Thực trạng rủi ro tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng Đầu tư

Một phần của tài liệu (Trang 44)

4. Cấu trúc nội dung nghiên cứu

2.3 Thực trạng rủi ro tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng Đầu tư

Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam.

Biểu 2.6 Cơ cấu tín dụng tại BIDV năm 2009

(Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2009, BIDV)

Doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm phần lớn trong cơ cấu tín dụng của BIDV tới 65%, kế đến là cho vay các doanh nghiệp quốc doanh 21%, cho vay lĩnh vưc tư nhân cá thể chỉ chiếm có 11% trên tổng dư nợ của BIDV. Như vậy rủi ro trong hoạt động tín dụng của BIDV chủ yếu đến từ cho vay khối khách hàng doanh nghiệp. Trong khối khách hàng doanh nghiệp của BIDV thì doanh nghiệp ngồi quốc doanh chiếm phần lớn với tỷ lệ 65%, doanh nghiệp quốc doanh cũng chiếm tỷ lệ tương đối lớn là 21%, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi chỉ chiếm có 3%.

Bảng 2.5 Chất lượng tín dụng doanh nghiệp tại BIDV năm 2005-2009

Đơn vị: Tỷ VNĐ

Chỉ tiêu

Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Tuyệt đối %/tổng dư nợ Tuyệt đối %/tổng dư nợ Tuyệt đối %/tổng dư nợ Số tuyệ đối %/tổng dư nợ Số tuyệ đối %/tổng dư nợ Nợ đủ tiêu chuẩn 13.337 18,6% 40.837 50,1% 71.914 69,1% 101.186 74,4% 139.317 79,2% Nợ cần chú ý 34.594 48,3% 32.219 39,5% 27.583 26,5% 30.817 22,7% 31.373 17,8% Nợ dưới tiêu chuẩn 15.925 22,2% 6.152 7,5% 3.337 3,2% 2.744 2,0% 3.364 1,9% Nợ nghi ngờ 3.993 5,6% 294 0,4% 166 0,2% 381 0,3% 783 0,4% Nợ có khả năng mất vốn 3.754 5,2% 2.044 2,5% 1.014 1,0% 807 0,6% 1.022 0,6% Tổng 71.603 100% 81.546 100% 104.014 100% 135.935 100% 175.859 100% Nợ xấu 23.672 33,1% 8.490 10,4% 4.517 4,3% 3.932 2,9% 5.169 2,9%

(Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2009, BIDV)

(Ghi chú: Số liệu trên chỉ bao gồm dư nợ của khách hàng là doanh nghiệp)

Tỷ lệ nợ xấu năm 2005 theo đánh giá của BIDV khi thực hiện theo điều 6 QĐ 493 là 33,1% một con số tương đối cao.

Năm 2006, BIDV thực hiện phân loại khách hàng theo điều 7 QĐ 493. Đối tượng xếp hạng theo hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ là những khách hàng có dư nợ từ 5 tỷ đồng trở lên, tỷ lệ nợ xấu đối với riêng khách hàng doanh nghiệp của BIDV năm 2006 đã giảm xuống đáng kể còn 10,4% . Đến năm 2007, BIDV tiếp tục triển khai và hồn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, mở rộng xếp hạng tín dụng đối với tồn bộ nền khách hàng doanh nghiệp đủ điều kiện xếp hạng tín dụng nội bộ. Điều này đã giúp BIDV kiểm sốt được chặt chẽ danh mục tín dụng theo thơng lệ quốc tế, chất lượng tín dụng ngày càng nâng cao, nợ xấu của khối khách hàng doanh nghiệp của BIDV giảm cịn 4,3%. Đây chính là kết quả của việc BIDV đã triển khai đồng bộ nhiều biện pháp nhằm kiểm soát và giảm thiểu nợ xấu như: đánh giá khách hàng và phân loại nợ chính xác theo thơng lệ quốc tế; kiểm sốt chặt chẽ chất lượng tín dụng tới từng khoản vay, từng khách hàng; hạn chế cho vay những khách hàng có nợ xấu; tích cực đơn đốc thu hồi nợ xấu; xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ; cơ cấu lại các khoản nợ, xử lý rủi ro

và bán nợ… Trong đó ngun nhân chính làm cho nợ xấu năm 2007 có sự giảm mạnh là thu hồi nợ.

