Khoa học kỹ thuật và công nghệ ngày nay đang phát triển mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực. Môi trường công nghệ tác động khá mạnh đến các hoạt động của các doanh nghiệp trong ngành chè. Cụ thể qua các khía cạnh sau:
Cơng nghệ sinh học được ứng dụng tạo ra các giống chè mới giâm bằng cành như: TB14, LDP1, TB11, PH1… có chất lượng tốt, năng suất cao thay thế các giống chè cũ đã già cỗi, năng suất thấp, chất lượng kém, phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của từng vùng, phù hợp với xu hướng tiêu dùng…
Công nghệ thiết bị ngày nay phát triển nhanh, giá thành công nghệ giảm cũng nhanh. Chính yếu tố này đã tạo điều kiện cho các công ty đầu tư hiện đại hố các thiết bị cơng nghệ như: tự động hóa dây chuyền chế biến chè tự động từ khâu phân loại nguyên liệu đến đóng gói sản phẩm; cơ giới hóa hệ thống tưới, bơm tự động, đầu máy phun thuốc trừ sâu, máy đốn chè…
2.2.2.4 Các yếu tố tự nhiên
Công ty cổ phần chè Lâm Đồng nằm trong vùng có điều kiện tự nhiên, khí hậu, thổ nhưỡng thuận lợi, đặc biệt thích hợp phát triển cây chè, là vùng có diện tích chè lớn nhất cả nước – tổng diện tích chè tồn tỉnh năm 2009 là 25.535 ha chiếm 22% diện tích chè cả nước.
Tài nguyên khí hậu
Lâm Đồng có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình năm 21-220C ( Đà Lạt 180C ), ở độ cao trên 1000m, thời tiết ơn hịa và mát mẻ quanh năm. Với điều kiện khí hậu này đặc biệt thích hợp với cây chè, năng suất thường cao hơn với trung bình tồn quốc. Gần đây, do ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, trong đó tiến bộ về trồng chè cành nên đã tăng năng suất và sức cạnh tranh, đủ sức có thể tiếp tục phát triển và chiếm lĩnh thị trường các tỉnh phía Nam cũng như xuất khẩu.
Tài nguyên đất
Lâm Đồng có tổng diện tích tự nhiên 976.478 ha trong đó loại đất phát triển trên bazan, có diện tích 212.309 ha, tập trung trên cao nguyên Bảo Lộc – Di
Linh địa hình tương đối bằng phẳng, đất màu mỡ, thích hợp để phát triển các loại cây cơng nghiệp dài ngày, đặc biệt là cây chè.
Địa bàn sản xuất chè chủ lực của Lâm Đồng ở Bảo Lộc, Bảo Lâm, Di Linh và Lâm Hà. Diện tích đất chưa sử dụng có khả năng trồng chè cịn khá nhiều, nhưng thường phân tán và phần lớn xa cơ sở chế biến.
Điều kiện tự nhiên Lâm Đồng cũng có một số hạn chế như: nắng ít nên năng suất cây trồng khơng cao, địa hình có độ dốc lớn, lượng mưa và cường độ mưa lớn nên dễ bị xói mịn và rửa trơi, tiềm ẩn nguy cơ thối hố đất nếu khơng được quản lý và sử dụng tốt.
2.2.2.5 Các yếu tố văn hóa, xã hội
Việt Nam là nước có dân số đơng, dân số và tốc độ tăng dân số qua các năm 2005-2009 như sau:
Bảng 2.7: Dân số trung bình và tốc độ tăng dân số
Năm Dân số trung bình
(triệu người)
Thành thị Nơng thơn Tốc độ tăng dân số (%) 2005 83,10 22,33 60,76 1,31 2006 84,13 22,79 61,33 1,24 2007 85,17 23,39 61,77 1,23 2008 (*) 86,21 (*) 24,23 61,97 1,22 2009 85,80 29,6 70,4 1,2
Nguồn: Tổng cục thống kê năm 2009
Nhận xét: Từ bảng số liệu có thể thấy dân số Việt Nam tăng qua các năm (
năm 2008 là số ước của Tổng cục thống kê; năm 2009 là số liệu sau điều tra dân số). Với số dân 85,8 triệu dân năm 2009, dân số ngày càng đơng, đời sống người
dân được cải thiện, trình độ dân trí được nâng cao, điều này làm tăng khuynh hướng tiêu dùng.
