CHƯƠNG III : TÍNH TỒN THIẾT KẾ KỸ THUẬT BĂNG THỬ TẢI
3.5. THIẾT BỊ ĐO
3.5.1. Sơ lược các loại thiết bị đo
Thiết bị đo lường là một vấn đề rất được chú trọng khi thiết kế bệ thử phanh. Độ chính xác, mức độ phức tạp của kết cấu, khả năng hoạt động tin cậy của thiết bị phụ thuộc chủ yếu vào các thiết bị đo lường. Việc chọn lựa các thiết bị đo khác nhau sẽ cho các loại kết cấu cũng như kết quả đo khác nhau. Ngoài ra, chọn thiết bị đo lường cũng là một yếu tố quyết định đến giá thành thiết bị.
Có rất nhiều phương pháp đo khác nhau như: - Phương pháp thủy khí.
- Phương pháp dùng điện.
- Phương pháp cơ khí: là phương pháp thơng qua các truyền động cơ khí để nhận kết quả đo, như lực kế lị xo…
Trong hệ thống thử phanh được thiết kế có rất nhiều thơng số cần đo đếm như trọng lượng trục ô tô, lực phanh, vận tốc, thời gian … Các giá trị này đều là các đại lượng vật lý không điện. Các phương pháp đo đại lượng vật lý khơng điện rất khó có thể chuyển đổi, tính tốn xử lý và lưu trữ, vì vậy cần phải chuyển đổi các giá trị này thành các giá trị điện.
Các cảm biến được phân thành các loại sau:
- Dựa vào nguyên lý chuyển đổi ta có các loại sau: cảm biến điện trở, cảm biến điện tử, cảm biến tĩnh điện, cảm biến hóa điện, nhiệt điện…
- Dựa theo tính chất nguồn điện ta có: cảm biến đo biến đổi trục tiếp, cảm biến biến đổi bù…
- Dựa vào kiểu đo ta có: cảm biến quang học, cảm biến dạng, cảm biến vận tốc, cảm biến nhiệt độ, cảm biến gia tốc, cảm biến rung…
- Dựa vào hiệu ứng vật lý biến đổi năng lượng ta có: cảm biến hiệu ứng nhiệt điện, cảm biến hiệu ứng hóa điện, cảm biến hiệu ứng áp điện, cảm biến hiệu ứng quang điện, cảm biến hiệu ứng cảm ứng điện từ…
- Đo lực phanh, đo trọng lượng: cảm biến điện trở lực căng hoạt động theo hiệu ứng tenzo, cảm biến điện áp.
- Do vận tốc: cảm biến tích cực loại cảm kháng.
Ngồi ra, cịn có cảm biến kiểm tra vị trí an tồn loại điện dung, các cảm biến nhận tín hiệu điều khiển từ xa sử dụng hiệu ứng quang điện và cảm biến đó thời gian.