Biến chứng của đái tháo đường thai kỳ

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số yểu tố nguy cơ, đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhân đái tháo đường thai kỳ tại bệnh viện nội tiết trung ương (Trang 26 - 27)

1.2.6.1. Biến chứng đối với mẹ

Nguy cơ trước mắt đối với mẹ bị ĐTĐTK là tăng tỷ lệ đẻ can thiệp (25% - 40%), tiền sản giật (15% - 30%), đa ối (15% - 20%). Những biến chứng này thường dẫn đến đẻ sớm, tăng nguy cơ nhiễm trùng do đẻ phải can thiệp. Nguy cơ lâu dài đối với người mẹ đó là tăng nguy cơ ĐTĐTK trong những lần mang thai sau và nguy cao trở thành ĐTĐ type 2 (50%) trong vòng 5 đến 10 năm tới và nguy cơ mắc ĐTĐ type 2 suốt thời gian còn lại là 70% [13].

1.2.6.2. Nguy cơ đối với con

Nguy cơ thai to và nguy cơ bào thai phát triển bất thường với đặc trưng mỡ bụng hoặc béo trung tâm là nguy cơ lớn nhất đối với bào thai ở phụ nữ bị ĐTĐTK. Dòng dinh dưỡng đến bào thai quá mức dẫn đến phì đại tổ chức bao gồm cả tim, tụy, gan, tuyến thượng thận cũng như tăng tổ chức mỡ dưới da. Dòng dinh dưỡng quá mức đến bào thai ngay từ trong quý đầu, trước rất lâu khi bà mẹ được chẩn đoán ĐTĐTK có thể là yếu tố nguy cơ gây thai to. Một số yếu tố ảnh hưởng độc lập làm thai to bao gồm BMI của mẹ, trọng lượng tăng

lên của mẹ, kiểu di truyền và chủng tộc của bào thai, sự đáp ứng của insulin bào thai trong điều hòa chuyển hóa glucose, FFA và triglyceride của mẹ [63].

Nguy cơ sa khớp vai xảy ra tới 50% các trường hợp bào thai có trọng lượng khi đẻ đạt 4.5 kg, đặc biệt nếu trẻ bị béo bụng khi đẻ đường dưới. Biến chứng này có thể dẫn đến liệt thần kinh cánh tay, gãy xương đòn, suy thai, chỉ số Apga thấp, ngạt.

Hội chứng suy hô hấp trẻ sơ sinh thường xảy ra ở người mẹ ĐTĐTK nhưng kiểm soát đường huyết không tốt. Hội chứng suy hô hấp là hậu quả của tổng hợp chất surfactant của phổi bị giảm sút, tỷ lệ lên tới 30% kèm theo phì đại các vách tim lên tới 35%.

Nếu mẹ được kiểm soát đường huyết rất kém thì có thể dẫn đến nhiễm acid và thiếu oxy của tổ chức của con. Những bất thường về chuyển hỏa ở trẻ có thể bao gồm hạ đường huyết trẻ sơ sinh, ha can-xi máu, tăng billirubin máu, chứng đa hồng cầu.

Nguy cơ lâu dài đối với con là tăng nguy cơ béo phì tuổi dạy thì, và ĐTĐ type 2. Gần đây thuật ngữ “lập trình cho bào thai” – “fetal programming” được sử dụng để chỉ tình trạng chuyển hóa của mẹ đã ảnh hưởng biểu hiện gen của con dẫn đến tăng nguy cơ béo phì tuổi dạy thì và giảm dung nạp glucose [63].

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số yểu tố nguy cơ, đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhân đái tháo đường thai kỳ tại bệnh viện nội tiết trung ương (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w