Với trình độ nhận thức ngày một nâng cao, người tiêu dùng ngày càng ý thức hơn về vấn đề an toàn thực phẩm, cũng như chú ý nhiều hơn đến giá trị dinh dưỡng, sức khỏe khi lựa chọn các sản phẩm đồ uống. Chè với ưu thế là sản phẩm có dược
tính tốt cho sức khoẻ, có giá trị văn hóa cao đây là cơ hội để phát triển mở rộng thị trường và đẩy mạnh phát triển các sản phẩm mới.
Ở Việt Nam, uống chè đã trở thành tập quán của hầu hết người dân từ người già đến người trẻ. Đặc biệt nó gắn với văn hóa của dân tộc Việt Nam, là thức uống không thể thiếu được trong hầu hết các gia đình Việt Nam vào các ngày lễ tết, cưới hỏi, …Tuy nhiên chủ yếu là dùng lá chè tươi đun sôi để uống, uống chè xanh mộc hoặc uống chè ướp hương hoa tươi hay hương hóa học tùy theo thói quen của từng vùng, miền. Người miền Bắc thích uống chè xanh sào Thái Ngun. Người Hà Nội thì thích uống chè ướp hoa sen tươi của hồ Tây. Người miền Nam thích uống chè ướp hoa lài, ngâu, sói,…
Người Việt nói chung ít dùng chè đen. Nếu có dùng thì chủ yếu là giới trẻ, trung niên nhưng họ chỉ dùng các nhãn hàng quen thuộc đã nổi tiếng như: Lipton, Dilmah, trà sữa Trân Châu…Những năm gần đây thì bắt đầu có xu hướng dùng chè Oolong.
Dân cư sống ở khu vực nông thôn Việt Nam năm 2009 chiếm 70,4% chủ yếu sử dụng chè chưa qua chế biến, thu nhập bình quân thấp vì vậy sức mua ở khu vực này thấp hơn nhiều ở thành thị, do đó yếu tố giá thấp cần được quan tâm cho những sản phẩm ở thị trường này.
2.2.3 Môi trường vi mô
2.2.3.1Các đối thủ cạnh tranh
Đối thủ cạnh tranh của công ty cổ phần chè Lâm Đồng là các đối thủ kinh doanh cùng ngành hàng, có thể khái quát như sau. (xem bảng 2.8)
Khu vực Tỉnh Lâm Đồng
Tồn tỉnh Lâm Đồng có hơn 50 doanh nghiệp 70 danh trà hoạt động trong lĩnh vực chế biến và kinh doanh chè, tập trung chủ yếu tại Bảo Lộc. Các doanh nghiệp và các danh trà này đang cạnh tranh trực tiếp với công ty cổ phần chè Lâm Đồng.
- Công ty cổ phần chè Lâm Đồng có quy mơ sản xuất lớn trong tỉnh Lâm Đồng, có cơng suất thiết kế 3.000 tấn thành phẩm/năm, quản lý hơn 300 ha chè nguyên liệu, là một trong những doanh nghiệp lớn trong tỉnh về nhiều mặt như: vốn - tài
sản, công nghệ - kỹ thuật, nguồn nhân lực chuyên môn cao và lành nghề, sản lượng và chất lượng chè sản xuất và xuất khẩu, kim ngạch xuất khẩu chè.
