Các giải pháp chính

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược kinh doanh của công ty chè lâm đồng đến năm 2020 (Trang 85 - 89)

3.3.1.1Giải pháp về quản lý và điều hành sản xuất kinh doanh

Chú trọng ứng dụng các phương pháp quản trị khoa học trong quản lý và điều hành sản xuất.

Sắp xếp bố trí lại dây chuyền sản xuất, áp dụng tự động hóa để nâng cao năng suất. Lấy năng suất làm thước đo để đánh giá hiệu quả hoạt động, thành tích kinh doanh của cơng ty, đơn vị trực thuộc.

Nghiên cứu áp dụng hệ thống quản lý chất lượng đạt tiêu chuẩn quốc tế ISO 22000, vệ sinh an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn HACCP, góp phần gia tăng uy tín sản phẩm của CTCP chè Lâm Đồng trên thị trường trong nước và quốc tế.

Hệ thống quản lý chất lượng ISO 22000 là cơ sở nền tảng giúp cơng ty có thể tiếp cận, nghiên cứu áp dụng ngay tiêu chuẩn thực phẩm toàn cầu (ISO 2015) sẽ được ban hành vào năm 2015, đáp ứng những yêu cầu khắt khe về chất lượng chè của thị trường xuất khẩu.

Thực hiện chiến lược phát triển thị trường nước ngoài, chiến lược thâm nhập thị trường trong nước và chiến lược tái cấu trúc

3.3.1.2 Giải pháp đầu tư phát triển vùng chè nguyên liệu

Đối với vùng nguyên liệu của công ty đang quản lý: cần chuyển đổi nhanh diện tích chè già cỗi có năng suất thấp sang chè cành cao sản và chè có chất lượng cao TB14, LDP1, LDP2 ( hiện công ty đã đang trồng mới được 35 ha). Đối với vùng nguyên liệu của nông dân địa phương cần có phương án gắn nhà máy với vùng ngun liệu này để từ đó hình thành vùng nguyên liệu cho công ty. Công ty cần tiến hành các giải pháp cơ bản sau:

- Thành lập bộ phận khuyến nơng có nhiệm vụ chuyển giao giống, quy trình kỹ thuật trồng, hái, thu hoạch và bảo quản chè cho người trồng chè.

- Có các biện pháp hỗ trợ vùng nguyên liệu thông qua hợp đồng đầu tư bao tiêu sản phẩm.

- Xây dựng giá mua nguyên liệu chè theo hướng đảm bảo hợp lý lợi ích của người nông dân trồng chè, hộ nhận khoán vườn chè và phù hợp với giá chè thị trường.

3.3.1.3 Giải pháp đầu tư cho hoạt động Marketing

Các giải pháp đẩy mạnh hoạt động Marketing xoay quanh 4P: Sản phẩm (Product), giá cả (Price), kênh phân phối (Place) và xúc tiến bán hàng (Promotion).

Về sản phẩm

Ngoài các sản phẩm chè đen OTD, chè đen CTC chủ lực hiện có, cơng ty cần lắp đặt thêm máy móc thiết bị sản xuất chè xanh viên. Sản xuất sản phẩm chè chính là lợi thế của CTCP chè Lâm Đồng, trong đó có các nhóm đơn vị sản phẩm chiến lược (SBU) như: Chè đen, chè xanh. Bên cạnh, công ty phát triển thêm một số sản phẩm và dịch vụ khác như: sản phẩm chè chất lượng cao, chè túi lọc, chè xanh ướp hương các loại.