- Xử lý rủi ro 1.794 tỷ đồng chiếm 21,2% tổng nợ xấu, giảm chủ yếu là do các biện pháp tự thu nợ chứ khơng phải bằng biện pháp chính là xử lý rủi ro.

- Chuyển nhóm nợ xấu lên nợ nhóm 1, 2 là 3.247 tỷ đồng, chiếm 38,4% tổng nợ xấu giảm năm 2007 do trong năm 2006 và 2007 nền kinh tế của nước ta tăng trưởng mạnh, tác động tích cực đến hoạt động của các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, bằng việc xác định rõ nguyên nhân phát sinh nợ xấu của các khách hàng, BIDV đã đưa ra biện pháp hỗ trợ kịp thời đối với các doanh nghiệp có triển vọng phát triển tốt và có thiện chí trả nợ góp phần giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn và trả được nợ ngân hàng. - Đối với những khoản nợ khơng có khả năng thu hồi, BIDV kiên quyết chuyển xuống nhóm 5 để xử lý rủi ro làm sạch bảng cân đối tài sản.

- Bán nợ: BIDV đã triển khai mạnh mẽ và quyết liệt công tác bán các khoản nợ xấu và một số khoản nợ có dấu hiệu khó thu hồi cho Cơng ty Mua bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp và các đơn vị khác, góp phần làm giảm nợ xấu nội bảng và tận thu nợ ngoại bảng, tăng đáng kể lợi nhuận ngân hàng. Tổng dư nợ gốc bán trong năm 2007 là 1.157,4 tỷ đồng với tổng giá bán là 480 tỷ đồng, bình quân đạt 41,5% dư nợ gốc. Tổng dư nợ gốc bán trong năm 2007 cao gấp 21 lần năm 2006 và số thu từ bán nợ năm 2007 cao gấp 16 lần năm 2006.

- Công tác miễn giảm lãi treo tồn đọng được sử dụng là một biện pháp nhằm khuyến khích khách hàng trả hết nợ gốc góp phần làm lành mạnh hố tài chính ngân hàng. Tổng số nợ miễn giảm năm 2007 trên 712 tỷ đồng.

- Tỷ lệ nợ nhóm 2 đã giảm nhưng vẫn chiếm tỷ trọng cao trên tổng dư nợ. Mặc dù BIDV đã thực hiện phân loại khách hàng ngay khi bắt đầu có quan hệ để có những chính sách định hướng quan hệ tín dụng phù hợp với từng đối tượng khách hàng. Chỉ cho vay mới đối với những khách hàng xếp nhóm 1 (khách hàng có tiềm lực tài chính mạnh và đảm bảo khả năng trả nợ).

đáng kể đặc biệt là trong năm 2007 tỷ lệ nợ xấu giảm từ 10,4% năm 2006 xuống còn 4,3% năm 2007 và năm 2008 xuống còn 2,9%, năm 2009 là 2,9%. Đặc biệt nợ nhóm 2 đã giảm đáng kể, năm 2005 tỷ lệ nợ nhóm 2 đối với khối khách hàng doanh nghiệp là 48,3% nhưng đến năm 2009 tỷ lệ nợ nhóm 2 đã giảm xuống cịn 17,8%.

