6. Kết cấu của luận văn
2.3 Thu hút FDI theo đối tácđầu tư
Nếu xét những dự án đầu tư trực tiếp nước ngồi cịn hiệu lực tính đến 31/12/2009 thì Malaysia vượt lên dẫn đầu về vốn đầu tư tại TP.HCM với tổng vốn đầu tư đạt 5,29 tỷ USD (19,32%) với 133 dự án (3,76%); Singapore đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư đạt trên 4,6 tỷ USD (11,26%), với 398 dự án (11,26%). Tiếp theo là Hongkong với 218 dự án (6,17%) với tổng vốn đầu tư đạt 3,5 tỷ USD (12,88%); Hàn Quốc với 764 dự án còn hiệu lực (21,61%), vốn đầu tư hơn 2,96 tỷ USD (10,82%); Đài Loan có 467 dự án với tổng vốn hơn 2 tỷ USD, chiếm 14,46% dự án, 7,62% vốn đầu tư; Nhật Bản với 363 dự án, chiếm 10,27% với vốn đầu tư đạt 2,04 tỷ USD (7,47%); Bristish Virgin Islands có 140 dự án chiếm 3,96%, với tổng vốn hơn 1,7 tỷ USD (6,23%)...
3 0
Bảng 2.5: Dự án FDI còn hiệu lực đến 31/12/2009 tại TP. HCM phân theo đối tác đầu tư
ĐVT: Nghìn USD
STT Đối tácđầu tư Số dự án Tỷ trọng (%) Số vốn đầu tư Tỷ trọng (%) 1 Malaysia 133 3.76 5.291.932 19.32 2 Singapore 398 11.26 4.630.552 16.91 3 Hongkong 218 6.17 3.527.602 12.88 4 Hàn Quốc 764 21.61 2.964.191 10.82 5 Đài Loan 467 13.21 2.087.307 7.62 6 Nhật Bản 363 10.27 2.045.637 7.47
7 Bristish Virgin Islands 140 3.96 1.706.706 6.23
8 Anh 79 2.23 936.192 3.42 9 Pháp 104 2.94 837.388 3.06 10 Hoa Kỳ 212 6.00 771.186 2.82 11 Hà Lan 48 1.36 535.003 1.95 12 Thụy Sỹ 36 1.02 476.931 1.74 13 Úc 87 2.46 191.319 0.70 14 Trung Quốc 75 2.12 169.384 0.62 15 Đức 52 1.47 129.196 0.47 16 Thái Lan 78 2.21 117.819 0.43 17 Canada 39 1.10 81.488 0.30 18 Philippines 21 0.59 78.556 0.29 19 Đan Mạch 31 0.88 75.824 0.28 20 Nga 17 0.48 71.086 0.26 21 Bỉ 21 0.59 34.320 0.13 22 Khác 153 4.33 630.639 2.30 Cộng 3.536 100,00 27.390.259 100,00
Nguồn: Niên giám thống kê 2009
Như vậy, nếu xét cơ cấu đầu tư theo địa lý, cho thấy sự vượt trội về vốn từ các quốc gia châu Á vào thành phố Hồ Chí Minh.
2.4 Đánh giá tác động của việc thu hút và sử dụng vốn FDI tại TP.HCM 2.4.1 Tác động tích cực
Qua hơn 20 năm triển khai thu hút vốn FDI, đến thời điểm 31/12/2009 TP.HCM hiện có 3.536 dự án cịn hiệu lực (chiếm 87,87% tổng dự án đã đăng ký) với số vốn đăng ký gần 27,4 tỷ USD. Giai đoạn “hưng thịnh” dòng vốn đổ vào ào ạt nhất là từ năm 2006 đến năm 2008 (thời điểm Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới - WTO) với con số đầu tư đạt mức kỷ lục: 1.322 dự án, tổng vốn đăng ký hơn 12,3 tỷ USD. Do khủng hoảng kinh tế toàn cầu, tổng vốn đầu tư thu hút trong năm 2009 (1,62 tỷ USD) thấp hơn nhiều so với năm 2008 (8,84 tỷ
3 1
USD). Điều đáng nói là về mặt cơ cấu vốn trong khi chúng ta mong đợi dòng tiền FDI đổ vào các ngành công nghiệp và dịch vụ để tạo ra giá trị gia tăng cho xã hội thì những năm gần đây, nguồn này lại chảy vào các dự án bất động sản, tạo ra nguy cơ đẩy giá bất động sản trở thành “bong bóng”, làm rối loạn thị trường. “Nóng” nhất là trong năm 2008, tổng vốn FDI đổ vào lĩnh vực bất động sản đến trên 7,7 tỷ USD, chiếm đến 92% tổng vốn đầu tư cấp phép cả năm.
Tuy nhiên, về góc độ hiệu quả kinh tế - xã hội, nguồn vốn FDI đã trở thành động lực cho tăng trưởng kinh tế. TP.HCM đã có nhiều cơng trình, dự án hiện đại trong các lĩnh vực khoa học, giáo dục, y tế từ nguồn vốn FDI. Cụ thể như các dự án đầu tư sản xuất vi mạch điện tử của tập đoàn Intel (vốn đăng ký 605 triệu USD, nay tăng lên thành 1,4 tỷ USD); khu đô thị đại học quốc tế Berjaya (vốn đăng ký 3,5 tỷ USD); khu công nghiệp phần mềm Thủ Thiêm (vốn đăng ký 1,2 tỷ USD).
Ngoài ra, các dự án FDI cũng góp phần phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, góp phần nâng cao đời sống của người dân. Đặc biệt, việc phát triển các khu chế xuất, khu công nghiệp đã biến đổi trên 3.500 ha từ đất nơng nghiệp hoang hóa, nhiễm mặn, nhiễm phèn, năng suất thấp thành đất cơng nghiệp có đủ cơ sở hạ tầng dịch vụ, giải quyết việc làm cho nhiều lao động ở TP.HCM và các tỉnh. Các dự án này đã đẩy nhanh q trình đơ thị hóa, giúp TP.HCM đạt tỷ lệ đơ thị hóa cao nhất nước.
Về tác động của FDI tới tăng trưởng kinh tế của TP.HCM, chúng ta kỳ vọng nhận được đầy đủ từ tác động trực tiếp thông qua kênh đầu tư cũng như hiệu ứng lan tỏa tích cực do FDI mang lại như tiếp cận được kỹ năng quản lý, chuyển giao công nghệ tiên tiến, tăng năng suất lao động, cải thiện nguồn nhân lực, thúc đẩy phát triển công nghiệp phụ trợ và gia tăng năng suất lao động do áp lực cạnh tranh của các thành phần kinh tế khác trong nền kinh tế.
Cụ thể, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thời gian qua đã có những đóng góp rất lớn cho sự phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố như sau:
2.4.1.1 Bổ sung nguồn vốn trong tổng vốn đầu tư của TP.HCM
Như trình bày tại chương I, vốn (tư bản) là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế. Một nền kinh tế muốn tăng trưởng nhanh cần phải
160000 140000 120000 100000 80000 Vốn ĐTPT Vốn FDI 60000 40000 20000 0 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009
có nhiều vốn, nguồn vốn trong nước lại hữu hạn, đặc biệt đối với các quốc gia đang phát triển do quy mơ tích luỹ đầu tư thấp, khó có thể đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư của nền kinh tế. Một khi nguồn vốn trong nước không đáp ứng được, nền kinh tế sẽ hướng đến nguồn vốn đầu tư nước ngồi, trong đó chủ yếu nhất vẫn là nguồn vốn FDI. Do những nguyên nhân chủ quan và khách quan, dòng vốn FDI vào Thành phố qua các giai đoạn có sự tăng giảm khác nhau. Tuy nhiên, xét về mức độ đóng góp thì FDI (vốn giải ngân) ln chiếm tỷ trọng nhất định trong tổng vốn đầu tư phát triển của TP. HCM.
Bảng 2.6: Vốn đầu tư của TP.HCM và nguồn vốn FDI qua các năm
ĐVT: Tỷ đồng Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 Vốn ĐT phát triển của TP.HCM 28.536 32.413 37.203 49.450 57.345 68.052 97.868 121.101 143.505 Vốn FDI của TP.HCM 8.377 7.342 5.812 8.560 9.518 11.117 15.970 22.427 26.609 Tỷ lệ vốn FDI so với Vốn ĐT TP.HCM (%) 29,36 22,65 15,62 17,31 16,60 16,34 16,32 18,52 18,54
Nguồn : Niên giám thống kê 2001-2009
Biểu đồ 2.6: Vốn đầu tư của TP.HCM và nguồn vốn FDI qua các năm
Chính nhờ có dịng vốn FDI mà TP.HCM đã có thể tận dụng được những nguồn vốn khác để tập trung vào phát triển cho những quận, huyện mà kinh tế cịn khó khăn nhằm tạo sự cân đối hài hịa trong tổng thể phát triển kinh tế, đồng thời có điều kiện giải quyết những vấn đề kinh tế - xã hội then chốt, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cơ bản, làm nền tảng trong sự nghiệp phát triển CNH - HĐH TP.HCM.
2.4.1.2 Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế TP.HCM
FDI là nguồn vốn bổ sung quan trọng đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển xã hội và tăng trưởng kinh tế. Sự năng động của nguồn vốn FDI giúp cho sự chuyển dịch cơ cầu kinh tế diễn ra với tốc độ nhanh. FDI góp phần làm thu hẹp, giảm tỷ trọng của một số ngành và thay đổi cơ cấu nội bộ ngành kinh tế theo hướng nâng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ. Từ khi tham gia vào môi trường đầu tư tại TP.HCM, vốn FDI đã tham gia vào hầu hết các ngành sản xuất cơng nghiệp. Đến nay FDI đã đóng góp 63% sản lượng xe có động cơ, 60% sản lượng thép cán, 76% sản lượng dụng cụ y tế chính xác, 55% sản lượng sợi các loại, 49% sản lượng giày da,... Qua đó giá trị sản xuất cơng nghiệp của khu vực FDI đã chiếm tỷ trọng rất cao trong công nghiệp của TP.HCM. Tốc độ tăng trưởng công nghiệp khu vực này cao hơn so với mức tăng trưởng công nghiệp chung của TP.HCM đã góp phần thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH – HĐH, đồng thời khu vực FDI cũng đã góp phần hình thành và phát triển khu cơng nghiệp, các khu cơng nghệ cao tại TP.HCM tương đối hài hịa và hiện đại.
60.00% 50.00% 40.00% 30.00% 20.00% 10.00% 0.00% 1995 2000 2006 2009
Nông nghiệp Công nghiệp Dịch vụ
Biểu đồ 2.7: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế TP.HCM
ĐVT: %
Nguồn: Cổng thông tin của TP.HCM
Qua đồ thị trên có thể thấy, do tác động của FDI, cơ cấu kinh tế TP.HCM cũng được điều chỉnh theo hướng ngày càng hợp lý hơn. Cơ cấu ngành công nghiệp – xây dựng tăng nhanh từ 38,5% năm 1995 lên 45,6% năm 2009, cơ cấu ngành nông – lâm nghiệp – thủy sản giảm dần từ 3,35% năm 1995 xuống còn 1,45% vào năm 2009. Cơ cấu kinh tế này được giữ vững ổn định cho đến thời điểm hiện nay. Trong nội bộ từng ngành kinh tế, FDI góp phần quan trọng trong việc chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành kinh tế theo chiều hướng tích cực. Trong các ngành công nghiệp, bên cạnh việc ứng dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất, các nhà đầu tư nước ngồi đã đầu tư vào những ngành cơng nghiệp kỹ thuật cao, công nghiệp sử dụng hàm lượng khoa học công nghệ cao như: công nghiệp phần mềm, điện tử tin học, công nghiệp dược phẩm…Trong lĩnh vực dịch vụ, FDI đầu tư vào phát triển hệ thống bán lẻ như siêu thị, trung tâm thương mại và từng bước nâng cao thị phần của hệ thống bán lẻ hiện đại trong tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ trên địa bàn TP.HCM.
2.4.1.3 Thúc đẩy việc chuyển giao cơng nghệ và tạo hiệu ứng lan tỏa tích cực đến các thành phần kinh tế khác
Thực tiễn cho thấy hầu hết các công nghệ mới và hiện đại được du nhập vào các nước đang phát triển chủ yếu thông qua đầu tư trực tiếp nước ngồi bởi vì khả năng tự nhập khẩu công nghệ tiên tiến hoặc nghiên cứu để phát minh sang chế đối
với các nước đang phát triển còn rất hạn chế, chủ yếu là do thiếu vốn. Do vậy, kênh chuyển giao công nghệ quan trọng nhất để phục vụ cho quá trình CNH – HĐH đất nước chính kênh FDI. Chuyển giao công nghệ thông qua FDI như là động lực thúc đẩy tăng trưởng bền vững nền kinh tế, nó làm rút ngắn thời kỳ cơng nghiệp hoá của các nước đang phát triển. Mặt khác, thông qua chuyển giao công nghệ từ kênh FDI, các nước nhận đầu tư còn tiếp thu được kinh nghiệm quản lý hiện đại từ nước đầu tư để áp dụng một cách có hiệu quả cho sự tăng trưởng bền vững nền kinh tế.
Đối với TP.HCM, FDI đã góp phần thúc đẩy việc chuyển giao cơng nghệ vào môi trường đầu tư của Thành phố, thông qua các ngành như viễn thơng, bưu chính, hóa chất, cơ khí chế tạo, điện tử,… Nhìn chung, trình độ cơng nghệ tại khu vực FDI hiện tại đạt mức độ cao hơn hoặc bằng với những trang thiết bị tiên tiến đã có trong nước, và ở mức tương đương với các nước trong khu vực. Với sự tác động từ khu vực có vốn FDI thông qua chuyển giao công nghệ và phương thức quản lý tiên tiến đã tạo nên sức ảnh hưởng mạnh mẽ đến các thành phần kinh tế khác trong nước, tạo ra hiệu ứng lan toả buộc họ phải không ngừng đổi mới công nghệ và phương thức quản lý để nâng cao sức cạnh tranh cho các sản phẩm và dịch vụ cung ứng trên thị trường trong và ngoài nước.
2.4.1.4 Tham gia mạng lưới sản xuất tồn cầu và mở rộng quan hệ đối ngoại
Các cơng ty đa quốc gia thường thiết lập mạng lưới sản xuất kinh doanh tồn cầu, phân bổ cơ sở của mình trên nhiều nước trên thế giới. Do vậy, khi thu hút FDI từ các công ty này, các quốc gia không chỉ nhận được lợi ích từ chính các doanh nghiệp đầu tư nước ngồi mà cịn tham gia vào quy trình sản xuất tồn cầu thơng qua các công ty đa quốc gia này. Hơn nữa, thông qua thu hút nguồn vốn FDI đã góp phần tạo ra sự tin tưởng cho các quốc gia trên thế giới về một nền chính trị ổn định, nền kinh tế thị trường tương đối phát triển ở Việt Nam. Quan hệ kinh tế đối ngoại giữa Việt Nam nói chung và TP.HCM nói riêng với các trên thế giới ngày càng mở rộng, đã ký nhiều hiệp ước quan trọng (thành viên chính thức khối ASEAN, APEC, ASEM, và thành viên 150 của WTO), thúc đẩy Việt Nam trên
con đường hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, đẩy nhanh tiến trình tự do hóa thương mại và đầu tư.
2.4.1.5 Góp phần phát triển cơ sở hạ tầng, tạo việc làm và giảm nghèo
Các KCX, KCN đã triển khai giải tỏa mặt bằng, xây dựng cơ sở hạ tầng, biến đổi trên 3.500 ha đất nơng nghiệp hoang hóa nhiễm mặn nhiễm phèn, năng suất thấp thành đất công nghiệp có đủ điện nước, đường giao thông, cơ sở dịch vụ… Sự phát triển thành công của các KCN, KCX đang đóng góp tích cực cho cơng cuộc CNH - HĐH của TP.HCM.
Khu vực có vốn FDI đã đóng góp tích cực trong việc thu hút và giải quyết việc làm cho người lao động, góp phần giải quyết vấn đề nan giải về tình trạng khủng hoảng thừa lao động tại TP.HCM. Qua đó, cải thiện đời sống người lao động, tăng mức GDP tính theo đầu người cao hơn so với thời kỳ trước đây. Đồng thời, qua việc tham gia vào các doanh nghiệp vốn FDI, lực lượng lao động tại TP.HCM cũng đã từng bước hình thành kỹ năng quản lý tiên tiến, trình độ kỹ thuật và tay nghề cao, tác phong công nghiệp hiện đại…
Bảng 2.7: Số lao động tại TP. HCM và tại các DN FDI (2004-2009) 2009) ĐVT: Người 2004 2005 2006 2007 2008 2009 TP. HCM 5.770.671 6.237.396 6.715.166 7.376.939 8.257.948 9.317.642 DN FDI 1.044.851 1.220.616 1.445.374 1.685.861 1.829.473 2.014.318 Tỷ lệ (%) 18,11 19,57 21,52 22,85 22,15 21,61
Nguồn : Niên giám thống kê 2009
Với nguồn vốn FDI thu hút và sử dụng tại TP.HCM đã tạo công ăn việc làm cho người lao động trên địa bàn và các tỉnh lân cận, trong số đó nhiều người có thu nhập tương đối cao. Tại các DN FDI, thu nhập của người lao động có sự chênh lệch lớn giữa người lao động gián tiếp và lao động trực tiếp, giữa các ngành khác nhau. Những ngành như than, thép, hóa chất, xăng dầu, thuốc lá, rượu bia nước giải khát, sữa, nhựa… có thu nhập bình qn 4 - 5,4 triệu đồng/người/tháng. Trong khi các ngành dệt may, da giày, cơ khí… có thu nhập bình quân từ 800
ngàn đồng đến 1,2 triệu đồng/người/tháng. Tuy nhiên, nhìn chung lao động làm việc tại các doanh nghiệp FDI thơng thường có mức thu nhập cao hơn hẳn so với các thành phần kinh tế khác. Ngoài ra, do đặc thù của các doanh nghiệp FDI nên lao động được nhận vào sẽ được đào tạo về kỹ năng và chun mơn, từ đó ln có tác phong cơng nghiệp, kỹ năng và tay nghề cao hơn mức trung bình. Về mặt lý thuyết, tác động tích cực của các doanh nghiệp FDI đối với nguồn nhân lực còn thể hiện thông qua mối quan hệ hai chiều giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp Việt Nam, điều này sẽ được làm rõ hơn trong phần phân tích tác động lan tỏa của tại Chương Ba.
Nhìn chung, FDI đã tác động mạnh đến nguồn nhân lực của TP.HCM thông qua việc tăng cầu lao động, giảm bớt nạn thất nghiệp, giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho người lao động; góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ lao động và thúc đẩy sự cạnh tranh của thị trường lao động trên địa bàn Thành phố. Đời sống của người dân đã từng bước được nâng cao, thể hiện qua tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí 6 triệu đồng/người/năm chỉ còn 1,9% vào năm 2007 và với tiêu chí này đến cuối năm 2008 thì cơ bản Thành phố khơng cịn hộ nghèo. Năm 2010 cơ bản