2.2.1 Môi trường của ngành chè
2.2.1.4 Sản xuất chè ở Việt Nam và Lâm Đồng
Sản xuất chè ở Việt Nam:
Theo hiệp hội chè Việt Nam: Số liệu thống kê về diện tích, sản lượng sản xuất, xuất khẩu chè từ 2000 – 2009 của ngành chè Việt Nam (xem bảng 2.5):
Bảng 2.5: Sản xuất chè của Việt Nam năm 2000 – 2009
STT Năm Diện tích (ha) Sản lượng (tấn) Xuất khẩu (tấn) Kim ngạch (triệu USD) Giá (USD/tấn) 1 2000 87.700 63.700 55.660 69,6 1.250 2 2001 95.600 76.800 68.217 78,4 1.149 3 2002 108.000 89.440 74.812 82,6 1.104 4 2003 116.000 106.950 60.628 59,8 986 5 2004 120.000 119.050 99.351 95,5 961 6 2005 123.742 133.350 87.920 96,9 1.102 7 2006 125.574 142.560 105.116 111,6 1.062 8 2007 127.000 150.000 110.029 130,8 1.189 9 2008 131.000 160.000 104.000 147 1.396 10 2009 132.100 165.100 133.100 178 1.328 Nguồn: Vitas 2008
Lượng chè xuất khẩu cả năm 2009 ước đạt 133,1 nghìn tấn, với kim ngạch 178 triệu USD, tăng 27,3% về lượng và 21,27% về giá trị so với năm 2008. Mặc dù kim ngạch xuất khẩu tăng 30 triệu USD so với năm 2008, nhưng tăng chủ yếu do lượng xuất khẩu tăng, chứ không phải do cải thiện về giá. Ước tính hiện nay có khoảng 2-3 triệu người Việt Nam có nguồn thu nhập chính phụ thuộc một phần hoặc hoàn toàn vào cây chè, đặc biệt là tại các tỉnh miền núi phía Bắc, chiếm đến 70% sản lượng chè cả nước.
Thị trường chè của Việt Nam hiện nay đã xuất khẩu tới hơn 100 nước, nhưng chủ yếu là tập trung vào các thị trường chính: Pakistan, Đài Loan, Trung Quốc, Nga, Mỹ, Indonexia …. ( xem hình 2.5, hình 2.6).
Indonesia 5% Pakixtan 39% Trung Quốc 6% Ấn Độ 8% Đài Loan 20% Nga 22%
Hình 2.5: Thị trường nhập khẩu chè lớn nhất của Việt Nam năm 2009 Nguồn: Tổng cục Hải quan
Hình 2.6: Khối lượng xuất khẩu chè năm 2009
Nguồn: Tổng cục Hải quan
Sản xuất chè ở Lâm Đồng:
Theo số liệu thống kê: Lâm Đồng hiện nay có khoảng 26.000 ha chè với 185.000 tấn sản phẩm chè búp tươi hàng năm, chiếm 21% về diện tích và 27% về sản lượng của cả nước, là tỉnh có qui mơ lớn nhất về sản xuất kinh doanh chè của Việt Nam.
Các địa phương trồng chè chính của Lâm Đồng là: Huyện Bảo Lâm, TP. Bảo Lộc, huyện Di Linh và TP Đà Lạt.
3 0
Diện tích chè theo địa phương tỉnh Lâm Đồng (ha) 14000 12341 12000 10000 8000 6000 9963 4000 2000 2015 706 379 433 0
Bảo Lâm Bảo Lộc Di Linh Lâm Hà Đà Lạt Khác
Các sản phẩm chính là: Chè đen OTD, chè đen CTC, chè xanh viên, chè xanh xô, chè Oolong, chè ướp hương các loại để tiêu thụ nội địa.
Diện tích và sản lượng chè phân theo các địa phương trong tỉnh Lâm Đồng (xem hình 2.7).
Hình 2.7: Diện tích chè theo địa phương của Lâm Đồng Nguồn: Cục thống kê Lâm Đồng
2.2.2 Môi trường vĩ mô 2.2.2.1. Các yếu tố kinh tế
Tăng trưởng kinh tế Việt Nam (xem bảng 2.6)
Bảng 2.6: Tình hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam
Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009
Tốc độ tăng GDP (%) 8,43 8,17 8,5 6,23 5,32
GDP bình quân đầu người (USD) 639,1 723 833,5 1024 1109
Nguồn: Tổng cục thống kê năm 2009
Nhận xét: Qua bảng số liệu trên, Việt Nam có tình hình kinh tế phát triển ổn định, GDP bình quân đầu người ngày càng tăng qua các năm thể hiện xu hướng gia tăng thu nhập, mức sống người dân ngày càng được cải thiện, là điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng thị trường sản phẩm của các doanh nghiệp.
Thuế quan: Sản xuất kinh doanh chè cần nhiều vật tư nhập khẩu như: xăng dầu và phân bón…và chính sách thuế linh hoạt đã phần nào hỗ trợ cho nông dân. Thuế xuất khẩu chè bằng 0%, thuế nhập khẩu chè là 5% đối với các nước trong khối ASEAN và là 40% đối với các nước ngoài khối, đã tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp sản xuất chè trong nước.
Lãi suất: Năm 2008 do tỷ lệ lạm phát tăng cao nên ngân hàng nhà nước đã tăng liên tục lãi suất cơ bản từ 8,75% lên 11% và lên đỉnh điểm 14% /năm trong tháng 7 năm 2008, điều này đã gây áp lực lớn cho doanh nghiệp khi phải vay vốn lên tới 21%/năm và đã ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của doanh nghiệp. Tuy nhiên, lãi suất ngân hàng trong năm 2009, 2010 tương đối ổn định đã giúp các doanh nghiệp thuận lợi trong việc vay vốn ngân hàng.
Năm 2010: Tiếp tục bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, tăng trưởng GDP của các nước giảm mạnh, điều này sẽ tác động đến nhu cầu tiêu thụ sản phẩm nói chung.
Sự suy giảm của kinh tế thế giới là nhân tố tác động bất lợi cho nền kinh tế nước ta, một nền kinh tế vốn dĩ dựa vào đầu tư nước ngoài và xuất khẩu.
Việt Nam là thành viên WTO đưa đến cho các doanh nghiệp những cơ hội và thách thức lớn… Do đó doanh nghiệp phải xây dựng cho mình một chiến lược kinh doanh lâu dài có tính đến tác động của môi trường quốc tế; cải tiến quy trình sản xuất bằng việc nhập khẩu công nghệ tiên tiến để tăng chất lượng sản phẩm; coi trọng công tác xúc tiến thương mại; sử dụng tốt nguồn lực; liên kết mạnh mẽ với các doanh nghiệp để tạo nên khối đoàn kết vững chắc trên thương trường.
2.2.2.2 Các yếu tố Chính phủ và chính trị
Cùng với xu thế phát triển của khu vực và thế giới. Trong những năm qua, tình hình chính trị nước ta tương đối ổn định và phát triển bền vững trên con đường xây dựng và phát triển đất nước cũng như thiết lập các quan hệ đối ngoại quan trọng với khu vực và thế giới tạo sự ổn định cho nền kinh tế phát triển. Đây là một lợi thế rất lớn cho sự phát triển của đất nước khi mà các doanh nghiệp nước ngoài rất tin tưởng khi đến đầu tư tại Việt Nam và đất nước chúng ta luôn được xem là điểm đầu tư hấp dẫn. Điều này sẽ giúp các doanh nghiệp trong nước có nhiều cơ hội hơn để tiếp cận với công nghệ hiện đại, những đối tác mới và những nguồn vốn mới…
Sự ổn định về chính trị trong tình hình thế giới có nhiều biến động là đặc điểm cơ bản thúc đẩy sự phát triển ngành chè Việt Nam, tạo điều kiện để các doanh nghiệp trong ngành mạnh dạn hoạch định các chiến lược kinh doanh lâu dài.
