III.2.1. Đẩy mạnh phát triển thị trường vốn
thống ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp Việt Nam. Trên thực tế, với đa số các doanh nghiệp, kênh tín dụng ngân hàng vẫn là lựa chọn hàng đầu để thu xếp các khoản tài trợ nợ dài hạn; việc phát hành trái phiếu hay sử dụng cơng cụ th tài chính ít được các doanh nghiệp biết đến và sử dụng, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Thị trường trái phiếu doanh nghiệp hiện nay còn quá nhiều hạn chế; việc chưa có cơ sở để xác định lãi suất phát hành, thiếu tổ chức định mức tín nhiệm chuyên nghiệp, tâm lý e ngại về vấn đề minh bạch hóa thơng tin của các doanh nghiệp là rào cản cho sự phát triển của thị trường 8. Bên cạnh đó, thị trường thứ cấp chưa phát triển như thị trường cổ phiếu (hàng hóa ít, thanh khoản kém, giao dịch tẻ nhạt…) càng làm cho các doanh nghiệp e ngại sử dụng phương án tài trợ này hơn.
Đối với công cụ thuê tài chính, quan sát các báo cáo tài chính của các doanh nghiệp cho thấy số lượng các cơng ty sử dụng hình thức tài trợ này rất ít. Tính đến hiện nay Việt Nam chỉ có 13 cơng ty cho thuê tài chính hoạt động 9, là một con số quá khiêm tốn.
Chính phủ đã ban hành “Đề án phát triển thị trường vốn Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020”. Theo đề án này, sẽ tập trung phát triển thị trường vốn đa dạng để đáp ứng nhu cầu huy động vốn và đầu tư của mọi đối tượng trong nến kinh tế. Điều này là phù hợp với quy luật phát triển và nhu cầu thực tế.
III.2.2. Về mặt chính sách tài chính của doanh nghiệp
Tài chính doanh nghiệp đối với nhiều doanh nghiệp Việt Nam còn bộc lộ rõ nhiều hạn chế, mà chủ yếu là do tính chất bộc phát, thiếu việc hoạch định khoa học. Theo tác giả, để hạn chế phần nào các khiếm khuyết trong công tác quản trị tài chính doanh nghiệp (như các bất cập đã đề cập ở nội dung trước), các doanh nghiệp nên tuân
8
Nguyễn Việt Trung (2009), Các giải pháp phát triển thị trường trái phiếu Việt Nam, Tạp chí phát triển kinh tế số 224 tháng 6/2009 [14]
thủ một vài yêu cầu sau đây:
a/ Xây dựng một cấu trúc vốn mục tiêu phù hợp
Rõ ràng rằng khơng thể có một cơng thức chung để xác định cấu trúc vốn tối ưu cho tất cả các doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp đều nên có một cấu trúc vốn mục tiêu riêng của mình, phù hợp với những tiêu chí chung của ngành, của thị trường tài chính và đặc điểm riêng của mình. Việc xây dựng một cấu trúc vốn mục tiêu, hay cũng chính là cấu trúc vốn tối ưu cho doanh nghiệp nên được xem xét trong mối tương quan của nhiều yếu tố sau đây:
- Rủi ro kinh doanh
Rủi ro kinh doanh nên là một trong các yếu tố được cân nhắc khi xây dựng cấu trúc vốn cho doanh nghiệp. Như đã trình bày, thuật ngữ “rủi ro kinh doanh” được hiểu như là rủi ro biến động thu nhập của doanh nghiệp, mà điều này phụ thuộc rất nhiều vào sự biến động của giá cả hàng hóa (lạm phát), mức độ sử dụng địn bẩy hoạt động, tính đa dạng của các sản phẩm – dịch vụ cung cấp, hay khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ,…
Tùy theo những đặc điểm riêng của doanh nghiệp mình, các giám đốc tài chính nên lựa chọn một sự cân đối hợp lý. Điển hình như doanh nghiệp không nên sử dụng quá nhiều nợ song song cùng với tỷ lệ đòn bẩy hoạt động cao, hay một tỷ lệ nợ cao cũng không phải là một lựa chọn sáng suốt trong một giai đoạn nền kinh tế mà chỉ số giá có quá nhiều biến động,…Những yếu tố này đã được trình bày trong chương I của bài nghiên cứu.
