Phân tích mức độ rủi ro khi sử dụng nợ trong cấu trúc vốn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cấu trúc vốn doanh nghiệp niêm yết sàn chứng khoán (Trang 56)

Chương 2 : Phân tích cấu trúc vốn của các công ty ngành thực phẩ m

2.4 Phân tích thực trạng cấu trúc vốn của các công ty ngành thực phẩm

2.4.3 Phân tích mức độ rủi ro khi sử dụng nợ trong cấu trúc vốn

Theo số liệu phân tích tại Bảng 2.2 Phân tích chỉ số nợ cho thấy rằng tỷ lệ nợ

trên tổng tài sản của những công ty được khảo sát trung bình giai đoạn năm 2005-2007 là 33,29%, đặc biệt nhóm các cơng ty bánh kẹo có tỷ lệ vay nợ khá cao đều trên 40% giá t r ị tổng tài sản, cụ thể như BBC, CAN, HHC, IFS, LAF, NKD, SAF; nhóm cơng ty sữa có HNM. Trong năm 2008 là 37,9% và năm 2009 là 40,5%. Trong đó, cơng ty tỷ lệ này rất cao như IFS tỷ lệ nợ trên tổng tài sản năm 2008 là 84% và năm 2009 là 80%. Tương tự LAF (58%;51%); NKD (62%; 55%); TAC (55%; 54%). Việc các công ty này gia tăng sử dụng nợ lớn như vậy sẽ gia tăng rủi ro tài chính và xuất hiện nguy cơ phá sản, tạo ra rủi ro cao hơn cho cả chủ nợ lẫn cổ đông, từ đó cả chủ nợ và cổ đơng đều có thể từ chối tài trợ vốn thêm cho cơng ty hoặc họ sẽ địi một lãi suất cao hơn và lãi suất này phải bù đắp được rủi ro cho họ.

Bảng 2.5 : Khả năng trả lãi vay

STT Công ty Khả năng thanh toán lãi vay TB 2005 2006 2007 2008 2009 1 BBC 11,11 4,04 36,64 17,26 2 HHC 4,5 11,22 10,43 8,17 30,73 13,01 3 CAN 258,4 6,13 19,04 68,27 87,97 4 IFS 208,96 -2,85 0,99 69,03 5 KDC 8,02 -0,18 14,08 7,31 6 LAF 1,5 10,72 4,41 5,47 5,54 7 NKD -0,57 8,93 1,07 8,57 4,50 8 SAF 20,8 15,27 181,87 33,00 62,72 9 SGC 45,3 73,90 119,20 184,37 177,27 120,01 10 TAC 79,52 8,69 3,60 30,60 TB bánh kẹo 66,1 50,64 49,14 28,37 38,40 41,79 11 BHS 2,8 -0,56 8,20 3,47 12 LSS 17,96 6,24 14,40 12,87 13 SBT 16,6 5,25 129,92 44,17 30,31 45,26 14 SEC 121,55 32,26 76,91 TB mía đường 9,71 63,40 73,94 16,62 21,29 34,63 15 HNM 5,4 2,59 -2,82 5,16 2,59 16 VNM 61,1 1,72 31,40 TB sữa 33,3 1,72 2,59 -2,82 5,16 17,00 Trung bình ngành 46,3 48,52 49,44 23,26 31,14 34,16

Nguồn: số liệu được tính dựa trên báo tài chính của 16 cổ phần

Để phân tích rủi ro khi sử dụng nợ như thế nào luận văn xét khả năng thanh toán lãi vay và thanh tốn nợ gốc của cơng ty, ngồi ra cũng cần phải phân tích rủi ro về lãi suất:

+ Rủi ro về mất khả năng thanh toán lãi vay: phân tích chỉ số khả năng thanh tốn lãi vay của các cơng ty được khảo sát qua Bảng 2.5. Khả năng thanh toán lãi vay của hầu hết các công ty tương đối tốt, trung bình trong năm 2005 là 46,3 lần, năm 2006 là 48,5 lần năm 2007 là 49,4 lần, năm 2008 là 23,3 lần và trong năm 2009 là 31,1 lần. Điều này cũng cho thấy rằng khả năng thanh toán nợ gốc của các công ty tương đối cao. Trong đó, có các cơng ty như CAN; SAF; SGC; VNM; SBT có tỉ số khả năng thanh toán lãi vay mỗi năm cao hơn tỉ số trung bình hàng năm của ngành. Một số chỉ số này rất thấp như IFS, HNM trong năm 2007 -2,8 lần. Tuy nhiên chỉ số này của 2 công ty IFS và HNM đều được cải thiện trong năm 2009. Do đó đã giảm thiểu rủi ro mất khả năng thanh toán lãi vay và nợ gốc.