Những kết quả vô cùng to lớn trên đây là không thể phủ nhận những nỗ lực của BIDV đang cố gắng nâng cao chất lượng tín dụng, kiểm sốt nợ xấu. Tuy nhiên trên đây chỉ là những con số báo cáo thể hiện trên bảng cân đối tại thời điểm 31/12 cuối mỗi năm. Một vấn đề đặt ra là trong suốt thời gian từ ngày 1/1 đến thời điểm 30/12 hàng năm thì chất lượng tín dụng thực sự là như thế nào? Đây là vấn đề vô cùng nhạy cảm và chỉ có thể nói bản thân tự cán bộ QHKH, bản thân từng chi nhánh riêng lẻ mới biết được thực trạng nợ xấu của mình đến đâu và ở mức độ nào. Một thực tế đang diễn ra là hiện tượng đảo nợ vẫn còn tồn tại, đây là hiện tượng tương đối phổ biến tại mỗi chi nhánh của BIDV, việc đảo nợ thường diễn ra vào tháng 12 hàng năm nhằm mục đích thời điểm 31/12 khách hàng chuyển lên nợ nhóm 1 và làm ra lợi nhuận cho Ngân hàng nhưng thực chất lợi nhuận này là từ tiền của chính Ngân hàng (khi cho vay đảo nợ thì lãi nhập gốc cho vay thành khoản mới). Để minh chứng cho điều này bây giờ chúng ta xem xét một chi nhánh BIDV Tây Sài Gòn cụ thể trên địa bàn TPHCM (được thành lập từ năm 2003).

Bảng 2.6 Chất lượng tín dụng tại chi nhánh BIDV Tây Sài Gịn trên địa bàn TPHCM

Đơn vị: Tỷ VNĐ

Chỉ tiêu

Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Năm 2010 T 11 T 12 T 11 T 12 T 11 T 12 T 11 T 12 T 11 T 12 T 9 Dư nợ tín dụng 1.518 1.580 1.715 1.716 1.469 1.627 1.832 1.878 2.223 2.247 2.346 Tỷ lệ nợ quá hạn 0.24% 0.11% 0.11% 0% 3.08% 1.8% 3.9% 1.2% 19.8% 10.4% 71.8% Tỷ lệ nợ xấu 6% 9% 13% 15% 7.6% 6.8% 6.1% 0.6% 9.8% 8.6% 19.62% Dư lãi treo 0.5 0.4 3.15 10 10 10 52.34 10.28 50.56 35.65 217.5 Lợi nhuận

trước DPRR 26.4 30.6 32.2 37.5 51.4 71.8 6.56 54 7 28 -112.8

Đây là kết quả hoạt động kinh doanh của một chi nhánh BIDV trên địa bàn TPHCM được thành lập năm 2003. Chúng ta nhận thấy năm 2005, 2006, 2007 kết quả kinh doanh của Chi nhánh này tương đối tốt về mặt số liệu báo cáo, tuy nhiên sang năm 2008 thì Chi nhánh có sự chênh lệch về kết quả hoạt động kinh doanh tương đối lớn, chỉ trong vòng 1 tháng tỷ lệ nợ quá hạn giảm từ 3,9% xuống còn 1,2%, tỷ lệ nợ xấu giảm từ 6,1% xuống còn 0,6%, số dư lãi treo giảm mạnh từ 52,34 tỷ xuống cịn 10,28 tỷ đồng và kéo theo đó là lợi nhuận tăng đột biến từ 6,56 tỷ đồng lên 54 tỷ đồng. Vấn đề đặt ra ở đây là liệu những số liệu trên có phản ánh đúng thực chất tín dụng của chi nhánh này hay khơng? Khi chỉ trong một tháng chi nhánh đã thu được 42 tỷ đồng lãi treo và tỷ lệ nợ xấu giảm từ 6,1% xuống chỉ cịn 0,6%? Sang năm 2009 tình hình hoạt động kinh doanh của Chi nhánh đã giảm sút rất nhiều, dư nợ thì tăng lên nhưng lợi nhuận giảm đi 50% so với năm trước, tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn tăng cao, lãi treo không thu được tăng lên. Lý do ở đây là trong năm 2009 BIDV triển khai toàn hệ thống dự án TA2, theo dự án này thì quy trình tín dụng được thay đổi hồn tồn, khâu tín dụng được tách bạch riêng biệt thành quan hệ khách hàng và quản trị tín dụng (trước kia là chỉ có một khâu cán bộ tín dụng làm tồn bộ hồ sơ từ khâu tiếp nhận đến khâu giải ngân và quản lý hồ sơ), do đó những khoản nợ xấu bắt đầu hiện ra và không thể che dấu được nữa. Hậu quả có thể thấy rõ ở năm 2010, 9 tháng đầu năm tỷ lệ nợ quá hạn chiếm tới 71,8% (tương đương 1.684 tỷ đồng), nợ xấu chiếm 19.62%, số dư lãi treo không thu hồi được lên tới 217.5 tỷ đồng và kéo theo đó là lợi nhuận -112.8 tỷ đồng, đây là hậu quả tất yếu của việc quản lý tín dụng lỏng lẻo, cho vay khơng theo quy trình của bản thân Chi nhánh và sự kiểm sốt tín dụng khơng chặt chẽ của hội sở chính. Mộ điều đáng nói ở đây là một năm thường có khơng dưới 5 đoàn thanh tra (trong đó có cả những đồn kiểm tra của NHNN, cả các đơn vị kiểm toán độc lập), kiểm tra hồ sơ tín dụng nhưng vẫn đề tình trạng nợ xấu, nợ quá hạn, cho vay sai quy trình… xảy ra và không ngăn chặn xử lý kịp thời dẫn đến nợ xấu tăng cao, lãi treo không thu được. Không biết liệu rằng trong năm 2010 chi nhánh trên đây sẽ xử lý như thế nào về khối nợ xấu trên đây khi quy trình tín dụng được tách bạch và trách nhiệm

1 P.QHKH

(Đầu mối tiếp nhận và xử lý hồ sơ)(Tiếp nhận toàn bộ hồ sơ từ P.QHKH để thẩm định rủi ro)2 P.QLRR Khách hàng vay vốn

5 3

4 P.QTTD

(Quản lý hồ sơ tín dụng và kiểm sốt giải ngân)

được quy về cho từng bộ phận cụ thể, và đặc biệt có sự thay đổi ở vị trí lãnh đạo chi nhánh?

Trên đây chỉ là ví dụ điển hình tại một chi nhánh trên địa bàn TPHCM, qua đây chúng ta có thể thấy được tiềm ẩn rủi ro trong hoạt động tín dụng là rất lớn. Khơng chỉ dựa trên báo cáo thời điểm cuối năm và mặc dù có kiểm tốn của một cơng ty kiểm tốn hàng đầu mà đánh giá thực được thực trạng tín dụng của Ngân hàng.

2.4 Quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam

2.4.1 Quy trình cấp tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại BIDV

Hiện nay ở nước ta hầu như mỗi Ngân hàng đều xây dựng riêng cho mình một quy trình cấp tín dụng nhằm mục đích hạn chế tối đa rủi ro trong hoạt động tín dụng. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam vẫn đang trong q trình xây dựng và hồn thiện quy trình cấp tín dụng của mình. Bước chuyển mình trong cuộc cải cách quy trình cấp tín dụng là ban hành quy trình cấp tín dụng mới thay thế quy trình cũ thực hiện theo dự án tái cơ cấu Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam giai đoạn 2 (TA2) ngày 14/7/2009. Sau đây là sơ lược qua về quy trình cấp tín dụng mới tại BIDV.

- Bước 1: Bộ phận Quan hệ khách hàng (QHKH) tiếp nhận hồ sơ khách hàng vay vốn và trực tiếp là đầu mỗi xử lý hồ sơ vay vốn (từ khâu thẩm định khách hàng đến khâu đề xuất tín dụng)

- Bước 2: Bộ phận Quạn hệ khách hàng sẽ chuyển toàn bộ hồ sơ vay vốn và báo cáo đề xuất tín dụng của mình qua bộ phận Quản lý rủi ro (QLRR) để thẩm định lại toàn bộ hồ sơ một lẫn nữa (hồ sơ pháp lý, phương án vay vốn, tài sản đảm bảo...). - Bước 3: Bộ phận QLRR sau khi thẩm định hồ sơ tín dụng sẽ đưa ra quyết định cho vay hay từ chối cho vay hoặc cho vay có điều kiện và thông báo kết quả cho bộ phận QHKH.