- Vị thế tài chính của doanh nghiệp
Một cơng ty có vị thế tài chính sẽ dễ dàng huy động vốn hơn, và điều này đặc biệt có ý nghĩa trong những trường hợp khẩn cấp. Nghĩa là doanh nghiệp khơng nhất thiết phải duy trì một tỷ lệ vốn cổ phần cao đến mức có thể trang trải cho tất cả các dự án đầu tư của mình, trong khi họ có khả năng vay nợ tại bất cứ khi nào cần thiết. Các giám đốc tài chính ln phải nhớ rằng, việc duy trì (hoặc thậm chí là phải làm gia tăng) mức chi trả cổ tức hàng năm là một gánh nặng tài chính thực sự, cơng ty nên phát huy
lợi thế của địn bẩy tài chính nếu như điều này là có thể thực hiện và có thể kiểm sốt.
- Khai thác lợi ích của tấm chắn thuế
Mặc dù việc sử dụng nợ làm gia tăng rủi ro cho doanh nghiệp, song lợi ích từ tấm chắn thuế rõ ràng là hiện hữu và nên được khai thác một cách hợp lý để làm gia tăng giá trị doanh nghiệp.
- Sử dụng linh hoạt các cơng cụ tài chính trên thị trường vốn
Mỗi một cơng cụ tài chính đều có một thế mạnh riêng, hoặc là có tính thích hợp khác nhau đối với các thời điểm khác nhau cho mỗi giai đoạn phát triển của doanh nghiệp. Các giám đốc tài chính nên “cho phép” mình có thêm nhiều lựa chọn trong các hình thức huy động vốn, mà điển hình là hai cơng cụ phổ biến khác khác với vay ngân hàng và phát hành cổ phần là thuê tài chính hay phát hành trái phiếu.
Việc huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu giúp doanh nghiệp hạn chế được vấn đề pha loãng cổ phiếu, tận dụng được lợi thế về ưu đãi thuế, chủ động hơn trong việc cân đối giữa các lợi ích như thời hạn trả nợ hay chi phí sử dụng vốn… Bên cạnh đó, th tài chính có lợi thế rất tốt để tài trợ cho các dự án đầu tư dây chuyền cơng nghệ hay cải tiến máy móc. Các doanh nghiệp cũng có thể tìm nguồn tài trợ khác thơng qua việc liên kết liên doanh với các đối tác đầu tư, hoặc các quỹ đầu tư mạo hiểm cũng là một địa chỉ được ưa thích đối với nhiều doanh nghiệp đang trên đà tăng trưởng mạnh ở nhiều nước trên thế giới.
- Cấu trúc vốn tương quan với mỗi giai đoạn phát triển của doanh nghiệp
Nhu cầu vốn của doanh nghiệp tại mỗi giai đoạn tăng trưởng là khác nhau, thường do tính biến động của các yếu tố như dòng tiền, nhu cầu đầu tư và sự phát triển thị phần quyết định. Cũng do ảnh hưởng của chu kỳ sống của doanh nghiệp mà các yếu tố về rủi ro, vị thế tài chính,…cũng thay đổi, tạo nên những ưu thế hay hạn chế khác nhau trong vấn đề huy động vốn. Doanh nghiệp nên hiểu rõ và khai thác đặc điểm của từng giai đoạn phát triển của mình, từ đó mà có những quyết định tài trợ cho phù hợp.
Hình 3.2: Nhu cầu vốn và quyết định tài trợ theo chu kỳ sống của doanh nghiệp
Nguồn: Aswath Damadaran 1997, Corporate finance: theory and practice [15]
- Quyết định tài trợ trong mối tương quan với chính sách cổ tức
Một chính sách cổ tức an tồn và ổn định sẽ góp phần giúp các giám đốc tài chính hướng đến và duy trì cấu trúc vốn mục tiêu của của cơng ty dễ dàng hơn. Bởi vì chính sách cổ tức ảnh hưởng trực tiếp đến các vấn đề về vốn và những đánh giá của nhà đầu tư về triển vọng phát triển của doanh nghiệp, tính chất an tồn giúp cơng ty khơng phải chịu áp lực tài chính nặng nề ngay cả trong giai đoạn biến động thu nhập, và sự ổn định góp phần củng cố niềm tin của cổ đơng về dịng thu nhập trong tương lai. Với đa số các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, áp lực chi trả cổ tức theo kỳ vọng của thị trường đang là vấn đề hiện hữu. Rất nhiều doanh nghiệp có các quyết định chi trả cổ tức khơng phù hợp với tình hình tài chính, nhu cầu vốn của mình. Các doanh nghiệp nên xem xét việc xây dựng một chính sách cổ tức phù hợp hơn, dựa theo các cơ sở về dòng tiền tự do, tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp,
và đặc biệt là trong mối tương quan với cấu trúc vốn mục tiêu.