Chính sách cổ phần hóa đã tạo ra diện mạo mới cho doanh nghiệp do được sự đa dạng hóa chủ sở hữu, được tiếp cận nguồn vốn và kỹ năng quản trị từ bên
ngoài DNNN. Riêng với ngành chè Lâm Đồng, cổ phần hóa chính là đột phá lớn trong sản xuất kinh doanh chè mà bắt đầu từ năm 2005 với việc cổ phần hóa sáu đơn vị thành viên của DNNN công ty chè Lâm Đồng .
Hệ thống pháp luật của nước ta ngày càng hoàn thiện hơn, luật đầu tư và luật doanh nghiệp được cải thiện tốt hơn đã giúp các doanh nghiệp yên tâm hơn trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Đồng thời, với quá trình xây dựng và sửa đổi các bộ luật cho phù hợp thì chính phủ cũng đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính. Điều này đã tạo ra mơi pháp lý thơng thống thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp.
Đối với ngành chè, Nhà nước đã có nhiều chính sách, văn bản tạo điều kiện phát triển, nâng cao năng lực cạnh tranh cũng như giá trị gia tăng của sản phẩm chè như:
Quyết định số 43/1999/QĐ-TTg ngày 10-3-1999 của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt kế hoạch phát triển chè đến năm 2010. Quyết định này đã trở thành văn bản pháp quy có tính chiến lược đầu tiên đề ra mục tiêu và giải pháp phát triển ngành chè. Nội dung cơ bản của văn bản trên thể hiện chính sách của Nhà nước trong việc khuyến khích, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế tham gia phát triển ngành chè phục vụ nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu; chính sách tạo điều kiện giúp các doanh nghiệp, các địa phương thu hút vốn đầu tư nước ngoài, tranh thủ vốn đầu tư: ADB, Nhật Bản, Đài Loan… cho việc trồng và chế biến chè; chính sách về thị trường (củng cố thị trường hiện tại, phát triển thị trường mới, khôi phục các thị trường đã mất trước đây); các chính sách hỗ trợ đầu tư tín dụng và chính sách giá; quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu trên cơ sở khai thác triệt để lợi thế từng vùng.
Quyết định số 1780/QĐ-BNN-CB ngày 26-6-2006 của Bộ Nông Nghiệp và phát triển nông thôn về việc phê duyệt kế hoạch phát triển cơ giới hoá và nâng cao chất lượng chè giai đoạn 2006-2010. Quyết định này nhằm mục đích chuẩn hóa thiết bị cơng nghệ ngành chè với kinh phí đầu tư trên 420 tỷ; xây dựng mơ hình cơ giới hóa đồng bộ thâm canh cây chè; tuyển chọn lai tạo các giống chè mới có năng suất, chất lượng cao; từng bước tăng diện tích chè được sử dụng máy và quy trình sản xuất sạch khâu chăm sóc thu hoạch từ đó nâng cao năng suất, chất lượng, đa
dạng hố sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh và giá trị gia tăng của sản phẩm chè Việt Nam.
Việc thành lập hiệp hội chè Việt Nam (VITAS) ngày 19-7-1988 là cơ sở để các hội viên tham gia trong các hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành chè, cùng góp tiếng nói với Chính phủ trong phát triển ngành, xúc tiến thương mại, tổ chức lễ hội, hội chợ hỗ trợ và phục vụ sản xuất kinh doanh của hội viên và doanh nghiệp.