+ Ngoài rủi ro về mất khả năng thanh toán, cấu trúc vốn có sử dụng nợ vay của các cơng ty trên cịn gánh chịu rủi ro về lãi suất. Sự biến động lãi suất ở nước ta trong thời gian 2005-2009 rất phức tạp, có thời điểm lãi suất cho vay của các tổ chức tín dụng lên đến 21% năm, đã tạo gánh nặng chi phí lãi vay rất lớn cho cơng ty.

Nhìn chung, rủi ro tài chính của hầu hết các cơng ty vẫn đang được kiểm soát, EBIT tương đối lớn, khả năng thanh toán lãi vay và nợ gốc cao. Tuy nhiên, một số cơng ty có tỷ lệ nợ trên tổng tài sản rất cao, có nghĩa là các cơng ty này đang trong tình thế có nhiều rủi ro. Một số cơng ty có tỷ số nợ trên tổng tài sản hơn 40% là có xuất hiện vài rủi ro và nếu một cơng ty có tỷ số này trên 70% thì đó thực sự là một tín hiệu xấu.

2.4.4 iệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu

Số liệu Bảng 2.6 cho thấy rằng, ROE trung bình của các cơng ty được khảo sát trong giai đoạn từ năm 2005-2009 chưa cao, ROE trung bình của ngành thực phẩm là 15,1%.

Đây là chỉ tiêu dùng để đánh giá khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu. Tức là một đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. ROE có xu hướng tăng từ năm 2006 là 16,6% đến năm 2009 là 19,1%. Tuy nhiên, ROE năm 2008 sụt giảm mạnh đến -1%. Nếu xét cụ thể, nhóm các cơng ty bánh kẹo có ROE bình qn năm là 14,2%, nếu quan sát kỹ ROE qua các năm của nhóm cơng ty bánh kẹo khá cao khoảng trên 18%, trong năm 2008 do ảnh hưởng của cuộc suy thoát kinh tế đã làm ROE của nhóm cơng ty này giảm xuống -5%, trong đó ROE của cơng ty IFS giảm đến -132%, các công ty còn lại ảnh hưởng khơng nhiều lắm. Nhóm các cơng ty mía đường có ROE bình qn giai đoạn 2005-2009 là 16,2%, ROE của nhóm cơng ty này qua các năm có xu hướng tăng năm 2005 ROE là 13,7%, đến năm 2009 là 22,3%. Tuy năm 2008, nhóm các cơng ty mía đường có bị ảnh hưởng, nhưng ROE vẫn khoảng 8,4%. Nhóm các cơng ty sữa có tốc độ tăng trưởng ROE cao nhất trong ngành 17%, công ty VNM với thương hiệu mạnh, thị phần lớn và sản phẩm đa dạng với ROE bình quân qua các năm trên 22%.

Nếu xét cụ thể ROE trong năm 2008, chỉ có một số cơng ty như IFS (-132%); HNM(-28,6%); BHS (-13,1%) sụt giảm nghiêm trọng so với năm 2007, làm ảnh

hưởng đến chỉ số ROE trung bình của tồn ngành. Năm 2008 cuộc khủng hoảng tài chính tại Mỹ đã dẫn đến cuộc suy thối kinh tế trên toàn cầu, ảnh hưởng mạnh đến kết quả sản xuất kinh doanh của tất cả các doanh nghiệp, nhưng đối với các doanh nghiệp thuộc ngành hành tiêu dùng thì mức độ ảnh hưởng có ít hơn, ngồi trừ 3 cơng ty IFS; BHS; HNM có ROE âm, thì các cịn lại mức độ sụt giảm ROE là không đáng kể.