- Và những tiêu chuẩn khác
Ngoài việc khai thác tối đa các lợi thế của riêng mình, mỗi doanh nghiệp nên có những điều chỉnh chính sách tài trợ phù hợp với tiêu chuẩn ngành. Nói chung, các doanh nghiệp có khuynh hướng tập trung sát tỷ lệ nợ của ngành có thể phản ánh sự kiện là phần lớn rủi ro kinh doanh mà một doanh nghiệp gặp phải là do ngành hoạt động ấn định. Nếu một doanh nghiệp chấp nhận một cấu trúc vốn khác biệt với mức bình quan ngành, họ phải thuyết phục các thị trường tài chính là rủi ro kinh doanh của mình khác biệt đáng kể với rủi ro của một doanh nghiệp trung bình trong ngành để đảm bảo cho cấu trúc vốn khác biệt này.
b/ Đẩy mạnh hiệu quả hoạt động quản trị tài chính
- Xây dựng mục tiêu cho hoạt động quản trị tài chính
Tài chính doanh nghiệp phải ln hướng đến mục tiêu tối đa hóa giá trị doanh nghiệp. Mục tiêu này khơng đồng nghĩa với việc tối đa hóa lợi nhuận, mà cần phải có sự cân đối giữa lợi nhuận trong ngắn hạn và sự phát triển bền vững trong tương lai.
- Tổ chức hệ thống kiểm soát nội bộ phù hợp và hiệu quả
Các doanh nghiệp nên xây dựng cho mình một tiêu chuẩn đánh giá chất lượng và hiệu quả của từng hoạt động (kinh doanh, tài chính, …), trên cơ sở đó mà tổ chức hoạt động kiểm sốt cho phù hợp. Kiểm soát nội bộ giúp doanh nghiệp nhận diện kịp thời các hạn chế hay các rủi ro tiềm ẩn.
- Tổ chức hoạt động và cơ cấu nhân sự phù hợp với hoạt động quản trị tài chính
Với nhiều doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, chức năng của bộ phận tài chính cịn bị bỏ ngỏ hay đánh đồng với bộ phận kế toán. Việc thiếu hoạch định chức năng và tổ chức nhân sự không phù hợp làm hạn chế các hoạt động quản trị tài chính. Do vậy, tùy vào đặc điểm của mình (như quy mơ hoạt động, lĩnh vực hoạt động,…) các công ty nên tổ chức hoạt động quản trị tài chính cho phù hợp với mục tiêu đề ra.
Hiện ở Việt Nam, việc sử dụng các sản phẩm phái sinh để phòng ngừa rủi ro tài chính cịn nhiều hạn chế. Có nhiều ngun nhân giải thích điều này, nhưng chủ yếu là do nhận thức của doanh nghiệp, sự thiếu am hiểu và những khó khăn về mặt pháp lý 10.
Hoạt động quản trị tài chính chỉ hiệu quả khi có sự cân bằng giữa lợi ích và chi phí thực hiện. Các doanh nghiệp có những đặc thù kinh doanh khác nhau sẽ đối mặt với các rủi ro tài chính khác nhau, và tùy theo mức độ ảnh hưởng của các rủi ro này đối với kết quả kinh doanh của mình mà doanh nghiệp nên lựa chọn hình thức “bảo hiềm” tương xứng. Ngoài ra, xét trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập và phát triển, những cơ hội lớn chắc chắn đi kèm với các yếu tố rủi ro, các cơng cụ phịng ngừa rủi ro tài chính càng trở nên quan trọng đối với các doanh nghiệp.
10 PGS-TS Nguyễn Thị Ngọc Trang (2008), Doanh nghiệp Việt Nam quản trị rủi ro tài chính như thế nào, Tạp chí phát triển kinh tế số 212 tháng 6/2008 [13]
KẾT LUẬN CHƯƠNG III
Chương III đưa ra những nhận định của tác giả về những điểm bất cập trong cấu trúc vốn của doanh nghiệp Việt Nam, và những kiến nghị về giải pháp hoàn thiện.
Kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấy, tỷ lệ nợ của các doanh nghiệp Việt Nam khơng có mối tương quan với tốc độ tăng trưởng và rủi ro kinh doanh của doanh nghiệp và có tương quan (-) với thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp. Ngoài ra, cấu trúc vốn nghiêng nhiều về vốn cổ phần và nợ ngắn hạn được ưa thích sử dụng nhiều hơn.
