Phân tích hiệu quả khi sử dụng nợ trong cấu trúc vốn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cấu trúc vốn doanh nghiệp niêm yết sàn chứng khoán (Trang 54 - 56)

Chương 2 : Phân tích cấu trúc vốn của các công ty ngành thực phẩ m

2.4 Phân tích thực trạng cấu trúc vốn của các công ty ngành thực phẩm

2.4.2 Phân tích hiệu quả khi sử dụng nợ trong cấu trúc vốn

Qua nghiên cứu để xác định nợ có tác động như thế nào đến EPS của 16 công ty được khảo sát, bằng cách so sánh tốc độ tăng trưởng từ năm 2005-2009 của 2 chỉ tiêu : chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng của vốn cổ phần và chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng của nợ vay làm ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng của EPS như thế nào.

Bảng 2.5: Phân tích tốc độ tăng vốn cổ phần bình quân so với tốc độ tăng nợ vay trong giai đoạn từ năm 2005-2009

Stt Tên công ty Vốn cổ phần Vốn vay EPS

1 BBC 30,88% 311,68% 34,92% 2 CAN 7,13% 52,27% -188,46% 3 HHC 9,09% -21,11% 5,24% 4 IFS 12,61% 38,35% -2,33% 5 KDC 24,43% 82,16% -149,84% 6 LAF 13,33% 4738,81% -181,9% 7 NKD 7,19% 28,02% 131,47% 8 SAF 6,20% -0,45% 1.806% 9 SGC 11,42% 286,14% 16,07% 10 TAC 0,00% 87,12% -3,19% 11 BHS 28,50% 15,51% 58,24% 12 LSS 5,13% -1,73% -128,71% 13 SBT -1,72% 35,53% 16,49% 14 SEC 0,00% 655,98% 22,02% 15 HNM 41,36% -34,18% 50,57% 16 VNM 27,66% 48,80% -6,1%

Nguồn: số liệu được tính dựa trên báo tài chính của 16 cổ phần

Nhận thấy, 11/16 cơng ty có tốc độ tăng vốn cổ phần thấp hơn tốc độ tăng nợ vay đã làm cho tốc độ tăng EPS của 4 công ty bị âm. Đặc biệt tốc độ tăng nợ vay bình qn của các cơng ty như BBC; CAN; IFS; KDC; LAF; NKD; SGC; LSS; TAC; SBT; SEC; VNM ở mức cao bình quân trên 30%; và một số công ty HHC; SAF; LSS; HNM có tốc động tăng bình quân thấp. Trong đó, các cơng ty BHS, KDC, IFS, HNM có tốc độ tăng EPS của các cơng ty này bị âm lần lượt là -188%, -149%, -181%, -128%, do các công ty cần vốn cho việc đầu tư mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh thông qua phát hành cổ phiếu (pha loãng cổ phiếu), nên EBIT không đạt như kỳ vọng đã ảnh hưởng đến EPS. Chỉ có các cơng ty như BBC là EPS tăng 35%; NKD tăng 131%; SEC tăng 22%. Cịn 5/11 cơng ty có tốc độ tăng vốn cổ phần cao hơn tốc độ tăng vốn vay đã làm cho EPS khá cao, riêng 2 cơng ty là SAF và BHS có tốc độ vốn cổ phần tăng làm tốc độ tăng EPS lần lượt là 1.806% và 131,4%. Các công ty, không gia tăng vốn cổ phần trong giai đoạn 2005- 2009, như SEC, SBT có tốc độ tăng EPS khoảng 19%.

Tóm lại, việc các cơng ty không gia tăng nợ vay trong cấu trúc vốn, chủ yếu gia tăng vốn cổ phần là một nét đặc thù trong việc xây dựng cấu trúc vốn của các cơng ty ngành thực phẩm. Trong chính sách vay nợ của các cơng ty này, chủ yếu là vay nợ ngắn hạn dùng để mua nguyên vật liệu dùng cho sản xuất. Phần lớn các cơng ty có tốc độ tăng vốn cổ phần cao hơn tốc độ tăng vốn vay đều làm EPS giảm do việc pha loãng cổ phiếu và EBIT không đạt như kỳ vọng (tập trung ở nhóm cơng ty bánh kẹo). Cịn các cơng ty có tốc độ tăng vốn cồ phần cao hơn tốc độ tăng vốn vay đều có EPS tăng. Nhìn chung, ROE trung bình của các cơng ty ngành thực phẩm từ năm 2005-2009 là 15,1%. Tức là EBIT bình quân của ngành lớn hơn EBIT hòa vốn. Như vậy, việc gia tăng địn cân nợ có thể sẽ làm khuếch đại giá trị công ty.

Tuy nhiên, việc sử dụng địn bẩy tài chính như vậy có chắc chắn làm gia tăng giá trị tài sản cổ đông trong chiến lược phát triển dài hạn hay khơng thì cần phải xem xét mức độ rủi ro khi sử dụng đòn cân nợ.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cấu trúc vốn doanh nghiệp niêm yết sàn chứng khoán (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(100 trang)
w