2.2.2.3 Các yếu tố công nghệ
Khoa học kỹ thuật và công nghệ ngày nay đang phát triển mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực. Môi trường công nghệ tác động khá mạnh đến các hoạt động của các doanh nghiệp trong ngành chè. Cụ thể qua các khía cạnh sau:
Cơng nghệ sinh học được ứng dụng tạo ra các giống chè mới giâm bằng cành như: TB14, LDP1, TB11, PH1… có chất lượng tốt, năng suất cao thay thế các giống chè cũ đã già cỗi, năng suất thấp, chất lượng kém, phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của từng vùng, phù hợp với xu hướng tiêu dùng…
Công nghệ thiết bị ngày nay phát triển nhanh, giá thành cơng nghệ giảm cũng nhanh. Chính yếu tố này đã tạo điều kiện cho các công ty đầu tư hiện đại hoá các thiết bị cơng nghệ như: tự động hóa dây chuyền chế biến chè tự động từ khâu phân loại nguyên liệu đến đóng gói sản phẩm; cơ giới hóa hệ thống tưới, bơm tự động, đầu máy phun thuốc trừ sâu, máy đốn chè…
2.2.2.4 Các yếu tố tự nhiên
Công ty cổ phần chè Lâm Đồng nằm trong vùng có điều kiện tự nhiên, khí hậu, thổ nhưỡng thuận lợi, đặc biệt thích hợp phát triển cây chè, là vùng có diện tích chè lớn nhất cả nước – tổng diện tích chè tồn tỉnh năm 2009 là 25.535 ha chiếm 22% diện tích chè cả nước.
Tài ngun khí hậu
Lâm Đồng có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình năm 21-220C ( Đà Lạt 180C ), ở độ cao trên 1000m, thời tiết ơn hịa và mát mẻ quanh năm. Với điều kiện khí hậu này đặc biệt thích hợp với cây chè, năng suất thường cao hơn với trung bình tồn quốc. Gần đây, do ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, trong đó tiến bộ về trồng chè cành nên đã tăng năng suất và sức cạnh tranh, đủ sức có thể tiếp tục phát triển và chiếm lĩnh thị trường các tỉnh phía Nam cũng như xuất khẩu.
Tài ngun đất
Lâm Đồng có tổng diện tích tự nhiên 976.478 ha trong đó loại đất phát triển trên bazan, có diện tích 212.309 ha, tập trung trên cao nguyên Bảo Lộc – Di
Linh địa hình tương đối bằng phẳng, đất màu mỡ, thích hợp để phát triển các loại cây công nghiệp dài ngày, đặc biệt là cây chè.
Địa bàn sản xuất chè chủ lực của Lâm Đồng ở Bảo Lộc, Bảo Lâm, Di Linh và Lâm Hà. Diện tích đất chưa sử dụng có khả năng trồng chè cịn khá nhiều, nhưng thường phân tán và phần lớn xa cơ sở chế biến.
Điều kiện tự nhiên Lâm Đồng cũng có một số hạn chế như: nắng ít nên năng suất cây trồng khơng cao, địa hình có độ dốc lớn, lượng mưa và cường độ mưa lớn nên dễ bị xói mịn và rửa trơi, tiềm ẩn nguy cơ thối hố đất nếu khơng được quản lý và sử dụng tốt.
2.2.2.5 Các yếu tố văn hóa, xã hội
Việt Nam là nước có dân số đơng, dân số và tốc độ tăng dân số qua các năm 2005-2009 như sau:
Bảng 2.7: Dân số trung bình và tốc độ tăng dân số
Năm Dân số trung bình
(triệu người)
Thành thị Nơng thơn Tốc độ tăng dân số (%) 2005 83,10 22,33 60,76 1,31 2006 84,13 22,79 61,33 1,24 2007 85,17 23,39 61,77 1,23 2008 (*) 86,21 (*) 24,23 61,97 1,22 2009 85,80 29,6 70,4 1,2
Nguồn: Tổng cục thống kê năm 2009
Nhận xét: Từ bảng số liệu có thể thấy dân số Việt Nam tăng qua các năm (
năm 2008 là số ước của Tổng cục thống kê; năm 2009 là số liệu sau điều tra dân số). Với số dân 85,8 triệu dân năm 2009, dân số ngày càng đông, đời sống người
dân được cải thiện, trình độ dân trí được nâng cao, điều này làm tăng khuynh hướng tiêu dùng.