Đối với sản phẩm chủ lực là chè đen, công ty cần cơ cấu lại tỷ trọng, nâng cao dây chuyền, máy móc chế biến chè đen CTC lên 24 tấn/ ngày đêm (hiện tại là 12 tấn/ngày đêm) và giữ ổn định tỷ trọng chè đen OTD 30 tấn/ngày đêm. Tập chung các thị trường tiêu thụ chính là Liên bang Nga, Pakistan, Bắc Mỹ, EU…( Do nhu cầu, cũng như xu hướng tiêu dùng thay đổi chuyển từ chè đen OTD sang chè đen CTC)

Bên cạnh tập trung chủ yếu là xuất khẩu.CTCP chè Lâm Đồng cần xây dựng chiến lược thâm nhập thị trường nội địa để nâng dần tỷ lệ lên 10% sản lượng tiêu thụ của công ty. Các sản phẩm cho chiến lược này là: chè đen túi lọc, chè xanh túi lọc, chè xanh sạch an tồn, chè thuốc.

Cơng ty cần duy trì chất lượng sản phẩm ổn định tạo uy tín cho sản phẩm trên thị trường. Nghiên cứu bao bì mẫu mã sản phẩm là vấn đề cần được đầu tư quan tâm đúng mức nhằm thực hiện chiến lược thâm nhập thị trường trong nước và

phát triển thị trường nước ngoài

Mở siêu thị chè tại Bảo Lộc và các thành phố lớn trong nước, phát triển siêu thị chè trở thành siêu thị bán lẻ hàng tiêu dùng; cung cấp phân bón thuốc trừ sâu cho nơng dân địa phương và các hộ nhận khốn… nhằm thực chiến lược đa dạng hóa hàng ngang.

7 0

Về giá cả

Giá các loại sản phẩm của công ty cần được rà soát lại, xây dựng ở mức tương đương hoặc thấp hơn đối thủ cạnh tranh trên cơ sở năng suất lao động cao hơn; chi phí và giá nguyên liệu đầu vào hợp lý hoặc thấp hơn.

Có các chiến lược giảm giá, khuyến mãi đối với các loại dịch vụ và sản phẩm mới như: chè xanh ướp hương, chè túi lọc, phân bón và thuốc trừ sâu nhằm xâm nhập nhanh thị trường này và cũng nhằm gia tăng quyền kiểm soát lên vùng nguyên liệu đầu vào của công ty nhằm thực hiện chiến lược hội nhập về phía sau

Về kênh phân phối

Với thị trường xuất khẩu: Sản phẩm xuất khẩu hết sức linh hoạt, có thể đóng trong các bao bì khác nhau: Bao PP/PE, bao Kraft, có pallet hoặc khơng, chở bằng container hoặc xe tải, giao hàng tại kho hoặc bất cứ địa điểm nào mà khách hàng có nhu cầu ( FOB, C&F, CIF, DAF…) nhằm thực hiện chiến lược phát triển thị trường nước ngoài

Với thị trường nội địa : Xây dựng kênh phân phối trực tiếp và gián tiếp. Chú trọng hệ thống gián tiếp như phân phối hàng vào hệ thống siêu thị của Saigon Coop, Maximark, Vissan, cửa hàng tiện lợi G7 Mart…. của các thành phố, tỉnh thành. Đây là kênh phân phối hiện đại, phù hợp xu thế tiêu dùng nhanh và ngày càng trở lên phổ biến. Trong tương lai, sẽ là kênh tiêu thụ chủ yếu giữa nhà sản xuất và tiêu dùng cho nên công ty phải chuẩn bị sản phẩm chất lượng, bao bì thích hợp cho kênh phân phối này.

Đưa hàng chất lượng trung bình ( xanh ướp hương hóa học, chè túi nylon, nhựa, lon…) đến các cửa hàng tạp hóa của các khu dân cư với các sản phẩm mẫu mã thích hợp, giá cả phải chăng phù hợp đối tương bình dân, thu nhập trung bình .