Bảng 2.6: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu

STT Côngty ROE TB 2005 2006 2007 2008 2009 1 BBC 13,7% 11,0% 12,0% 0,4% 11,0% 9,6% 2 BHS 31,3% 13,4% 14,2% -13,1% 28,2% 14,8% 3 CAN 14,8% 16,0% 12,3% 15,3% 14,5% 14,6% 4 HHC 24,6% 21,9% 21,2% 18,5% 18,4% 20,9% 5 IFS 24,3% 15,0% 16,0% -132,0% 3,0% -14,7% 6 KDC 19,5% 29,2% 9,1% -4,1% 19,9% 14,7% 7 LAF 11,8% -19,1% 23,8% 0,0% 20,2% 7,3% 8 NKD 21,7% 30,4% 28,2% 0,4% 30,2% 22,2% 9 SAF 18,6% 23,7% 25,0% 27,2% 29,7% 24,8% 10 SGC 28,9% 28,6% 27,7% 21,8% 23,4% 26,1% 11 TAC 17,1% 17,9% 35,5% 3,9% 9,4% 16,8% 12 HNM 38,3% 6,2% 6,9% -28,6% 8,3% 6,2% 13 VNM 28,1% 27,4% 22,9% 26,8% 36,8% 28,4% 14 LSS 0,0% 13,5% 13,5% 12,9% 23,6% 12,7% 15 SBT 9,9% 13,6% 11,9% 5,6% 12,7% 10,7% 16 SEC 28,2% 24,8% 26,5% Trung bình 20,2% 16,6% 18,7% -1,1% 19,6% 15,1%

Nguồn: Số liệu được tính dựa trên báo tài chính của 16 cổ phần

Sang năm 2009, ROE có cải thiện. Tỷ lệ ROE trung bình của năm 2009 tăng so với ROE trung bình năm 2008 hơn 20%. Mặc dù, năm 2008 các công ty chịu nhiều ảnh hưởng của cuộc suy thoái kinh tế thế giới, nhưng một số cơng ty trong ngành đã vượt qua những khó khăn của nền kinh tế, tỉ suất ROE khá cao trong năm 2009, như BHS; LAF, NKD; SAF; SGC, HNM; VNM; LSS. Đáng chú ý là các cơng ty này có ROE cao trong năm 2009 lại là những cơng ty có ROE giảm nhiều nhất trong năm 2008. Hầu hết các công ty của ngành thực phẩm không đầu tư chứng khốn, nên việc trích các khoảng dự phịng đầu tư chứng khốn đều khơng có. Đây là một vấn đề gặp phải của hầu hết các công ty thuộc các ngành khác gặp phải, đã ảnh hưởng mạnh đến lợi nhuận của các công

ty trong năm 2008.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Chương 2 tập trung phân tích ngành thực phẩm và các công ty trong ngành được niêm yết trên TTCK. Quy mô của các công ty ngày càng lớn dần, do tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam trên 7 % trong giai đoạn từ năm 2005-2009, gồm những nội dung sau đây :

Phân tích tình hình phát triển kinh tế Việt Nam giai đoạn từ năm 2005- 2009, trong đó nêu bật được những thuận lợi, khó khăn mà nền kinh tế đối mặt khi hội nhập vào nền kinh tế thế giới.

Phân tích ngành thực phẩm bao gồm 3 nhóm ngành như bánh kẹo, mía đường và sữa. Sử dụng phân tích SWOT để nêu bật những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ của các công ty trong ngành thực phẩm trong giai đoạn từ 2005- 2009 và dự báo trong tương lai.

Phân tích cấu trúc vốn của các cơng ty trong ngành, trong đó nêu bật một số đặc điểm như sau : các công ty sử dụng tỷ số nợ khá cao, chủ yếu là nợ ngắn hạn để mua nguyên vật liệu dùng trong sản xuất; phần lớn các công ty sử dụng các nguồn vốn như lợi nhuận giữ lại, phát hành cổ phiếu để đầu tư. Mức độ rủi ro về tài chính đang được kiểm soát tốt, EBIT tương đối lớn, khả năng thanh toán lãi vay và nợ gốc cao. Tuy nhiên, một số cơng ty có tỷ lệ nợ trên tổng tài sản hơn 40% sẽ xuất hiện một số rủi ro về kinh doanh và tài chính.