Với trình độ nhận thức ngày một nâng cao, người tiêu dùng ngày càng ý thức hơn về vấn đề an toàn thực phẩm, cũng như chú ý nhiều hơn đến giá trị dinh dưỡng, sức khỏe khi lựa chọn các sản phẩm đồ uống. Chè với ưu thế là sản phẩm có dược
tính tốt cho sức khoẻ, có giá trị văn hóa cao đây là cơ hội để phát triển mở rộng thị trường và đẩy mạnh phát triển các sản phẩm mới.
Ở Việt Nam, uống chè đã trở thành tập quán của hầu hết người dân từ người già đến người trẻ. Đặc biệt nó gắn với văn hóa của dân tộc Việt Nam, là thức uống khơng thể thiếu được trong hầu hết các gia đình Việt Nam vào các ngày lễ tết, cưới hỏi, …Tuy nhiên chủ yếu là dùng lá chè tươi đun sôi để uống, uống chè xanh mộc hoặc uống chè ướp hương hoa tươi hay hương hóa học tùy theo thói quen của từng vùng, miền. Người miền Bắc thích uống chè xanh sào Thái Ngun. Người Hà Nội thì thích uống chè ướp hoa sen tươi của hồ Tây. Người miền Nam thích uống chè ướp hoa lài, ngâu, sói,…
Người Việt nói chung ít dùng chè đen. Nếu có dùng thì chủ yếu là giới trẻ, trung niên nhưng họ chỉ dùng các nhãn hàng quen thuộc đã nổi tiếng như: Lipton, Dilmah, trà sữa Trân Châu…Những năm gần đây thì bắt đầu có xu hướng dùng chè Oolong.
Dân cư sống ở khu vực nông thôn Việt Nam năm 2009 chiếm 70,4% chủ yếu sử dụng chè chưa qua chế biến, thu nhập bình quân thấp vì vậy sức mua ở khu vực này thấp hơn nhiều ở thành thị, do đó yếu tố giá thấp cần được quan tâm cho những sản phẩm ở thị trường này.
2.2.3 Môi trường vi mô
2.2.3.1Các đối thủ cạnh tranh
Đối thủ cạnh tranh của công ty cổ phần chè Lâm Đồng là các đối thủ kinh doanh cùng ngành hàng, có thể khái quát như sau. (xem bảng 2.8)
Khu vực Tỉnh Lâm Đồng
Tồn tỉnh Lâm Đồng có hơn 50 doanh nghiệp 70 danh trà hoạt động trong lĩnh vực chế biến và kinh doanh chè, tập trung chủ yếu tại Bảo Lộc. Các doanh nghiệp và các danh trà này đang cạnh tranh trực tiếp với công ty cổ phần chè Lâm Đồng.
- Công ty cổ phần chè Lâm Đồng có quy mơ sản xuất lớn trong tỉnh Lâm Đồng, có cơng suất thiết kế 3.000 tấn thành phẩm/năm, quản lý hơn 300 ha chè nguyên liệu, là một trong những doanh nghiệp lớn trong tỉnh về nhiều mặt như: vốn - tài
sản, công nghệ - kỹ thuật, nguồn nhân lực chuyên môn cao và lành nghề, sản lượng và chất lượng chè sản xuất và xuất khẩu, kim ngạch xuất khẩu chè.
Bảng 2.8: Các đối thủ cạnh tranh trong ngành chè
Công ty Sở hữu Công suất (tấn khô/năm) Sản lượng chè xanh (tấn/năm) Sản lượng chè đen (tấn/năm) Quy mô