a/ Số lượng mẫu quan sát còn hạn chế
Do số lượng các công ty niêm yết trên hai sàn chứng khoán của Việt Nam không nhiều so với số lượng các doanh nghiệp trong nền kinh tế, số lượng mẫu quan sát của mơ hình nghiên cứu bị giới hạn. Ngồi ra, sự giới hạn của mẫu quan sát còn là do những hạn chế trong việc thu thập dữ liệu của tác giả, và do việc công bố thông tin của các công ty niêm yết chưa đầy đủ.
Hạn chế của đề tài này là không thực hiện một cuộc khảo sát nhằm tìm ra nhiều nhất (có thể) các nhân tố tác động đến quyết định cấu trúc vốn của doanh nghiệp Việt Nam. Tác giả ứng dụng các kết quả nghiên cứu tương tự tại các nước khác trên thế giới và khảo sát các kết quả này tại Việt Nam. Điều này có thể khiến cho nhiều nhân tố khác thực sự có gây tác động đến quyết định cấu trúc vốn của doanh nghiệp Việt Nam bị bỏ lỡ. Ngoài ra, những giới hạn trong việc thu thập dữ liệu cũng khiến cho kết quả nghiên cứu không được trọn vẹn.
Kết quả nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm cho thấy có rất nhiều các nhân tố tác động đến quyết định cấu trúc vốn của doanh nghiệp. Tuy nhiên, do những giới hạn về khả năng thu thập dữ liệu, tác giả khơng thể đưa vào mơ hình hồi quy tất cả các biến này. Sự giới hạn này, một mặt làm cho kết quả nghiên cứu không phản ánh trọn vẹn mục tiêu nghiên cứu của bài nghiên cứu; mặt khác cũng sẽ làm hạn chế khả năng phân tích, nhận định và đề xuất các giải pháp hoàn thiện những bất cập hiện hữu.
Một hạn chế khác của việc thu thập và xử lý dữ liệu của bài nghiên cứu là việc tính tốn các số liệu tài chính được hồn tồn xây dựng từ báo cáo tài chính của các cơng ty, nghĩa là giá trị tài sản hay nghĩa vụ nợ,…đều được tính tốn theo giá trị sổ sách mà không xét đến giá trị thị trường của chúng. Do những giới hạn của sự phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam, những quy định của chuẩn mực kế tốn trong việc trình bày báo cáo tài chính của doanh nghiệp nên việc sử dụng giá trị thị trường là hết sức khó khăn.
KẾT LUẬN CHƯƠNG II
Chương II được chia thành bốn mục với hai nhóm nội dung chính.
Nhóm nội dung thứ nhất trình bày tóm lược các đặc điểm của nền kinh tế vĩ mô của Việt Nam và những tác động của nó đến đặc điểm cấu trúc vốn của doanh nghiệp. Theo tác giả, các đặc điểm như sự phát triển bùng nổ (từng có) của thị trường chứng khốn, thị trường trái phiếu doanh nghiệp chưa thực sự phát triển, tỷ lệ chi trả cổ tức của các doanh nghiệp nhìn chung là quá cao và mối quan hệ giữa doanh nghiệp Nhà nước và các ngân hàng là những nhân tố có gây tác động đến đặc điểm cấu trúc vốn của doanh nghiệp.
Ở nhóm nội dung thứ hai, tác giả trình bày việc sử dụng mơ hình nghiên cứu thực nghiệm để kiểm định các giả thiết về các nhân tố được cho là có tác động đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp Việt Nam. Kết quả hồi quy cho thấy các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của doanh nghiệp Việt Nam bao gồm (1) tỷ lệ địn bẩy hoạt động, (2) tính thanh khoản, (3) tỷ suất sinh lợi, (4) quy mô của doanh nghiệp, (5) tỷ lệ sở hữu của vốn Nhà nước, (6) tỷ trọng tài sản hữu hình, (7) thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp và (8) đặc điểm riêng của sản phẩm.
Nhìn chung, các yếu tố tác động đến cấu trúc vốn của doanh nghiệp Việt Nam cũng khá phù hợp với các nước trên Thế giới, song vẫn có những bất hợp lý cần khắc phục. Chương kế tiếp sẽ phân tích sâu hơn những bất cập nổi bật trong đặc điểm cấu trúc vốn, các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp và những gợi ý về giải pháp hoàn thiện.
CH
CHƯƠNGƯƠNG III:III: CÁCCÁC GIGIẢẢI I PHÁPPHÁP NHNHẰẰM HỒNM HỒN THITHIỆỆNN CHÍNH
CHÍNH SÁCHSÁCH TÀITÀI TRTRỢỢ CHOCHO CÁCCÁC DOANHDOANH NGHINGHIỆỆPP VI
VIỆỆTT NAMNAM
III.1. PHÂN TÍCH CÁC BẤT CẬP TỪ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM