6. Kết cấu của luận văn
3.4 đánh giá kết quả hồi quy mơ hình
3.4.3 Đánh giá về ảnh hưởng của lĩnh vực kinh doanh
Phương trình hồi quy của mơ hình xét theo lĩnh vực kinh doanh có dạng như sau:
nangsuat = 3,607 + 1,601E-5 cuongdovon + 33,374 quimo + 0,068 trinhdo – 0,747 Dlinhvuc (c)
Theo giả thuyết nếu là lĩnh vực sản xuất, Dlinhvuc sẽ nhận giá trị 1, phương trình (c) được viết lại như sau:
nangsuat = 3,607 + 1,601E-5 cuongdovon + 33,374 quimo + 0,068 trinhdo – 0,747 x (1)
nangsuat = 2,86 + 1,601E-5 cuongdovon + 33,374 quimo + 0,068
trinhdo (d)
Tương tự, nếu là là lĩnh vực dịch vụ, Dlinhvuc sẽ nhận giá trị 0, phương trình (c) được viết lại như sau:
nangsuat = 3,607 + 1,601E-5 cuongdovon + 33,374 quimo + 0,068 trinhdo – 0,747 x (0)
nangsuat = 3,607 + 1,601E-5 cuongdovon + 33,374 quimo + 0,068
trinhdo (d’)
So sánh, ta có (d’) > (d). Điều này chứng tỏ các doanh nghiệp trong lĩnh vực dịch vụ đóng góp nhiều hơn lĩnh vực sản xuất cho gia tăng năng suất lao động của các doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh. Kết luận này có thể do trong giai đoạn vừa qua hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất chủ yếu là gia công và lắp ráp sản phẩm, không đầu tư nhiều về công nghệ tiên tiến, trong khi ở lĩnh vực dịch vụ, nhất là các ngành như ngân hàng chẳng hạn, ngày càng trang bị phương tiện hiện đại phục vụ kinh doanh, tạo ra năng suất và hiệu quả cao cho nền kinh tế. Điều này cũng phù hợp với định hướng chung của chính quyền Thành phố về cơ cấu kinh tế trong thời gian qua là tăng dần tỷ trọng các ngành dịch vụ, công nghệ
cao, đồng thời giảm dần các doanh nghiệp sản xuất tiêu thụ nhiều năng lượng và gây ô nhiễm môi trường.
Kết luận chương III
Qua kết quả kiểm định hồi quy các mơ hình cho thấy tất cả các biến độc lập đều có ý nghĩa thống kê, thứ tự về mức độ tác động của các biến độc lập đến năng suất lao động là tương đối giống nhau giữa các mơ hình. Tuy nhiên, kết quả ước lượng cho thấy các biến đưa vào mơ hình giải thích cho năng suất lao động của doanh nghiệp ở một mức độ khá tốt do các giá trị R2 – hiệu chỉnh thu được trên mức trung bình.
Đóng góp của khu vực FDI cho gia tăng năng suất lao động của các doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh so với khu vực trong nước thời gian quan dường như không đáp ứng được những kỳ vọng của chính quyền các cấp.
Lĩnh vực dịch vụ đóng góp nhiều hơn lĩnh vực sản xuất cho gia tăng năng suất lao động của các doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh.
Mặt khác, sự xuất hiện của các doanh nghiệp FDI cịn có những tác động tiêu cực cho nền kinh tế mà một trong số đó có thể kể đến là việc du nhập cơng nghệ lạc hậu không những làm ảnh hưởng lớn đến năng suất lao động nói chung mà gây tác hại đến mơi trường thiên nhiên. Hơn nữa, nếu như chính quyền các cấp khơng kịp thời có những biện pháp phù hợp, hoạt động chuyển giá sẽ ngày càng diễn biến phức tạp, tạo ảnh hưởng xấu cho nền kinh tế, gây thất thu ngân sách nhà nước và làm giảm đi sự nghiêm minh của pháp luật.
Chương IV
THẢO LUẬN VỀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP NHẰM THU HÚT FDI CHO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NỀN KINH TẾ
4.1 Thảo luận về kết quả nghiên cứu
Đánh giá được tác động của FDI tới tăng trưởng sẽ là cơ sở cho việc xây dựng chính sách nhằm tối đa hóa những lợi ích mà FDI mang lại. Cho đến nay các kênh và cơ chế tác động của FDI tới tăng trưởng của thành phố Hồ Chí Minh hầu như vẫn chưa được nghiên cứu một cách kỹ lưỡng. Kết quả nghiên cứu trong đề tài này nhằm đóng góp, bổ sung cho sự thiếu hụt đó.
Dựa trên cơ sở lý thuyết được nêu tại Chương I, bằng phương pháp tiếp cận chuỗi thời gian, so sánh, phân tích, tổng hợp, Chương II đã cho thấy trong giai đoạn vừa qua, tình hình thu hút và sử dụng vốn FDI tại TP. HCM đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ. Mặc dù vậy, diễn biến về thu hút và thực hiện FDI từ năm 1988 đến nay còn một số điểm đáng chú ý như sau:
Sự biến động thất thường của dịng vốn FDI chỉ ra chính sách đầu tư nước ngồi của Việt Nam tuy khơng kém hấp dẫn so với một số nước trong khu vực và trên thế giới, nhưng hiệu lực và tính thực thi thấp có thể là một nguyên nhân làm giảm dịng vốn FDI đăng ký và gây khó khăn cho việc giải ngân nguồn vốn này. Hơn nữa, vốn giải ngân chiếm tỷ trọng thấp so với vốn đăng ký có thể xuất phát từ nguyên nhân chủ quan từ phía các nhà đầu tư do tiềm lực yếu, do muốn “xí chỗ” hoặc có thể do nguyên nhân khách quan từ khả năng hấp thụ nguồn vốn FDI của nền kinh tế, công tác bồi thường giải tỏa...
Quy mơ dự án nhỏ có thể là kết quả của chính sách phân cấp đăng ký đầu tư cho các địa phương, nhưng cũng có thể là do các nhà đầu tư chưa thật sự tin tưởng hoặc sợ phải đối mặt với rủi ro trong môi trường kinh doanh luôn thay đổi. Dự án có quy mơ vốn nhỏ ngồi việc đóng góp ít vào tổng vốn đầu tư của nền kinh tế, còn là một dấu hiệu khơng tốt nếu xét về góc độ chuyển giao công nghệ và phổ biến kiến thức.
6 0
Tại các nước đang phát triển, năng suất lao động của khu vực có vốn FDI thường ở mức cao, đồng thời được mong đợi sẽ lan toả ra các khu vực khác trong nền kinh tế. Vấn đề này đã được kiểm định thông qua các nghiên cứu tại nhiều