Thực hiện chiến lược thâm nhập thị trường trong nước

Về xúc tiến bán hàng

Tăng cường hoạt động quảng cáo, khuyến mãi

Với ngân sách dành cho quảng cáo luôn eo hẹp, công ty nên xây dựng lựa chọn cho mình chương trình quảng cáo hợp lý, tránh quảng cáo tràn lan, không hiệu

quả. Bên cạnh việc quảng cáo trên các phương tiện truyền thơng: tivi, radio, tạp chí, báo, internet… Cơng ty nên thực hiện quảng cáo theo hai hướng như sau:

- Đối với thị trường trong nước: Thực hiện quảng cáo “bám dính” vào người tiêu dùng, đó là quảng cáo trên các vật phẩm tặng miễn phí cho người tiêu dùng như: bộ tách trà, khay đựng trà… có logo và tên cơng ty. Thường xun đánh giá hoạt động quảng cáo và khuyến mãi, nếu kém hiệu quả phải chuyển ngân sách quảng cáo sang xây dựng hệ thống phân phối để tăng cường độ phủ và kiểm soát các điểm bán lẻ trong nước.

- Đối với thị trường quốc tế: Tăng cường quảng cáo sản phẩm và quảng bá hình ảnh cơng ty qua hoạt động xúc tiến thương mại. Với lợi thế mặt hàng chè được xếp vào danh mục các mặt hàng thuộc chương trình xúc tiến thương mại trọng điểm quốc gia. Thực hiện mở văn phòng đại diện, tham gia hội chợ tại các quốc gia mà Việt Nam đã có thỏa thuận hợp tác và các hoạt động xúc tiến thương mại diễn ra thường xuyên như: thị trường Nga, Mỹ, Châu Âu… Tham gia các cuộc thi tại Hội chợ triển lãm quốc tế, Hội chợ triển lãm văn hóa trà Việt Nam, Đêm hội trà hoa, Tuần văn hóa trà, Lễ hội văn hóa trà…

Xây dựng và phát triển thương hiệu Ladotea

Đây là một lợi thế cạnh tranh của công ty so với các công ty cùng ngành. Thị trường chủ yếu của công ty là thị trường ngoài nước, nên việc xây dựng và phát triển thương hiệu là vô cùng quan trọng. Thương hiệu là một thứ tài sản vơ hình nhưng chứa đựng một sức mạnh hữu hình, nó quyết định sự lựa chọn của khách hàng đối với sản phẩm, dịch vụ, thậm chí nó cịn tác động đến sự thành bại của hoạt động kinh doanh. Do đó, chính sách thương hiệu của cơng ty nên tập trung hướng tới khách hàng, làm sao để sản phẩm của cơng ty mình đem lại cho khách hàng cảm giác thật nhất và đáng tin cậy nhất.

Xây dựng thương hiệu là quá trình lâu dài và liên tục. Do đó, cơng ty phải thực hiện cơng tác này một cách chuyên nghiệp, nên kết hợp với các chuyên gia hay công ty tư vấn thương hiệu để xây dựng và phát triển thương hiệu Ladotea.

Cái gốc của thương hiệu là uy tín của sản phẩm và dịch vụ, sự bền vững của chất lượng. Vì vậy, cơng ty phải khơng ngừng thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm.

Xây dựng thương hiệu trên cơ sở thị trường kỹ lưỡng; đăng ký bảo hộ nhãn hiệu sản phẩm trên thị trường trong và ngoài nước; phát triển hệ thống kênh phân phối; quản lý thương hiệu để đảm bảo uy tín và hình ảnh của thương hiệu khơng ngừng được nâng cao.

Công ty cần phải định vị nhãn hiệu một cách rõ nét trong nhận thức của người tiêu dùng và tạo dựng hình ảnh trong tâm trí khách hàng. Cơng ty phải ln gợi nhớ cho khách hàng về: lợi ích của sản phẩm chè đối với sức khỏe con người như: giảm nguy cơ ung thư, chống lão hóa…; sản phẩm của cơng ty được sản xuất tại vùng chè lớn nhất, có chất lượng cao nhất Việt Nam…

Xây dựng thương hiệu chỉ đạt hiệu quả tối đa, khi đi kèm theo nó là nhiều biện pháp hỗ trợ khác như: quảng cáo, khuyến mãi, giảm giá…

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược kinh doanh của công ty chè lâm đồng đến năm 2020 (Trang 85 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(120 trang)
w