Việc mở rộng các hoạt động kinh tế đối ngoại trong những năm đầu thập kỷ 90 đã làm biến đổi sâu sắc nền kinh tế Braxin. Các cam kết quốc tế tại WTO và các hiệp định thương mại khu vực, các hàng rào thuế quan vốn nổi tiếng khắt khe của quốc gia này được cắt giảm đã khiến cho hàng hóa nhập khẩu vào thị trường Braxin tăng lên đáng kể. Dịng hàng hóa nhập khẩu cịn được khuyến khích hơn nữa nhờ đồng nội tệ được định giá cao so với đôla Mỹ. Điều này đã ảnh hưởng đến quyền lợi của các ngành công nghiệp trong nước của Braxin, buộc họ phải vận động hành lang bằng con đường chính trị để được áp dụng các biện pháp tự vệ trong thương mại. Dưới sức ép của những ngành cơng nghiệp trong nước, Chính phủ Braxin đã thành lập một Ủy ban liên bang nhằm điều tra các hàng hóa nhập khẩu được trợ giá và bán phá giá vào thị trường Braxin.
Trong hệ thống luật pháp của Braxin, các cam kết của WTO đã được đưa vào nội dung của hệ thống pháp luật dưới hình thức các Nghị định của tổng thống,có giá trị pháp lý tương đương với luật pháp liên bang (chỉ đứng sau Hiến pháp liên bang). Các văn bản này cũng đã được Quốc hội thơng qua nên có tính pháp lý cao hơn so với các văn bản dưới luật ban hành sau này. Ngoài ra các luật liên bang khác cũng đã thừa nhận và tuân thủ các Hiệp định của WTO trong hệ thống pháp luật của Braxin. Ví dụ, Đạo luật liên bang số 9019, ngày 30/5/1995 quy định các thủ tục hành chính của việc điều tra chống bán phá giá cũng như xác định cơ quan sẽ tiến hành điều tra về bán phá giá và trợ cấp.
Trước khi thực hiện Hiệp định chống bán phá giá của Vòng đàm phán Urugoay, Braxin cũng đã ký Quy tắc vòng đàm phán Tokyo và đưa các cam kết này vào hệ thống các văn bản pháp luật của mình. Mặc dù vậy, Braxin vẫn
áp dụng biện pháp chống bán phá giá lần đầu tiên vào năm 1988. Kể từ đó đến nay, chống bán phá giá đã trở thành công cụ tự vệ thương mại chủ yếu để bảo hộ các ngành công nghiệp trong nước.