3. Không phân loạ
3.1.1. Pháp luật chống bán phá giá của Việt Nam
Xu hướng tồn cầu hóa đang diễn ra ngày càng sâu rộng trên khắp thế giới. Việc hội nhập kinh tế quốc tế mang đến nhiều cơ hội nhưng cũng khơng ít khó khăn, thách thức cho các nhà sản xuất trong nước. Đó là phải cạnh tranh với hàng hóa nhập khẩu từ nước ngồi, đặc biệt là khi xuất hiện hành vi bán phá giá hàng hóa. Để đáp ứng được những địi hỏi trong thực tiễn hoạt động thương mại cũng như thể hiện được tính chủ động trong tiến trình hội nhập, Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản pháp luật điều chỉnh vấn đề chống bán phá giá như: Pháp lệnh của Ủy ban thường vụ Quốc hội số 20/2004/PL-UBTVQH 11 ngày 29/4/2004 về việc chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam, Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số: 45/2005/QH11 ngày 14/6/2005, Pháp lệnh của Ủy ban thường vụ Quốc hội số 40/2002/PL-UBTVQH 10 ngày 10/5/2002 về giá...
Pháp lệnh chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam là văn bản pháp lý hoàn chỉnh đầu tiên về chống bán phá giá, đưa ra những căn cứ pháp lý đầy đủ đầu tiên cho phép thực thi các biện pháp chống bán phá giá tại Việt Nam. Đây có thể được coi như một thành quả đánh dấu một tiến bộ lớn của hệ thống pháp luật Việt Nam về chống bán phá giá. Nhìn chung, các quy định tại Pháp lệnh này tương thích với các quy định về chống bán phá giá của WTO và nhiều nước trên thế giới.
Do nội dung của Pháp lệnh rất rộng, nên trong khuôn khổ hạn chế của Luận văn này không thể đề cập đến mọi nội dung, mà chỉ giới hạn phân tích 4 điểm cơ bản sau đây: