ĐVT: Tỷ đồng Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 Vốn ĐT phát triển của TP.HCM 28.536 32.413 37.203 49.450 57.345 68.052 97.868 121.101 143.505 Vốn FDI của TP.HCM 8.377 7.342 5.812 8.560 9.518 11.117 15.970 22.427 26.609 Tỷ lệ vốn FDI so với Vốn ĐT TP.HCM (%) 29,36 22,65 15,62 17,31 16,60 16,34 16,32 18,52 18,54
Nguồn : Niên giám thống kê 2001-2009
Biểu đồ 2.6: Vốn đầu tư của TP.HCM và nguồn vốn FDI qua các năm
Chính nhờ có dịng vốn FDI mà TP.HCM đã có thể tận dụng được những nguồn vốn khác để tập trung vào phát triển cho những quận, huyện mà kinh tế cịn khó khăn nhằm tạo sự cân đối hài hịa trong tổng thể phát triển kinh tế, đồng thời có điều kiện giải quyết những vấn đề kinh tế - xã hội then chốt, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cơ bản, làm nền tảng trong sự nghiệp phát triển CNH - HĐH TP.HCM.
2.4.1.2 Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế TP.HCM
FDI là nguồn vốn bổ sung quan trọng đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển xã hội và tăng trưởng kinh tế. Sự năng động của nguồn vốn FDI giúp cho sự chuyển dịch cơ cầu kinh tế diễn ra với tốc độ nhanh. FDI góp phần làm thu hẹp, giảm tỷ trọng của một số ngành và thay đổi cơ cấu nội bộ ngành kinh tế theo hướng nâng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ. Từ khi tham gia vào môi trường đầu tư tại TP.HCM, vốn FDI đã tham gia vào hầu hết các ngành sản xuất cơng nghiệp. Đến nay FDI đã đóng góp 63% sản lượng xe có động cơ, 60% sản lượng thép cán, 76% sản lượng dụng cụ y tế chính xác, 55% sản lượng sợi các loại, 49% sản lượng giày da,... Qua đó giá trị sản xuất cơng nghiệp của khu vực FDI đã chiếm tỷ trọng rất cao trong công nghiệp của TP.HCM. Tốc độ tăng trưởng công nghiệp khu vực này cao hơn so với mức tăng trưởng công nghiệp chung của TP.HCM đã góp phần thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH – HĐH, đồng thời khu vực FDI cũng đã góp phần hình thành và phát triển khu cơng nghiệp, các khu công nghệ cao tại TP.HCM tương đối hài hòa và hiện đại.
60.00% 50.00% 40.00% 30.00% 20.00% 10.00% 0.00% 1995 2000 2006 2009
Nông nghiệp Công nghiệp Dịch vụ
Biểu đồ 2.7: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế TP.HCM
ĐVT: %
Nguồn: Cổng thông tin của TP.HCM
Qua đồ thị trên có thể thấy, do tác động của FDI, cơ cấu kinh tế TP.HCM cũng được điều chỉnh theo hướng ngày càng hợp lý hơn. Cơ cấu ngành công nghiệp – xây dựng tăng nhanh từ 38,5% năm 1995 lên 45,6% năm 2009, cơ cấu ngành nông – lâm nghiệp – thủy sản giảm dần từ 3,35% năm 1995 xuống còn 1,45% vào năm 2009. Cơ cấu kinh tế này được giữ vững ổn định cho đến thời điểm hiện nay. Trong nội bộ từng ngành kinh tế, FDI góp phần quan trọng trong việc chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành kinh tế theo chiều hướng tích cực. Trong các ngành công nghiệp, bên cạnh việc ứng dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất, các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào những ngành công nghiệp kỹ thuật cao, công nghiệp sử dụng hàm lượng khoa học công nghệ cao như: công nghiệp phần mềm, điện tử tin học, công nghiệp dược phẩm…Trong lĩnh vực dịch vụ, FDI đầu tư vào phát triển hệ thống bán lẻ như siêu thị, trung tâm thương mại và từng bước nâng cao thị phần của hệ thống bán lẻ hiện đại trong tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ trên địa bàn TP.HCM.
2.4.1.3 Thúc đẩy việc chuyển giao cơng nghệ và tạo hiệu ứng lan tỏa tích cực đến các thành phần kinh tế khác
Thực tiễn cho thấy hầu hết các công nghệ mới và hiện đại được du nhập vào các nước đang phát triển chủ yếu thông qua đầu tư trực tiếp nước ngồi bởi vì khả năng tự nhập khẩu cơng nghệ tiên tiến hoặc nghiên cứu để phát minh sang chế đối
với các nước đang phát triển còn rất hạn chế, chủ yếu là do thiếu vốn. Do vậy, kênh chuyển giao công nghệ quan trọng nhất để phục vụ cho quá trình CNH – HĐH đất nước chính kênh FDI. Chuyển giao công nghệ thông qua FDI như là động lực thúc đẩy tăng trưởng bền vững nền kinh tế, nó làm rút ngắn thời kỳ cơng nghiệp hố của các nước đang phát triển. Mặt khác, thơng qua chuyển giao công nghệ từ kênh FDI, các nước nhận đầu tư còn tiếp thu được kinh nghiệm quản lý hiện đại từ nước đầu tư để áp dụng một cách có hiệu quả cho sự tăng trưởng bền vững nền kinh tế.
Đối với TP.HCM, FDI đã góp phần thúc đẩy việc chuyển giao công nghệ vào môi trường đầu tư của Thành phố, thông qua các ngành như viễn thơng, bưu chính, hóa chất, cơ khí chế tạo, điện tử,… Nhìn chung, trình độ cơng nghệ tại khu vực FDI hiện tại đạt mức độ cao hơn hoặc bằng với những trang thiết bị tiên tiến đã có trong nước, và ở mức tương đương với các nước trong khu vực. Với sự tác động từ khu vực có vốn FDI thông qua chuyển giao công nghệ và phương thức quản lý tiên tiến đã tạo nên sức ảnh hưởng mạnh mẽ đến các thành phần kinh tế khác trong nước, tạo ra hiệu ứng lan toả buộc họ phải không ngừng đổi mới công nghệ và phương thức quản lý để nâng cao sức cạnh tranh cho các sản phẩm và dịch vụ cung ứng trên thị trường trong và ngoài nước.
2.4.1.4 Tham gia mạng lưới sản xuất toàn cầu và mở rộng quan hệ đối ngoại
Các công ty đa quốc gia thường thiết lập mạng lưới sản xuất kinh doanh tồn cầu, phân bổ cơ sở của mình trên nhiều nước trên thế giới. Do vậy, khi thu hút FDI từ các công ty này, các quốc gia không chỉ nhận được lợi ích từ chính các doanh nghiệp đầu tư nước ngồi mà cịn tham gia vào quy trình sản xuất tồn cầu thơng qua các công ty đa quốc gia này. Hơn nữa, thông qua thu hút nguồn vốn FDI đã góp phần tạo ra sự tin tưởng cho các quốc gia trên thế giới về một nền chính trị ổn định, nền kinh tế thị trường tương đối phát triển ở Việt Nam. Quan hệ kinh tế đối ngoại giữa Việt Nam nói chung và TP.HCM nói riêng với các trên thế giới ngày càng mở rộng, đã ký nhiều hiệp ước quan trọng (thành viên chính thức khối ASEAN, APEC, ASEM, và thành viên 150 của WTO), thúc đẩy Việt Nam trên
con đường hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, đẩy nhanh tiến trình tự do hóa thương mại và đầu tư.
2.4.1.5 Góp phần phát triển cơ sở hạ tầng, tạo việc làm và giảm nghèo
Các KCX, KCN đã triển khai giải tỏa mặt bằng, xây dựng cơ sở hạ tầng, biến đổi trên 3.500 ha đất nơng nghiệp hoang hóa nhiễm mặn nhiễm phèn, năng suất thấp thành đất công nghiệp có đủ điện nước, đường giao thông, cơ sở dịch vụ… Sự phát triển thành công của các KCN, KCX đang đóng góp tích cực cho cơng cuộc CNH - HĐH của TP.HCM.
Khu vực có vốn FDI đã đóng góp tích cực trong việc thu hút và giải quyết việc làm cho người lao động, góp phần giải quyết vấn đề nan giải về tình trạng khủng hoảng thừa lao động tại TP.HCM. Qua đó, cải thiện đời sống người lao động, tăng mức GDP tính theo đầu người cao hơn so với thời kỳ trước đây. Đồng thời, qua việc tham gia vào các doanh nghiệp vốn FDI, lực lượng lao động tại TP.HCM cũng đã từng bước hình thành kỹ năng quản lý tiên tiến, trình độ kỹ thuật và tay nghề cao, tác phong công nghiệp hiện đại…