Bảng 2.8: Các đối thủ cạnh tranh trong ngành chè
Công ty Sở hữu Công suất (tấn khô/năm) Sản lượng chè xanh (tấn/năm) Sản lượng chè đen (tấn/năm) Quy mô nông trường (ha) Khách hàng chính
Vinatea Nhà nước > 30.000 > 7.000 > 20.000 > 1.500 Trung Đông, Châu Âu, Bắc Mỹ, Châu Á Công ty Thế Hệ Mới Tư nhân 5.000- 7000 1.400 3.600 0 Nga, Ba Lan, Nhật Bản, Đài Loan, Châu Âu, Trung Đông, Nội tiêu Công ty Phú Đa Liên Doanh 4.200 0 3.450 1.504 Trung Đông… Công ty Trân
Nam Việt
Tư nhân 3.000 0 3.000 0 Nga, Trung Đông, Châu Á, Châu Âu, Bắc Mỹ Công ty CP chè
Lâm Đồng
Cổ phần 3.000 0 3.000 300 Trung Đông, Châu Âu, Bắc Mỹ, Châu Á Công ty CP chè
Ngọc Bảo
Cổ phần 1.500 200 1.300 500 Châu Á, Châu Âu, Nội tiêu
Công ty CP chè Minh Rồng
Cổ phần 1.400 20 1.400 456 Châu Á, Châu Âu, Nội tiêu
……….
Nguồn: Tình hình sản xuất kinh doanh cơng ty CP chè Lâm Đồng năm 2009
Khu vực ngoài tỉnh Lâm Đồng
Theo Hiệp hội chè Việt Nam, năm 2009 cả nước có khoảng 400 nghìn hộ sản xuất chè, 635 doanh nghiệp chế biến quy mô công nghiệp nên công ty đang hoạt động trong môi trường cạnh tranh cao. Theo số liệu của Hiệp hội chè Việt Nam số lượng chè xuất khẩu của Việt Nam năm 2008: 90.000 tấn & năm 2009: 133.100 tấn. Hiện nay, công ty CP chè Lâm Đồng phải đối đầu với rất nhiều đối thủ cạnh tranh, trong giới hạn luận văn chỉ nghiên cứu 02 đối thủ cạnh tranh chính đó là: Công ty TNHH Thế Hệ mới và công ty TNHH Trân Nam Việt
2.2.3.2 Các đối thủ tiềm ẩn
Việt Nam đang trong qúa trình hội nhập kinh tế quốc tế, điều này đem lại khơng ít cơ hội cũng như nguy cơ cho các cơng ty trong và ngồi nước. Chính từ đây hình thành nên các đối thủ tiềm ẩn và trong tương lai sẽ trở thành đối thủ cạnh tranh với công ty cổ phần chè Lâm Đồng. Sản phẩm chè của công ty luôn bị cạnh tranh bởi các sản phẩm thay thế của thị trường nước giải khát, khả năng cạnh tranh tiềm ẩn của các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm này là rất cao, trong giới hạn nghiên cứu của đề tài chỉ nhận diện đối thủ tiềm ẩn của công ty như sau:
Các công ty nước giải khát: có quá nhiều doanh nghiệp trong nước và nước ngoài tham gia vào thị trường này như: Vinamilk, Coca Cola, Nestle … Sản phẩm rất đa dạng: nước giải khát có ga, khơng ga; nước ép trái cây…
Những quán chè chuyên bán các loại chè với khoảng 40-50 loại hương vị khác nhau dựa trên cơ sở gốc là chè. Những quán này tạo ra sự khác biệt so với các loại nước giải khát là ở chỗ khai thác thị trường theo góc cạnh văn hố chè, ở nét thanh lịch, tinh tế, và giản dị của chè. Những quán chè này bước đầu đã chiếm lĩnh được thị trường tại đô thị lớn nhưng số lượng quán cịn ít, xu hướng này sẽ càng tăng khi xã hội ngày càng phát triển, đây là đối thủ tiềm ẩn của công ty.
Các công ty đang kinh doanh gốc chè kiểng
Tóm lại: (i) Tiềm lực của các đối thủ tiềm ẩn của công ty cổ phần Chè Lâm Đồng là rất mạnh: từ khả năng tài chính, hoạt động Marketing đến sự hiểu biết về thị trường, thị phần hiện tại…; (ii) Khả năng các công ty này phát triển gia nhập ngành chè hoặc chế biến các sản phẩm mới có nguồn gốc từ chè là rất cao. Đây sẽ là thách thức lớn đối với cơng ty, vì vậy cơng ty cần xác định chiến lược để đối phó.
