian qua tại BIDV chưa thật sự phát huy.

- Rủi ro phát sinh từ chính sách tín dụng của ngân hàng: Trong giai đoạn từ năm

2003- 2007, BIDV chú trọng vào việc tăng trưởng tín dụng. Do đó, một số khoản nợ xấu cũng từ đó mà hình thành. Tại Chi nhánh Bình Dương tỷ lệ nợ xấu tăng

cao vào năm 2006, 2007 nhưng đến nay Chi nhánh đã nổ lực để tận thu, tỷ lệ nợ xấu giảm đáng kể đến cuối năm 2008. Hay một số chính sách ưu đãi về cho vay khơng có tài sản đảm bảo, ưu tiên khách hàng có xuất khẩu…

- Đạo đức nghề nghiệp của cán bộ: ngân hàng là môi trường dễ làm cho con người

“mờ mắt” trước tiền bạc. Tình trạng cán bộ ngân hàng lạm dụng chức năng nhiệm vụ để chiếm đoạt tiền của cơ quan là rất dễ xảy ra, như: cán bộ cho vay có thể “nhũng nhiễu” khách hàng, cán bộ kho quỹ có thể trộm tiền, giao dịch viên có thể hạch tốn khơng đúng quy định…

- Thiếu sự kiểm tra, giám sát sau khi cho vay: Với khối lượng công việc hiện nay,

đa số công tác kiểm tra sử dụng vốn vay đều được cán bộ tín dụng thực hiện đối phó, hình thức, chưa xuống thực tế doanh nghiệp nhiều, đặc biệt là cho vay bán lẻ. - Tốc độ tăng trưởng tín dụng: tăng trưởng tín dụng ồ ạt, hay còn gọi là tăng

trưởng “nóng”, Cán bộ tín dụng chạy theo kế hoạch được giao… là một trong những nguyên nhân chính gây rủi ro tín dụng

3.4.4.2 Giải pháp

Từ những nguyên nhân nói trên, hệ thống BIDV nói chung và BIDV Bình Dương nói riêng cần xây dựng những giải pháp thích hợp để phịng ngừa, và ứng phó với những rủi ro có thể xảy ra trong tương lai như sau:

- Hoàn thiện cơ cấu tổ chức hoạt động và cơ cấu quản lý, giám sát rủi ro của Ngân hàng.

- Xây dựng hệ thống văn bản chế độ, quy chế, quy trình, thủ tục cấp chặt chẽ, quy định rõ chức năng nhệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm trong từng bước của công việc.

- Xây dựng hệ thống các công cụ đo lường và định hạng rủi ro tín dụng: hiện

nay BIDV đã áp dụng hệ thống định hạng tín dụng theo thông lệ quốc tế, nhưng cũng cần hồn thiện hơn vì việc đánh giá này chủ yếu dựa vào báo cáo tài chính của khách hàng và việc đánh giá chủ quan của cán bộ tín dụng. Do đó, cần xây

dựng chi tiết hơn và sát với tình hình thực tế của Doanh nghiệp. Khoản vay được thực hiện phân loại theo chất lượng và mức độ rủi ro. Khoản vay có chất lượng cao thì tỷ lệ rủi ro thấp và ngược lại. Ngân hàng thực hiện phân loại khoản vay thường xun để theo dõi, phân tích và có phương án xử lý kịp thời với các rủi ro phát sinh trong từng khoản vay để giúp bảo toàn vốn và thu được lợi nhuận

- Quản lý, giám sát danh mục cho vay: Danh mục cho vay phải được cán bộ tín

dụng rà sốt và có các báo cáo định kỳ về xu hướng rủi ro, các nguy cơ rủi ro chính, các lĩnh vực rủi ro cao của danh mục và các biện pháp áp dụng để giảm thiểu rủi ro. Định kỳ hàng tháng/quý Hội đồng tín dụng cần xem xét các báo cáo này để có những chỉ đạo hợp lý.

- Trích lập quỹ dự phịng bù đắp rủi ro: việc tăng trưởng tín dụng tại Chi nhánh

cần chú trọng đến việc tạo ra nguồn lợi nhuận lớn, nhờ đó có đủ lợi nhuận để trích quỹ dự phịng khi cần thiết.

