Lượt người/ngày Tỷ lệ
Lượt người đi xe máy 393.364 92,23%
Lượt người đi ô tô 22.863 5,36%
Lượt người đi xe buýt 10.255 2,41%
Tổng 426.483 100%
Nguồn: Khảo sát thực địa của tác giả Một
số quan sát từ khảo sát thực địa :
Thứ nhất, số người bình quân đi trên xe máy là 1,2 người/xe, xấp xỉ khảo sát của các nghiên cứu khác như: Tình huống Metro số 2 của Nguyễn Xuân Thành (2009) . Thứ hai, tỷ lệ người đi xe máy chiếm 92,23%, kế đến là ô tô chiếm 5,36%, xe buýt chỉ chiếm 2,41% (chưa bằng một nửa so với mức chung của toàn Thành phố 5,4%). Thứ ba, thống kê số liệu cho thấy lượng xe ô tô (4 và 7 chỗ) trên đoạn đường Nguyễn Văn Trỗi nhiều hơn trên đoạn đường Cộng Hịa, với tỷ lệ 1,5 (26/17, tính trung bình cho 1 phút). Điều này xảy ra là do đường Nguyễn Văn Trỗi thuộc khu vực nội thành hiện hữu của TPHCM. Hơn thế nữa, đây là tuyến đường nối giữa trung tâm TPHCM và sân bay Tân Sơn Nhất, là con đường mà khách đi máy bay thường xuyên đi qua. Trong khi đó, đường Cộng Hịa thuộc khu vực nội thành phát triển của TP.HCM.
Hạn chế của khảo sát: khảo sát này được thực hiện chỉ có 2 ngày là q ít. Về mặt
lý thuyết, để đảm bảo tính chính xác hơn thì khảo sát cần phải thực hiện với một mẫu đủ lớn (30 ngày trở lên) cho một địa điểm. Nhưng do giới hạn thời gian và nguồn lực, nên trong phân tích này chỉ khảo sát tượng trưng như vậy. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm bản thân với hơn 10 năm đi học và đi làm thường xuyên trên một phần của tuyến BRT số 1,33 tác giả bài viết này thấy rằng mức tăng lưu lượng tham gia giao thông trên tuyến qua hằng năm là đáng kể. Trong khi đó lưu lượng khách đi lại giữa các ngày trong tuần cũng như giữa các mùa trong năm khá ổn định.
Trong trường hợp dự án được triển khai cụ thể, một khảo sát chi tiết hơn cần được tiến hành. Tuy nhiên, để hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của vấn đề thiếu tin cậy của khảo sát, bài viết này sẽ tính tốn lượng khách tối thiểu sử dụng hệ thống BRT số 1 để dự án này đảm bảo tính khả thi về mặt kinh tế.
4.2.3. Dự báo lượng khách
Do khơng có điều kiện khảo sát và dự báo cụ thể cho tuyến đường này, do vậy bài viết này giả định tốc độ tăng trưởng lượt người tham gia lưu thông trên tuyến đường này bằng với tốc độ tăng trưởng lượt người đi lại chung của Thành phố giai đoạn 2010 – 2015 và 2015 - 2025 lần lượt là 6,69% và 3,85%.34
Theo tính tốn ở trên, tổng lượt người tham gia lưu thông trên tuyến đường BRT số 1 bình quân của các ngày khảo sát là 426.483 lượt. Do lượt người đi lại không thay đổi theo mùa, nên tác giả giả định bình quân lượt người đi lại trên tuyến này cho cả năm chính là con số nêu trên. Vậy, số người đi lại vào năm 2010 là 153,5 triệu lượt. Với tốc độ tăng trưởng lượt người trung bình như trên thì vào năm 2025 tổng lượt người tham gia lưu thông trên tuyến này sẽ là 309,5 triệu lượt.
Mục tiêu của Thành phố về cơ cấu giao thông xe máy, ô tô và công cộng vào năm 2025 lần lượt là 38%, 18% và 44%. Tuy nhiên MVA Asia (2010) dự báo cơ cấu đến
33 Lộ trình đi học và đi làm của tác giả, đi học: Lê Văn Thọ (Gò Vấp) đến Nguyên Văn Cừ (Quận 5); đi làm: Lê Văn Thọ (Gò Vấp) đến Nguyên Thông & Điện Biên Phủ (Quận 3).
năm 2025 cho xe máy, ô tô và công cộng lần lượt là 49%, 29% và 22%. Trong đó, cơ cấu vận tải hành khách công cộng sẽ là 15% cho BRT và 7% cho Metro.35 Để thận trọng, bài viết này giả định cơ cấu giao thông vào năm 2025 trên tuyến BRT số 1 tương tự cơ cấu dự báo của MVA Asia (2010).
Các số liệu hiện tại chỉ dự báo cơ cấu giao thông đến năm 2025, để dự báo nhu cầu giao thông đến năm 2030 nhằm phục cho các phân tích, bài viết giả định tốc độ tăng trưởng giao thông chung cho toàn tuyến trong giai đoạn 2025 đến 2031 vẫn là 3,85% và xu hướng thay đổi cơ cấu vẫn tương tự như 10 năm trước đó. Kết quả được tổng hợp trong Bảng 4-4.