Trong khi 4 quốc gia phát triển có "truyền thống" sử dụng chống bán phá giá là Mỹ, EU, Canada và Úc vẫn tiếp tục áp dụng thường xuyên biện pháp này trong khuôn khổ WTO. Tuy nhiên, các quốc gia này khơng cịn là các quốc gia dẫn đầu sử dụng chống bán phá giá như một thập kỷ trước (1985-1994) theo chế
độ GATT. Thay vào đó, nếu xét về mức độ thường xuyên của các vụ kiện đã khởi xướng và số lần áp dụng biện pháp chống bán phá giá, các nước đang phát triển như Argentina, Braxin, Colombia, Ấn Độ, Indonesia, Mexico, Peru, Thổ nhĩ kỳ và Venezuela đang trở thành "những quốc gia sử dụng tích cực" cơng cụ này.9 quốc gia này đã chiếm tới 40% số vụ điều tra chống bán phá giá mới và 45% số biện pháp chống bán phá giá mới được áp dụng. Đây là một thay đổi đáng kể vì cách đây một thập niên, 4 quốc gia phát triển là Mỹ, EU, Canada và Úc chiếm tới gần 75% tổng số vụ điều tra chống bán phá giá. Cũng trong thời gian đó, hàng hóa xuất khẩu của 62 nước đang phát triển là đối tượng của 1.374 cuộc điều tra và 805 lần bị áp dụng thuế chống phá giá.
Ấn Độ là nước đang phát triển đi đầu trong việc áp dụng thuế chống bán phá giá. Trong giai đoạn 1995 - 2010 nước này đã tiến hành 637 cuộc điều tra chống bán phá giá và có 450 lần áp dụng thuế chống bán phá giá. Tuy nhiên, Ấn Độ chỉ là đối tượng của 91 lần bị áp dụng thuế chống bán phá giá.
Achentina, Nam Phi và Braxin cũng nhiều lần áp dụng thuế chống bán phá giá, tương ứng với 198 lần, 128 lần và 106 lần. Hai nước này cũng là đối tượng của tương ứng 17 lần, 39 lần và 80 lần bị áp dụng thuế chống bán phá giá. Trung Quốc thì tương đối đặc biệt, khi mới chỉ áp dụng thuế chống bán phá giá 145 lần nhưng lại bị áp dụng thuế chống bán phá giá tới 590 lần. Trung Quốc có thể coi là quốc gia "đi đầu" trong việc bán phá giá hàng hóa sang các nước khác. Tất nhiên, một lý do quan trọng gây bất lợi cho các nhà xuất khẩu của Trung Quốc là nhiều nước phát triển chưa coi nền kinh tế Trung Quốc là kinh tế thị trường, do đó dễ dẫn tới kết luận là hàng xuất khẩu bị bán phá giá, mặc dù trên thực tế có thể không phải như vậy. Xét về cơ cấu sản phẩm thì Trung Quốc áp dụng thuế chống bán phá giá chủ yếu đối với nhóm sản phẩm hóa chất. Cịn các nhóm sản phẩm của Trung Quốc bị nước ngoài áp dụng thuế chống bán phá giá nhiều nhất bao gồm: hóa chất, kim loại cơ bản và các sản phẩm của chúng.
Tóm lại, pháp luật chống bán phá giá là một bộ phận cấu thành và có vai trị rất quan trọng trong hệ thống pháp luật thương mại. Khi thương mại quốc tế phát triển cùng với xu hướng tự do hóa thương mại, bán phá giá đã trở thành một trong các vấn đề được quan tâm hàng đầu từ việc xây dựng các quy định pháp luật đến các tranh chấp thực tiễn với số lượng vụ khởi kiện chống bán phá giá không ngừng gia tăng. Tuy nhiên, một nét mới của vấn đề này đó là các nước đang phát triển đang dần trở thành những nước áp dụng biện pháp chống bán phá giá nhiều nhất trên thế giới, hơn cả những quốc gia phát triển khác như Mỹ và EU. Chương 2 đi sâu tìm hiểu pháp luật chống bán phá giá và thực tiễn áp dụng tại một số quốc gia đang phát triển điển hình.
Chương 2