2.2.3.3 Các sản phẩm thay thế
Các sản phẩm nước giải khát: có ga, khơng ga; nước khoáng; nước ép trái cây; nước tăng lực, cà phê… là những sản phẩm thay thế của chè và là đối thủ cạnh tranh quyết liệt đối với sản phẩm chè trên thị trường.
Tại khu vực thành thị, chè bị tấn công bởi các loại nước giải khát, nên sản lượng tiêu thụ thấp. Hiện nay, trên thị trường đã có sản phẩm giải khát được làm từ chè số lượng ngày một tăng cao như: Trà xanh 0 độ, Trà thảo mộc Dr Thanh..…
Tại khu vực nơng thơn tính cạnh tranh với các sản phẩm thay thế không cao như khu vực thành thị. Đại đa số người dân sử dụng thường xuyên các sản phẩm chè chưa qua chế biến, do giá rẻ phù hợp với mức thu nhập và do thói quen. Chè thương phẩm có giá thành cao nên chỉ được sử dụng chè vào các dịp đặc biệt như: lễ tết, cưới hỏi…
Tóm lại: Với xu hướng tiêu dùng là sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên và có lợi cho sức khỏe thì chè vẫn là sản phẩm có nhiều lợi thế cạnh tranh.
2.2.3.4 Khách hàng
Khách hàng CTCP chè Lâm Đồng bao gồm:
Khách hàng trong nước: của công ty cổ phần chè Lâm Đồng là các công ty chuyên mua bán làm thương mại về chè. Hàng năm tiêu thụ khoảng 200- 300 tấn chè các loại của công ty, chủ yếu là các sản phẩm chè có giá trị gia tăng khơng cao.
Tóm lại: Thị trường trong nước với phân khúc thị trường người tiêu dùng là cá nhân và hộ gia đình là phân khúc hấp dẫn nhiều tiềm năng có khả năng đem lại lợi nhuận cao. Hiện tại, CTCP chè Lâm Đồng đang bỏ trống đoạn thị trường này. Các nhà quản trị chiến lược công ty cần quan tâm điều chỉnh chiến lược kinh doanh để khai thác thị trường nội địa.
Khách hàng ngoài nước
Xuất khẩu chè của Việt Nam hiện nay mới chỉ chiếm khoảng 6-7% thị phần của chè thế giới và thị trường đầu ra (hay nguồn cầu) cho thị trường chè của Việt Nam còn rất rộng lớn.
Bảng 2.9: Khách hàng lớn của công ty cổ phần chè Lâm Đồng
Thị trường Tên khách hàng Năm 2008 Năm 2009 Sản lượng (tấn) Doanh số (nghìn USD) Sản lượng (tấn) Doanh số (nghìn USD ) Châu Âu + Bắc Mỹ
Tập đồn ORIMI – Nga 877,900 997,195 1.382,087 1.255,063 Tập đoàn Vanress – Bắc Mỹ 253,600 223,680 425,000 351,320 Châu Á
…..
Cty TongMing – Đài Loan
……. 925,500 756,139 799,000 585,339
Sản phẩm xuất khẩu của công ty đạt 95% trên tổng sản phẩm, chiếm khoảng 3,7% tổng sản phẩm xuất khẩu chè của cả nước, cho đến nay cơng ty đã có quan hệ với hàng 100 đối tác nước ngoài trên khắp châu lục, chủ yếu là các nước thuộc khu vực Châu Á, Châu Âu, Bắc Mỹ và các nước Trung Đơng. Khách hàng ngồi nước là khách hàng tổ chức, khách hàng doanh nghiệp.