Các bất cập này không chỉ xuất phát từ bản thân các doanh nghiệp, mà còn do ảnh hưởng của đặc điểm thị trường vốn chưa phát triển cao ở Việt Nam. Do vậy, tác giả kiến nghị các giải pháp đẩy mạnh phát triển thị trường vốn và hồn thiện chính sách tài chính của doanh nghiệp để góp phần xây dựng đặc điểm cấu trúc vốn của doanh nghiệp Việt Nam hoàn thiện hơn và hướng đến một cấu trúc vốn tối ưu.
Trang 70
K
KẾẾTT LULUẬNẬN CHUNGCHUNG
Trên cơ sở tổng hợp các nghiên cứu lý thuyết cấu trúc vốn hiện đại và nghiên cứu thực nghiệm về cấu trúc vốn từ trước tới nay tại nhiều nước trên Thế giới, tác giả thực hiện kiểm định các nhân tố được cho là có ảnh hưởng đến tỷ lệ địn bẩy tài chính của các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Luận văn hướng đến mục tiêu tìm hiểu các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp Việt Nam, đánh giá các mối tương quan đó và từ đó mà định hướng những giải pháp hoàn thiện đối với các quyết định tài trợ cho các doanh nghiệp.
Các nội dung đúc kết được từ bài nghiên cứu được tóm gọn như sau:
- Các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của doanh nghiệp Việt Nam bao gồm: a. tỷ lệ đòn bẩy hoạt động (tương quan (+/-));
b. tính thanh khoản (tương quan (-)); c. tỷ suất sinh lợi (tương quan (-));
d. quy mô doanh nghiệp (tương quan (+)); e. vốn nhà nước (tương quan (+/-)); f. tài sản hữu hình (tương quan (+));
g. thuế thu nhập doanh nghiệp (tương quan (-)); h. đặc tính riêng của sản phẩm (tác động (+/-)).
- Những hạn chế trong các chính sách tài trợ của các doanh nghiệp Việt Nam bao gồm:
a. Tốc độ tăng trưởng và rủi ro kinh doanh không gây ảnh hưởng đến cấu trúc vốn;
b. Mối tương quan (-) giữa thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp và tỷ lệ đòn bẩy tài chính là khơng phù hợp với lý thuyết;
ràng.
- Và định hướng các giải pháp hoàn thiện bao gồm: a. Đẩy mạnh phát triển thị trường vốn ở Việt Nam;
b. Xây dựng hoạt động quản trị tài chính chuyên nghiệp và hiệu quả tại các doanh nghiệp.
TÀI
TÀI LILIỆỆUU THAMTHAM KHKHẢẢOO
A. TÀI LI Ệ U TI Ế NG VI Ệ T
1. Nguyễn Trí Bảo (2009), Chu kỳ của nền kinh tế Việt Nam, Thời báo kinh tế Sài Gòn số 10-2009
2. GS.TS Nguyễn Thị Cành (2009), Kinh tế Việt Nam qua các chỉ số phát triển và
những tác động của quá trình hội nhập, Tạp chí phát triển kinh tế số 219 tháng
1/2009.
3. GS.TS Nguyễn Thị Cành (2008), Khả năng tiếp cận tài chính của doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, Tạp chí Kinh tế phát triển số 212 tháng 6/2008.
4. Huỳnh Thế Du (2005), Mối quan hệ Nhà nước – Doanh nghiệp Nhà nước – Ngân hàng Thương mại Nhà nước ở Việt Nam, chương trình giảng dạy kinh tế
Fulbright.
5. Đinh Văn Đức (2008), Rủi ro và phòng ngừa rủi ro tài chính đối với doanh
nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam, Tạp chí Kinh tế phát triển số 212 tháng 6/2008.
6. Nguyễn Việt Hùng (2008), Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế,
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.
7. Trần Tấn Hùng (2008), Tác động của thuế thu nhập đến cấu trúc vốn ở công ty
cổ phần niêm yết của Việt Nam, luận văn thạc sĩ kinh tế, Đại học Kinh tế Thành
phố Hồ Chí Minh.
8. Nguyễn Duy Lượng (2008), Chính sách chi trả cổ tức của các cơng ty niêm yết
trên Thị trường chứng khốn Việt Nam, luận văn thạc sĩ kinh tế, Đại học Kinh
tế Thành phố Hồ Chí Minh.
9. TS. Phan Thị Bích Nguyệt (2008), Nợ và vấn đề phá sản của các doanh nghiệp