6. Kết cấu của luận văn
2.2 Thu hút FDI theo ngành
Tính đến 31/12/2009 có 3.536 dự án đầu tư nước ngồi cịn hiệu lực tại Thành phố Hồ Chí Minh, với tổng vốn đầu tư là 27,39 tỷ USD. Về số lượng dự án, chiếm tỷ lệ cao nhất tập trung vào hai ngành công nghiệp - xây dựng với 1.714 dự án chiếm 48,47% với tổng vốn đầu tư là 8,85 tỷ USD tương đương 32,31%. Ngành kinh doanh bất động sản có 1.183 dự án, chiếm 33.45% tổng số dự án, với tổng vốn đầu tư là 12,79 tỷ USD chiếm 46,71%. Các ngành dịch vụ có 629 dự án, chiếm 17,79% trên tổng số dự án, với 5,73 tỷ USD - chiếm 20,9% tổng vốn đầu tư. Riêng các ngành nông, lâm, thủy, sản chỉ có 10 dự án, chiếm 0,29% dự án với tổng vốn đầu tư là 21 triệu USD chiếm 0,08% tổng vốn FDI.
Bảng 2.4: Dự án FDI còn hiệu lực đến 31/12/2009 tại TP. HCM phân theo ngành kinh tế
ĐVT: Nghìn USD
STT Ngành Số dự án Tỷ trọng
(%)
Số vốn đầu tư Tỷ trọng (%)
1 Công nghiệp – Xây dựng 1.714 48,47 8.850.664 32,31
2 Bất động sản 1.183 33.45 12.792.967 46,71
3 Dịch vụ 629 17,79 5.725.579 20,90
4 Nông, lâm, thủy sản 10 0,29 21.049 0,08
Cộng 3.536 100,00 27.390.259 100,00
Số dự án 1800 1600 1400 1200 1000 800 600 400 200 0 Số dự án CN – XD Bất động sản Dịch vụ N - L - TH sản Vốn đầu tư 14000000 12000000 10000000 8000000 6000000 4000000 2000000 0 Vốn đầu tư CN – XD Bất động sản Dịch vụ N - L - TH sản
Biểu đồ 2.4: Số dự án FDI cịn hiệu lực tính đến 31/12/2009
phân theo ngành tại TP.HCM
ĐVT: Dự án
Biểu đồ 2.5 : Vốn đầu tư của các dự án FDI cịn hiệu lực tính đến 31/12/2009
phân theo ngành tại TP.HCM
ĐVT: Nghìn USD
Theo số liệu thống kê trên đây, lĩnh vực kinh doanh bất động sản tuy đứng thứ hai về số lượng dự án, nhưng lại chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng vốn FDI còn hiệu lực đến 31/12/2009 vào thành phố Hồ Chí Minh. Đây là vấn đề cần phải lưu tâm đối với các nhà quản lý trong quá trình thu hút cũng như sử dụng bởi
những mặt trái của FDI trên lĩnh vực bất động sản và sẽ được phân tích cụ thể hơn ở phần đánh giá tác động của FDI của đề tài.
Hiện nay, TP.HCM đang chuyển trọng tâm đầu tư nước ngoài vào các ngành công nghệ cao thông qua các khu công nghiệp, các trung tâm phần mềm cũng như phát triển các loại hình dịch vụ khu đơ thị… để thu hút vốn đầu tư, công nghệ và lao động kỹ thuật từ nước ngoài, cũng như từ các địa phương khác trong nước, nhằm tạo ra động lực phát triển mới, thay đổi rõ rệt cơ cấu kinh tế của TP.HCM. Nhìn chung, cơ cấu kinh tế của Thành phố đã dần được chuyển dịch theo đúng hướng, nền kinh tế ngày càng thu hút lao động vào những gành nghề sử dụng lao động có tay nghề cao, sử dụng nhiều chất xám hơn là lao động phổ thông.