- Hệ thống thơng tin quản trị rủi ro cần được hồn thiện hơn: Hệ thống thơng tin rủi ro tín dụng phải được xây dựng để đảm bảo cung cấp thông tin, cơ sở dữ liệu về hoạt động tín dụng một cách đầy đủ, rõ ràng, chính xác và thường xuyên cập nhật nhằm giúp cho các cấp lãnh đạo quản trị có hiệu quả hoạt động tín dụng, hạn chế tổn thất do tình trạng thiếu thơng tin. u cầu Phịng quan hệ khách hàng phải điền đầy đủ thông tin khách hàng vào chương trỉnh vận hành.

- Đầu tư cho công nghệ, nguồn nhân lực trong công tác quản lý rủi ro: công nghệ hiện đại cần kết hợp với nguồn nhân lực có trình độ chun mơn tốt, nắm bắt kịp thời những biến động liên quan có thể gây ra rủi ro tín dụng. Đồng thời, Chi nhánh cần có những biện pháp nhắc nhở, rèn luyện đội ngũ cán bộ có đạo đức nghề nghiệp trong sạch, có hình thức kỹ luật đối với những cán bộ lợi dụng trách nhiệm quyền hạn để trục lợi cho bản thân.

3.4.5 Đề xu ấ t H ỗ tr t ừ H ộ i s chính

- Nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin đảm bảo hoạt động tốt trong mọi thời điểm và ngày càng hiện đại hơn để Chi nhánh dễ dàng triển khai những sản phẩm mới như: Phone banking, Internet banking,…

- Tạo điều kiện cho Chi nhánh đầu tư xây dựng lại cơ sở hạ tầng, vì hiện nay trụ sở cũ đã không đáp ứng được nhu cầu phát triển hiện tại của Chi nhánh. Nhiều Phịng, bộ phận khơng đủ chỗ cho nhân viên ngồi…

- Hồn thiện chính sách, quy trình đối với các nghiệp vụ nhằm đơn giản hóa thủ tục nhằm phục vụ tốt hơn cho khách hàng, tăng tính cạnh tranh, và giảm bớt thời gian và chi phí khơng cần thiết.

- BIDV cần có chiến lược dài hạn cho quá trình tăng trưởng và phát triển, chiến lược đối mặt với rủi ro, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ...Đồng thời, cần có những biện pháp ngăn chặn những tác động từ mơi trường bên ngồi, tránh trường hợp điều chỉnh chính sách hoạt động bất ngờ gây khó khăn cho kế hoạch phát triển của Chi nhánh.

- Cần có những giải pháp về vấn đề nhân sự nhằm tránh tình trạng “chảy máu chất xám” đang xảy ra tại Chi nhánh, và ngày càng có chiều hướng tăng cao.

- Tăng cường công tác xây dựng thương hiệu trên phạm vi toàn hệ thống, nhằm tạo thuận lợi cho Chi nhánh phát triển.

- Với tốc độ phát triển như hiện nay, những năm sắp tới Bình Dương sẽ trở thành Thành phố Công nghiệp với mức sống của người dân ngày càng tăng, mật độ dân số cao, tốc độ đơ thị hóa nhanh...do Tỉnh ngày càng thu hút nhiều lao động về sống và làm việc. Chính vì vậy, Ngân hàng cũng ngày càng có cơ hội phát triển thêm những dịch vụ mới để đáp ứng nhu cầu của người dân. Do đó, Hội sở chính cần có những chiến lược đầu tư cho sản phẩm mới nhằm giúp Chi nhánh nâng cao năng lực cạnh tranh.

Từ những cơ sở xây dựng chiến lược là mục tiêu của Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam, kết hợp với mục tiêu kinh tế xã hội của tỉnh Bình Dương. Mục tiêu chiến lược được vạch ra là “có khả năng cạnh tranh trên địa bàn, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng cho nhu cầu phát triển”, và tốc độ phát triển đạt mức 16%- 17%/năm. Thông qua ma trận hoạch định chiến lược có thể định lượng (QSPM), để hình thành các chiến lược: Chiến lược phát triển thị trường; Chiến lược phát triển mạng lưới; Chiến lược giữ chân khách hàng cũ, phát triển khách hàng mới; Chiến lược phát triển nhân sự; Chiến lược đa dạng hóa, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ; Chiến lược xây dựng khách hàng mục tiêu; Chiến lược marketing phù hợp; Chiến lược tăng cường quản lý rủi ro và kiểm tra nội bộ. Tác giả cũng đã đề ra một số giải pháp phù hợp với các chiến lược được lựa chọn.