- Bước 4: Sau khi bộ phận QLRR chấp thuận cho vay thì bộ phận QHKH sẽ thực hiện việc soạn thảo hợp đồng và hồn tất hồ sơ tín dụng để chuyển qua bộ phận Quản trị tín dụng (QTTD), bộ phận QTTD có nhiệm vụ nhập thơng tin khoản vay trên phân hệ tín dụng của hệ thống, lưu trữ hồ sơ, kiểm tra hồ sơ tín dụng một lẫn nữa và làm nhiệm vụ kiểm sốt giải ngân phù hợp với mục đích vay vốn.

- Bước 5: Bộ phận QHKH sẽ thơng báo quyết định cấp tín dụng với khách hàng và là đầu mối đơn đốc khách hàng trả nợ.

Những ưu điểm của quy trình cấp tín dụng mới:

- Một hồ sơ tín dụng phải qua ba bộ phận riêng biệt thẩm định và kiểm tra. Điều này phần nào hạn chế được những tiêu cực và rủi ro trong hoạt động tín dụng.

- Tách bạch giữa hai khâu đề xuất tín dụng và lập hồ sơ vay vốn (bộ phận QHKH) và khâu giải ngân, lưu trữ và quản lý hồ sơ, tạo lập khoản vay trên phân hệ tín dụng (bộ phận QTTD), điều này phần nào hạn chế được việc giải ngân không đúng mục đích và làm minh bạch hồ sơ tín dụng góp phần hạn chế được rủi ro trong hoạt động tín dụng.

- Chun mơn hóa từng bộ phận trong hoạt động cấp tín dụng, mỗi bộ phận chỉ chun mơn về nghiệp vụ của mình qua đó nâng cao trình độ chun mơn.

Những điều cịn tồn tại của quy trình cấp tín dụng mới:

- Một bộ hồ sơ tín dụng sẽ phải trải qua ba bộ phận thậm định tách biệt, chính vì vậy thời gian xử lý một bộ hồ sơ sẽ lâu hơn. Mặc dù trong quy trình đã quy định thời gian tối đa cho mỗi khâu nhưng vì nhiều lý do mà việc giải quyết hồ sơ tín dụng có thể bị chậm chễ.

Khách hàng

AAA AA A BBB BB B CCC CC C D

- Việc định giá tài sản đảm bảo do chính bộ phận QHKH đảm nhiệm, cho nên điều này dễ dẫn đến tiêu cực là định giá tài sản cao để cho khách hàng vay được mức cao, đôi khi giá tài sản cao hơn giá thị trường và điều này hiện đang xay ra và tồn tại trong quy trình cấp tín dụng mới này. Khi rủi ro xảy ra thì giá trị tài sản đảm bảo phát mại không đủ trả nợ cho Ngân hàng.

Nhìn chung quy trình tín dụng mới của BIDV đã góp phần làm hạn chế được những rủi ro trong hoạt động tín dụng của BIDV. Hiện nay BIDV vẫn đang tiếp tục nghiên cứu và hồn thiện them về quy trình cấp tín dụng của mình.

2.4.2 Lƣợng hóa rủi ro tính dụng bằng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ theo chuẩn mực quốc tế tại BIDV.

Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ tại BIDV được xây dựng theo chuẩn mực quốc tế và nó đã phần nào góp phần lựa chọn được những khách hàng doanh nghiệp tốt để từ đó có chính sách tín dụng ưu đãi riêng tùy theo mức độ xếp hạng của từng doanh nghiệp. Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ được BIDV xây dựng và ban hành ngày 20/10/2006 nhằm mục đích phân loại nợ và trích lập dự phịng rủi ro tín dụng và phục vụ cơng tác quản lý chất lượng tín dụng của BIDV. Sau đây là sơ lược về quy

Một phần của tài liệu (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(88 trang)
w