Hiệu quả về sử dụng vốn của các cơng ty trong ngành tương đối tốt và có xu hướng tăng qua các năm, riêng năm 2008 do ảnh hưởng của cuộc suy thoái kinh tế đã làm cho ROE bình quân ngành giảm. Qua phân tích, dấu hiệu trên xuất phát từ một vài cơng ty có ROE giảm mạnh như IFS, HNM ảnh hưởng đến ROE của ngành.

Chương 3 CÁC NHÂN TỐ TRONG THỰC NGHIỆM TÁC ĐỘNG ĐẾN CẤU TRÚC VỐN VÀ MƠ HÌNH CẤU TRÚC VỐN CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT NGÀNH THỰC PHẨM

3.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn được nghiên cứu trong thực nghiệm

3.1.1 Tăng trưởng

Với các công ty tăng trưởng sẽ giới hạn sử dụng nợ vay. Nghiên cứu Jung (1996) đã cho thấy, các công ty nên sử dụng vốn tự có cho đầu tư phát triển nhằm giảm chi phí trung gian giữa cổ đông và nhà quản trị; Đối với các cơng ty có tiềm năng tăng trưởng thấp hơn thì nên sử dụng nợ (Jensen, 1986; Stuls,1990).

Myer(1977) cho rằng các cơng ty tăng trưởng có thể đầu tư khơng đạt mức tối ưu, và các tổ chức tín dụng sẽ lưỡng lự cho vay dài hạn. Vấn đề này có thể giải quyết bằng nợ ngắn hạn (Timan và Wessel, 1988) hoặc bằng trái phiếu chuyển đổi (Jensen và Mecking, 1976; Smith và Warner, 1979). Theo lý thuyết trật tư phân hạng, các công ty tăng trưởng với nhu cầu tài trợ mạnh sẽ thích phát hành cổ phiếu hơn tránh được vấn đề về thông tin bất cân xứng khi đi vay nợ. Nếu những cơng ty này có quan hệ tốt với các ngân hàng, họ sẽ ít gặp các vấn đề về thông tin bất cân xứng hơn, và họ có thể tiếp cận tốt với các khoản vay dài hạn.

Nhân tố để đại diện cho tăng trưởng là tỉ số P/B, nghĩa là tỉ số giữa giá trị thị trường/giá trị sổ sách. Những công ty tăng trưởng có tỉ số này cao hơn các công ty tăng trưởng thấp hơn. Rajan và Zingales (1995) đã chứng minh mối quan hệ nghịch biến giữa nhân tố tăng trưởng và đòn cân nợ. Họ đề nghị các công ty tăng trưởng phát hành cổ phiếu khi giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán cao. Điều này cũng được Hovakiman (2001), giá cổ phiếu tăng thường có liên quan đến khả năng trưởng của Cơng ty và dẫn đến giảm tỉ lệ nợ.

3.1.2 Qui mô cơng ty

Các cơng ty lớn có khuynh hướng đa dạng hóa lĩnh vực kinh doanh, do đó dịng tiền sẽ ít biến động. Qui mơ cơng ty có thể quan hệ ngược chiều với khả năng phá sản (Titman and Wessels, 1988; Rajan và Zingales, 1995). Ferri và Jones (1979) nhận định các công ty lớn thường dễ tiếp cận với thị trường hơn và có điều kiện vay mượn

hơn. Với các cơng ty nhỏ, có sự xung đột giữa tổ chức tín dụng và nhà đầu tư, thường đối với cơng ty nhỏ các nhà điều hành thường là chủ doanh nghiệp khó tiếp cận được nguồn vốn vay dài hạn nên họ thường chuyển sang hướng khác (Grinblatt và Titman, 1998). Vấn đề này đã làm dịu bớt việc sử dụng nợ ngắn hạn, trái phiếu chuyển đổi cũng như vay các khoản nợ dài hạn từ ngân hàng. Những nghiên cứu thực nghiệm đã chứng thực có mối quan quan hệ giữa qui mơ cơng ty và địn cân nợ (Rajan và Zingle, 1995; Frank và Goyal, 2002; Booth et al, 2001). Ở Đức, Rajan và Zingle (1995) đã chứng thực có tồn tại quan hệ nghịch biến. Kremp (1999) đã kiểm định lại kết quả của Rajan và Zingle (1995) của các công ty Đức và tranh luận mối quan hệ nghịch biến không phải nguyên nhân từ thông tin bất cân xứng

