3. Không phân loạ
3.2.4. Nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp
Các biện pháp chống bán phá giá chỉ là những biện pháp khắc phục thương mại chứ không thể thay thế được thực lực, khả năng cạnh tranh của mỗi doanh nghiệp. Nó khơng thể bảo vệ được những doanh nghiệp làm ăn yếu kém, ỷ lại, có giá thành sản xuất quá cao hơn so với mức trung bình của thế giới. Do đó, vấn đề quan trọng nhất là các doanh nghiệp phải tự vươn lên bằng chính khả năng cạnh tranh, chất lượng sản phẩm của mình.
Nếu nhìn vào thực trạng kinh tế, có thể thấy rằng giá cả hàng loạt hàng hóa trên thị trường nước ta từ lâu nay vẫn cao hơn rất nhiều so với hàng hóa của các nước trong khu vực và trên thế giới. Hàng rào thuế quan và phi thuế quan cũng như nạn buôn lậu, gian lận thương mại là những minh chứng rõ nhất. Rõ ràng, nếu chi phí sản xuất của các nhà sản xuất trong nước cao, chất lượng thấp thì khơng thể kết tội cho các nhà xuất khẩu nước ngoài là bán phá giá hàng hóa được, mặc dù giá sản phẩm của họ trên thị trường Việt Nam rất thấp (nhưng vẫn cao hơn giá trị thơng thường của hàng hóa đó). Như vậy trong bối cảnh nền kinh tế nước ta hiện nay, một biện pháp hữu hiệu nhất để các doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển là phải hạ giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm. Đây là điều kiện tiên quyết trước khi có thể nghĩ tới việc áp dụng các biện pháp chống bán phá giá. Các doanh nghiệp cần phát triển bằng chính thực lực của mình.
KẾT LUẬN
Trong quá trình lịch sử của thương mại quốc tế, bán phá giá là một hiện tượng kinh tế bình thường. Tuy nhiên, cùng với việc thương mại tồn cầu ngày càng tự do hóa, các biện pháp chống bán phá giá được áp dụng ngày càng tăng. Một xu hướng mới trong nhiều năm gần đây đó chính là sự hốn đổi về chủ thể áp dụng các biện pháp chống bán phá giá. Nếu như trong những năm 1990, các nước đang phát triển chỉ chiếm 20% số chủ thể khởi xướng điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá, thì hiện nay con số này hiện đã tăng lên 60%. Xu hướng này cũng được thể hiện ở tỷ lệ các biện pháp chống bán phá giá do các nước đang phát triển áp dụng trong tổng số các biện pháp trên toàn thế giới. Trong những năm đầu thập kỷ 90, số biện pháp được áp dụng bởi các nước đang phát triển chỉ chiếm khoảng 4%, tuy nhiên đến năm 2010, tỷ lệ này đã lên tới 50 - 60%. Rõ ràng, các quốc gia đang phát triển ngày càng sử dụng triệt để các công cụ chống bán phá giá. Các quốc gia này đã xây dựng hệ thống pháp luật chống bán phá giá của mình trên cơ sở, nền tảng là Hiệp định chống bán giá của WTO. Tuy nhiên, pháp luật chống bán phá giá mỗi nước cũng có những nét đặc trưng phù hợp với hoàn cảnh kinh tế, xã hội của họ.
Việt Nam là một quốc gia thuộc nhóm các nước đang phát triển và là thành viên chính thức của WTO. Nước ta đang trong quá trình xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật chống bán phá giá. Từ việc đúc rút kinh nghiệm của một số quốc gia khác, chúng ta sẽ hoàn chỉnh, phát triển pháp luật chống bán phá giá góp phần duy trì một nền thương mại cơng bằng, bình đẳng, bảo vệ ngành sản xuất nội địa và người tiêu dùng. Việc ban hành, chi tiết hóa các văn bản pháp quy liên quan đến chống bán phá giá hàng hóa; sự am hiểu của các doanh nghiệp Việt Nam về vấn đề bán phá giá; việc hình thành một cơ quan chuyên trách theo dõi, thực thi vấn đề này cùng với việc tăng cường đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại; đẩy nhanh tiến trình gia nhập WTO... là
những giải pháp hữu hiệu cho chống bán phá giá hiện nay ở Việt Nam cần được nhanh chóng thực thi.
Tóm lại, qua việc nghiên cứu đề tài này, luận văn mong muốn làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cơ bản về bán phá giá và pháp luật chống bán phá giá, từ đó trên cơ sở phân tích những quy định chung của WTO về chống bán phá giá, nét đặc trưng của pháp luật chống bán phá giá của một số nước đang phát triển là thành viên WTO và Việt Nam và giải pháp hoàn thiện pháp luật lĩnh vực này tại Việt Nam.