KẾT LUẬN

Hiện nay, tại các Ngân hàng thương mại nhà nước nói chung và BIDV nói riêng, hầu như chiến lược kinh doanh mới chỉ hình thành ở mức độ là chiến lược của tồn hệ thống và chung chung, rất khó thực hiện để đạt mục tiêu. Ở góc độ Chi nhánh thì hầu như chỉ mới xây dựng kế hoạch cho một hay hai năm tiếp theo, nhưng cũng chỉ là mục tiêu chung chung và chưa phân tích khả năng thực hiện, cũng như chưa có những giải pháp cụ thể.

Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam, Chi nhánh Bình Dương nằm trên địa bàn Tỉnh Bình Dương là một trong những địa phương có tốc độ phát triển đứng đầu của cả nước. Do đó, Chi nhánh BIDV

Bình Dương có nhiều thuận lợi để phát triển, tuy nhiên, cũng phải chịu áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt, đặc biệt là trong những năm sắp tới khi thị trường tài chính của Việt Nam hồn tồn bình đẳng cho Doanh nghiệp trong và ngồi nước.

Vì vậy, tác giả đã xây dựng chiến lược kinh doanh trong đó căn cứ vào mơ hình lý thuyết quản trị chiến lược chung, để từ đó phân tích mơi trường hoạt động của BIDV Bình Dương, để hình thành nên các chiến lược phù hợp và những giải pháp cụ thể nhằm để Chi nhánh Bình Dương nâng cao năng lực cạnh tranh. Tác giả nghĩ rằng, chiến lược này có thể chưa hồn hảo, và có thể sẽ khơng thực hiện được tất cả những giải pháp đã nêu để đạt mục tiêu đề ra, nhưng nó cũng góp phần làm cho định hướng phát triển của Chi nhánh đến năm 2015 rõ ràng hơn, giúp Ban lãnh đạo nhìn thấy bức tranh của Chi nhánh trong tương lai. Từ đó, Ban lãnh đạo sẽ có những quyết định hợp lý trong việc điều hành và phát triển Chi nhánh.

Trong quá trình thực hiện khơng thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong Quý thầy cô, các anh chị và các bạn đóng góp, bổ sung thêm. Trân trọng!

PHỤ LỤC 1

BẢNG CÂU HỎI SỐ 1

Xin chào anh/chị. Tôi đang thực hiện nghiên cứu liên quan đến chiến lược kinh doanh của Ngân hàng trên địa bàn Tỉnh Bình Dương. Kính mong q vị dành chút ít thời gian để trả lời cho tơi một câu hỏi sau đây. Tất cả các quan điểm của quý vị đều rất có giá trị cho nghiên cứu của tôi. Tôi rất mong được sự cộng tác của quý vị.

Bảng câu hỏi số: ...............Phỏng vấn viên.............................................................................. Phỏng vấn lúc: ...........giờ, ngày .......tháng ..........năm 2009.

Xin anh/chị vui lòng cho biết mức độ đồng ý của các anh/chị về các phát biểu dưới đây, theo quy ước:

1: Hoàn toàn phản đối 2: Phản đối.

3: Trung hịa 4: Đồng ý

5: Hồn tồn đồng ý Vui lịng khoanh trịn vào các số thích hợp.

17. Bạn hài lịng với cơng việc đang làm 1 2 3 4 5 18. Bạn đề nghị được phân công công việc khác 1 2 3 4 5 19. Bạn sẽ tiếp tục gắn bó với Cơng ty trong thời 1 2 3 4 5

gian > 1năm nữa

20. Bạn hài lòng với mức thu nhập hiện nay 1 2 3 4 5 21. Bạn hài lòng với các chế độ đãi ngộ người lao 1 2 3 4 5

động trong Công ty hiện nay

22. Bạn hài lịng với chình sách đề bạt, bổ nhiệm 1 2 3 4 5 trong Cơng ty.

23. Bạn hài lịng với cách quản lý của lãnh đạo 1 2 3 4 5 trực tiếp.

24. Ban hài lòng với cách quản lý của Ban Giám đốc 1 2 3 4 5 25. Bạn hài lịng với các mối quan hệ trong Cơng ty 1 2 3 4 5

26. Bạn hài lòng với chế độ đảm bảo về sức khỏe, 1 2 3 4 5 an tồn lao động trong Cơng ty.

27. Bạn hài lòng với các quy trình thực hiện cơng việc 1 2 3 4 5 28. Bạn bao nhiêu tuổi

1. 20 - 30 2. 31 - 40 3. 40 - 50

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược kinh doanh của ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bình dương đến năm 2015 (Trang 101)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(113 trang)
w