3.1.3 Khả năng sinh lợi

Một trong những tranh luận lý thuyết chính được quan tâm là mối quan hệ giữa địn cân nợ và khả năng sinh lợi của công ty. Theo lý thuyết trật tự phân hạng, các cơng ty thích tài trợ vốn tự có hơn, kế đến nợ và cuối cùng phát hành cổ phiếu. Đối với các cơng ty có khả năng sinh lợi cao thường thích tài trợ vốn tự có hơn, nhiều nghiên cứu thực nghiệm đã cho thấy có mối quan hệ nghịch biến giữa đòn cân nợ và khả năng sinh lợi (Harris và Raviv, 1991; Rajan và Zingales, 1995; Booth et al, 2001). Theo lý thuyết đánh đổi có quan điểm trái ngược với lý thuyết trật tự phân hạng, khi cơng ty có khả năng sinh lợi, họ thích vay nợ nhiều hơn để hưởng lợi từ tấm chắn thuế. Vì với những cơng ty có khả năng sinh lợi , thì khả năng trả được nợ là rất cao.

3.1.4 sản thế chấp

Tài sản hữu hình được xem có tác động đến quyết định vay nợ của các công ty, nguyên nhân tài sản hữu hình ít gặp các vấn đề về thơng tin bất cân xứng và có giá trị hơn các tài sản vơ hình trong trường hợp phá sản. Những rủi ro tín dụng có thể giảm khi các cơng ty thế chấp tài sản hữu hình. Đây là những tín hiệu tích cực đối với các tổ chức tín dụng có thể bán các tài sản thế chấp trong trường hợp không trả được nợ. Theo Scott (1977), một cơng ty có thể tăng giá trị cổ phần khi phát hành tài sản nợ có thế chấp khi các tổ chức tín dụng khơng bảo đảm cho vay.

Với vấn đề chi phí trung gian giữa các nhà điều hành và cổ đông, Theo Harris và Raviv (1990) các cơng ty có nhiều tài sản hữu hình nên vay nợ nhiều hơn. Thực vậy,

bằng cách gia tăng đòn cân nợ, khả năng sinh lợi sẽ cao hơn và mang lại lợi ích cho cổ đông.

Lý thuyết trật tư phân hạng cho rằng, các cơng ty có ít tài sản hữu hình thường gặp các vấn đề về thông tin bất cân xứng. Những công ty này thường phát hành nợ hơn là cổ phần khi họ cần vốn để đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh. Do đó, có mối quan hệ nghịch biến giữa nhân tố tài sản thế chấp và đòn cân nợ. Phần lớn các nghiên cứu thực nghiệm đều có kết quả đều chứng minh có mối quan hệ giữa tài sản thế chấp và đòn cân nợ (Rajan và Zingales, 1995; Kremp, 1999; Frank và Goyal, 2002).

3.1.5 Rủi ro hoạt động

Khi sử dụng nợ vay làm ảnh hưởng đến lợi nhuận rịng. Các cơng ty có mức độ rủi ro cao sẽ làm giảm biến động lợi nhuận ròng bằng cách giảm vay nợ. Do đó, rủi ro phá sản sẽ giảm, và khả năng hưởng lợi từ tấm chắn thuế sẽ tăng. Theo lý thuyết trật tự phân hạng thì khi có quan hệ nghịch biến giữa đòn cân nợ và rủi ro hoạt động, các cơng ty có mức độ biến động cao thường tích lũy tiền trong những năm thuận lợi và

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cấu trúc vốn doanh nghiệp niêm yết sàn chứng khoán (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(100 trang)
w