Thị trường Châu Á: Hàng năm công ty xuất sang thị trường châu Á gần 2000 tấn chè (chiếm 40% tổng sản phẩm xuất khẩu của công ty), chủ yếu là thị trường Đài Loan, Thái Lan, Malaysia, Trung Quốc. Các thị trường này thường nhập các loại chè cấp trung và cấp thấp, không khắt khe về chất lượng. Sản phẩm của công ty đang và đã chiếm được uy tín khách hàng tại thị trường này do chất lượng và giá cả phù hợp với nhu cầu.
Thị trường Châu Âu và Bắc Mỹ: Mỗi năm công ty xuất vào thị trường này trên dưới 2000 tấn chè (chiếm 45% tổng sản phẩm xuất khẩu của công ty), là thị trường truyền thống của Việt Nam trước kia nhưng hiện nay thị phần chè Việt Nam ở thị trường này còn rất thấp. Bị áp đảo bởi thị phần của các nước khác như: Ấn Độ, Srilanka, là những nước tạo được vị thế cạnh tranh, dẫn đầu trên thị trường chè về chất lượng và thị phần.
Thị trường Trung Đông: Công ty xuất gần 1000 tấn chè/năm vào thị trường này (chiếm 15% tổng sản phẩm xuất khẩu của công ty), chủ yếu là thị trường Pakistan. Đây được xem là thị trường lớn nhập khẩu chè đen các loại, chè xanh với số lượng lớn. Trước chiến tranh Iraq, thị trường Trung Đơng là thị trường chính tiêu thụ chè đen OTD cấp cao của công ty đem về nguồn lợi nhuận cao. Nhưng hiện nay, công ty xuất vào thị trường này chủ yếu là chè đen CTC các loại và chè xanh viên. Tuy vậy, sản lượng xuất khẩu vào thị trường Pakistan cũng không ổn định theo từng năm vì gặp cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ cùng ngành như Ấn Độ, Kenya, Srilanka…
Tóm lại: Áp lực về phía khách hàng là rất lớn, sức đàm phán, trả giá của khách hàng cao, ngày càng yêu cầu khắt khe về chất lượng..
2.2.3.5 Nhà cung cấp
Nguyên liệu chè búp tươi: được đáp ứng từ vườn chè thuộc công ty quản lý chiếm 35% nhu cầu chế biến, phần còn lại do dân địa phương cung cấp chiếm 65%.
4 0
Diện tích và tình hình sản xuất chè tỉnh Lâm Đồng thể hiện ở các bảng sau:
Bảng 2.10: Tình hình sản xuất chè tỉnh Lâm Đồng năm 2009
Các yếu tố Toàn tỉnh Các huyện, thành phố, thị xã Đà Lạt Lâm Hà Di Linh Bảo Lộc Bảo Lâm Huyện khác Tổng diện tích (ha) 25.535 379 706 2.015 9.661 12.341 433 Diện tích thu hoạch (ha) 23.089 277 603 1.682 8.686 11.489 352 Năng suất (tấn/ha) 7,01 4,50 6,50 6,15 7,37 7,01 5,23 Sản lượng búp tươi (tấn) 161.938 1.247 3.922 10.35 63.982 80.735 1.702
Nguồn: Chi hội chè Lâm Đồng năm 2009
Nhận xét: Tổng diện tích cây chè tồn tỉnh là 25.535 ha, chiếm 21,28% diện tích trồng chè cả nước, trong đó diện tích thu hoạch là 23.089 ha, năng suất bình quân 7 tấn/ha. Chất lượng nguyên liệu phụ thuộc vào giống, kỹ thuật thâm canh…, hiện tại nguồn nguyên liệu chè Lâm Đồng gồm: (i) Diện tích chè cành cao sản chất lượng tốt trồng bằng các giống TB14, LD97, LDP1 cho năng suất cao chiếm 25% tổng diện tích cây chè tồn tỉnh, trung bình đạt 16 - 18 tấn/ ha, đặc biệt một số nơi năng suất đạt 24 - 25 tấn/ha/năm. (ii) Diện tích chè chất lượng cao Kim Tuyên, Tứ Quí, Oolong chiếm 6% tổng diện tích cây chè tồn tỉnh, chủ yếu là của các doanh