Huy động nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Huy động vốn cho đầu tư phát triển kinh tế xã hội bình phước đến năm 2020 (Trang 145 - 149)

- Đầu tư trực tiếp nước

3.3.7.3 Huy động nguồn nhân lực

Nâng cao chất lượng tồn diện về dân số và lao động, trước hết cần quan tâm sức khoẻ cộng đồng, giảm nhanh tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em. Từng bước đảm bảo các điều kiện giải trí, sinh hoạt văn hĩa cho nhân dân.

Nguồn nhân lực là mục tiêu và động lực phát triển kinh tế xã hội.

nâng cao trình độ học vấn, cĩ chính sách hỗ trợ đào tạo nhân tài. Nâng cao trình độ kỹ thuật và tay nghề cho người lao động, tăng nhanh tỷ lệ lao động qua đào tạo, đáp ứng yêu cầu phát triển nhiều ngành nghề mới và đẩy mạnh xuất khẩu lao

động. Điều này địi hỏi phải chăm lo phát triển nguồn nhân lực từ lứa tuổi mầm non.

Để dần dần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, cần tăng cường đào tạo nghề ngắn hạn đểù cĩ nhiều lao động đủ trình độ sản xuất kinh doanh, mở rộng hình thức đào tạo, bồi dưỡng tay nghề tại chỗ, ở các đơn vị, nhà máy, xí nghiệp... Đảm bảo đến năm 2010, cĩ khoảng 28% và đến năm 2020 khoảng 50% số lao động ở được đào tạo nghề bao gồm các hình thức học tập trung, tập huấn, hội nghị đầu bơø trình diễn mơ hình khuyến khích mơ hình: “Cầm tay chỉ việc”. Đối với lao động cĩ đào tạo chính qui, dài hạn, cần cĩ chính sách ưu tiên hợp lý về bố trí việc làm, chế độ đãi ngộ, lương bổng hấp dẫn, nơi cơng tác hợp lý, nhằm phát huy năng lực trí tuệ của lao động. Cĩ như vậy mới hy vọng nâng dần chất lượng lao động.

Tỉnh cần nghiên cứu sắp xếp, tổ chức lại sản xuất xã hội trên địa bàn bằng những chính sách thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển nhanh các ngành cơng nghiệp chế biến nơng sản sử dụng nhiều lao động, phát triển các ngành dịch vụ như thương mại, khách sạn nhà hàng. Trong nơng nghiệp, đặc biệt là dịch vụ khuyến nơng, như cung cấp phân bĩn, thuốc trừ sâu, dịch vụ giống cây trồng và con nuơi... nhằm tăng thu nhập và giải quyết tình trạng lao động thời vụ, thiếu việc làm trong nhiều khu vực nơng thơn. Giải quyết việc làm là biện pháp hữu hiệu tăng số lượng lao động tham gia hoạt động trong các

ngành kinh tế, đồng thời hạn chế các tệ nạn xã hội.

Tỉnh cần cĩ chính sách biện pháp khuyến khích đào tạo, nâng cao trình độ của người lao động nhằm từng bước đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất nhất là nhu cầu phát triển cơng nghiệp và dịch vụ. Muốn giải

quyết được việc này trước mắt cần phát triển trung tâm dạy nghề ngắn hạn, hoặc cĩ kế hoạch đào tạo tay nghề cho người lao động tại chỗ và từ các trung tâm đào tạo ở tỉnh và thành phố bằng các hình thức liên doanh và các hình thưc khác phù hợp với các đối tượng lao động.

Tỉnh cần cĩ biện pháp và chính sách hợp lý thu hút lực lượng lao động về địa phương. Ưu tiên cho con em người nghèo, vùng dân tộc thiểu số, vùng xa, vùng sâu. Cĩ biện pháp và cơ chế cụ thể để thu hút học sinh, sinh viên là con em của tỉnh sau khi học xong trở về địa phương mình làm việc, bằng những chế độ đãi ngộ thỏa đáng, như tiền lương, phụ cấp…

Sắp xếp, bố trí việc làm thuận lợi cho mọi đối tượng, đặc biệt cần lưu ý lực lượng bộ đội xuất ngũ sau khi đã hồn thành nhiệm vụ và lực lượng cĩ đào tạo sau khi học nghề xong.

Một phần của tài liệu Huy động vốn cho đầu tư phát triển kinh tế xã hội bình phước đến năm 2020 (Trang 145 - 149)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(152 trang)
w